11 ứng dụng của màng chống thấm HDPE trong sản xuất nông nghiệp
Ngày đăng: 18 March, 2022
Màng chống thấm HDPE sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với nhiều ứng dụng quan trọng. Góp phần nâng cao năng suất, giảm thời gian canh tác, giảm chi phí nhân công và nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi. Để hiểu sâu hơn về những lợi ích đó. Trong bài viết này Phú An Nam xin giới thiệu cụ thể đến quý vị.
Như chúng ta đã biết. Màng chống thấm HDPE được sản xuất từ hạt Polyethylene hàm lượng cao có khả năng chống chịu với môi trường rất tốt; Có tuổi thọ lên tới 20 năm; Và đặc biệt có được chứng nhận an toàn, không gây hại cho người, rất thân thiện với môi trường. Màng chống thấm HDPE còn giúp ngành nông nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí sản xuất; Nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là trong các ứng dụng sau đây.
Mục lục
Dự trữ nước tưới tiêu
Nước tưới là vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp; Nhất là vào mùa khô hạn ít mưa; Nếu không có đủ nước, cây trồng không thể sinh trưởng tốt, ảnh hưởng lớn tới năng suất. Nguồn nước tưới thường lấy từ tự nhiên như sông, suối, ao, hồ hoặc đến từ mạch nước ngầm thông qua đào giếng, dự trữ nước mưa trong hồ chứa. Vào mùa khô, lượng nước tưới tiêu thường thiếu hụt do ít mưa. Người nông dân phải tìm rất nhiều giải pháp khắc phục để bảo vệ cây trồng; Một trong các biện pháp hữu hiệu đó là thi công hồ chứa nước bằng màng chống thấm HDPE.
Cách lựa chọn
Để thi công hồ chứa nước tưới tiêu bằng màng chống thấm HDPE nên lựa chọn màng HDPE có độ dày từ 0.5mm đến 0.75mm; Khổ lớn nhất theo nhà sản xuất để hạn chế các đường phải dán nối.
Cách thi công
Cần khảo sát thực địa, lựa chọn vị trí thi công hồ chứa sao cho hợp lý nhất. Vị trí làm hồ cần gần nhất với điểm dẫn nguồn nước, nguồn tích nước. Diện tích, thể tích cần tính toán để đảm bảo nhu cầu sử dụng thực tế và phải đảm bảo diện tích trong hồ thấp hơn bờ kè ít nhất 60cm. Nếu hồ chứa nước có chiều sâu trên 6m thì cần làm thêm mái nghỉ.
Bước thi công tiếp theo là cần làm rãnh xung quanh bờ kè để cố định lớp màng chống thấm HDPE. Yêu cầu ở bước này là cần đặt lớp màng HDPE cách mép hồ tối thiểu 50cm, chiều sâu và rộng tối thiểu 50cm.
Kiểm tra các đường nối và nghiệm thu công trình hồ chứa dùng màng chống thấm HDPE. Nếu trong quá trình trải bạt, màng chống thấm HDPE bị rách, cần dùng máy hàn đùn để vá lại chỗ rách, tránh thất thoát nước sau này.
11 ứng dụng của màng chống thấm HDPE trong sản xuất nông nghiệp.
Ưu điểm
Màng chống thấm HDPE được làm từ các thành phần an toàn; Không gây hại cho con người và môi trường nên chất lượng nước trong hồ chứa nước sử dụng màng chống thấm HDPE hoàn toàn có thể sử dụng để tưới tiêu và trong sinh hoạt.
Độ bền của màng chống thấm HDPE rất cao. Tuổi thọ vật liệu lên tới 20 năm, giúp tuổi thọ công trình hồ chứa nước tưới tiêu sử dụng màng chống thấm HDPE cũng rất cao. Trừ trường hợp bị hư hại lớn do thiên tai, bão lũ. Nếu không công trình có thể sử dụng trên 10 năm. Phần hư hại có thể thay thế bằng lớp màng chống thấm HDPE mới.
Hồ chứa nước tưới tiêu sử dụng màng chống thấm HDPE có chi phí đầu tư ban đầu khá thấp. Thi công cũng đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều máy móc và nhân công nên tiết kiệm được đáng kể so với các biện pháp thi công khác như xây hồ bằng gạch, xi măng…
Hồ chứa nước dùng màng chống thấm HDPE còn có tính năng ưu việt đó là chống thấm vào đất và hạn chế bay hơi, hạn chế tối đa sự thất thoát trong quá trình lưu trữ nước mà nhiều phương pháp khác còn hạn chế.
Màng chống thấm HDPE được dùng làm hồ chứa nước
Làm muối
Màng chống thấm HDPE ứng dụng trong sản xuất muối giúp tăng năng suất muối, đảm bảo độ sạch, rút ngắn thời gian kết tinh, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập của người dân làm muối.
Cách lựa chọn màng chống thấm HDPE để sản xuất muối
Nên lựa chọn màng chống thấm HDPE có khổ rộng và phù hợp với kích thước ruộng muối để hạn chế đường hàn dán.
Phương án thi công.
Làm phẳng nền ruộng, dọn dẹp sạch tạp chất, đá, sỏi, vật cứng có thể làm thủng màng chống thấm HDPE.
Trải phủ màng chống thấm HDPE với kích thước phù hợp lên ruộng muối.
Hàn dán các điểm nối tiếp giữa 2 màng:
Chuẩn bị dụng cụ cào muối nhẵn mịn; Không góc cạnh để tránh làm rách màng HDPE.
Dẫn nước vào ruộng để vệ sinh và kiểm tra rò rỉ. Sau khi hoàn tất là có thể trực tiếp đưa vào sử dụng.
Ưu điểm
Hạt muối kết tinh khi sử dụng màng chống thấm HDPE có màu trắng sáng, rất ít tạp chất, có giá thu mua cao.
Thời gian kết tinh 1 chu kỳ làm muối chỉ còn khoảng 6 ngày, giảm 4 ngày so với thông thường.
Dễ dàng thu hoạch; Giảm lượng muối tồn trên bề mặt ruộng do màng HDPE láng mịn, rất dễ cào.
Vệ sinh ruộng muối dễ dàng và nhanh chóng.
Tiết kiệm chi phí đầu tư do màng chống thấm HDPE có độ bền cao; Tuổi thọ lâu dài, tái sử dụng được nhiều lần.
Ngoài 2 ứng dụng kể trên; Còn rất nhiều ứng dụng khác của màng chống thấm HDPE có thể dùng trong nông nghiệp. Mang lại hiệu quả thiết thực, mời quý vị đón đọc phần tiếp theo về chủ đề này.
Màng chống thấm HDPE được dùng trong nông nghiệp
Tiếp theo phần 1 về bài viết 11 ứng dụng của màng chống thấm HDPE, Phú An Nam xin tiếp tục gửi đến quý vị và các bạn một số ứng dụng hữu ích khác trong bài viết dưới đây.
Trồng cà chua
Cà chua là một giống cây trồng phổ biến tại nhiều vùng miền trên cả nước. Quả có vị chua nhẹ, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, B và beta carotene giúp chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, giảm thiểu khả năng tử vong do các bệnh tim mạch, tăng cường sức đề kháng và là thành phần của nhiều công thức làm đẹp, giảm cân, giữ dáng vô cùng hiệu quả.
Để nâng cao năng suất cà chua và đảm bảo chất lượng loại quả này, mô hình trồng cà chua sử dụng màng HDPE đã ra đời và mang lại hiệu quả vô cùng rõ rệt. Màng HDPE giúp ngăn ngừa cỏ dại, sâu bệnh, giữ độ ẩm cho đất,… cây trồng phát triển tốt, cho trái to, ngon, đều, đẹp có giá trị dinh dưỡng và giá cả vượt trội.
Cách lựa chọn
Lựa chọn màng chống thấm HDPE khi trồng cà chua phụ thuộc vào diện tích mặt luống, độ dày 0,2mm -0,3mm là hợp lý. Nên chọn loại màng HDPE có màu trắng để kháng tia cực tím. Cà chua là loại cây ngắn ngày nên không cần chọn loại khổ to và dày.
Cách thi công
Tiến hành lên luống, chuẩn bị đất trồng cà chua.
Phủ một lớp màng HDPE lên toàn bộ bề mặt luống đất.
Dùng dao, kéo đục một số đường tản nhiệt trên lớp màng phủ.
Dùng dao, kéo đục các lỗ nhỏ cách đều chuẩn bị để trồng cây.
Ưu điểm
Màng HDPE thường được dùng nhiều khi trồng cà chua trong môi trường nhà lưới, nhà kính, kết hợp với các phương pháp hữu cơ để đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, giá bán tốt, giúp người nông dân có thêm thu nhập.
Trồng cà chua sử dụng màng HDPE thường vào mùa khô, ít mưa giúp giữ độ ẩm cho đất trồng, hạn chế mất nước, giảm thời gian chăm sóc cây trồng.
Phương pháp sử dụng màng HDPE còn giúp mặt luống sạch, mẫu mã quả cà chua bóng đẹp, hạn chế mầm vi khuẩn, sâu bệnh tiếp xúc với cây trồng và quả cà chua chín.
Do lớp màng HDPE phủ kín mặt luống, cũng làm giảm cỏ dại, giảm mất chất dinh dưỡng do cỏ và xói mòn, giúp cây cà chua phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Độ bền của màng HDPE lên tới 20 năm, có thể tái chế trong nhiều vụ, chỉ cần giặt sạch, phơi khô và lưu trữ, giúp tiết kiệm chi phí canh tác rất lớn cho người nông dân.
Lưu ý
Hạn chế dùng màng HDPE vào vụ có lượng mưa lớn. Do lượng ẩm lớn, hơi nước không bốc hơi kịp sẽ làm cây cà chua dễ bị úng nước, thối rễ.
Trồng dâu tây
Dâu tây là loại quả phổ biến, có màu đỏ tươi, mọng nước, giàu vitamin C và hương thơm đặc trưng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn như bánh kem, mứt, sữa trái cây, nước trái cây và là hương hiệu, nguyên liệu trong nhiều sản phẩm như kẹo, xà phòng, nước hoa…
Việc canh tác dâu tây cho thương mại phổ biến là phương pháp nhựa hóa. Theo phương pháp này, luống đất được chuẩn bị, khử trùng và phủ lớp màng nhựa HDPE ngăn cỏ dại và xói mòn. Cây giống dâu tây được ươm đủ lớn, trồng vào các vị trí đã được đục lỗ sẵn trên lớp màng HDPE (tương tự như canh tác cà chua).
Lựa chọn màng HDPE khi trồng dâu tây nên dùng loại có độ dày 0,2 mm -0,3mm.
Trồng dưa leo
Dưa leo (Dưa chuột) là một loại quả phổ biến giàu chất xơ và vitamin dùng để chế biến nhiều món ăn như salad, nộm, dưa muối, món xào và là nguyên liệu không thể thiếu để giảm cân và làm đẹp.
Đây cũng là một giống cây có thể áp dụng phương pháp nhựa hóa với màng HDPE để giữ độ ẩm cho đất, hạn chế xói mòn, giảm cỏ dại và mầm bệnh, cho thành quả là những trái dưa chuột sạch và thơm ngon.
Cách lựa chọn màng HDPE để trồng dưa chuột có thể dùng loại màng có độ dày 0,2mm -0,3mm, kích thước tùy theo diện tích mặt luống.
Trồng dưa lưới
Dưa lưới là loại cây trồng ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và vitamin, vị ngọt, thơm ngon. Được trồng được nhiều vụ trong năm, thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam.
Trồng dưa lưới bằng phương pháp phủ màng chống thấm HDPE . Giúp cây dưa lưới có môi trường phát triển tốt hơn, cho trái thêm to, ngọt. Đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng giá trị thương mại.
Sử dụng màng chống thấm HDPE trong sản xuất dưa lưới có thể dùng loại có độ dày 0.2 mm – 0.4 mm, kích thước tùy theo diện tích luống.
Trồng dưa hấu
Dưa hấu là cây trồng để lấy quả, thịt quả ngọt, mọng nước, thường có màu đỏ, có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài là một trái cây giúp giải khát, nguyên liệu nấu ăn, dưa hấu còn có nhiều tác dụng với sức khỏe như hạ huyết áp, ngừa ung thư, hen suyễn, mát phổi, nhuận tràng…
Dưa hấu cũng là một cây trồng ngắn ngày, nhiều giống dưa mới có thể thu hoạch quả trong khoảng 100 ngày. Dưa hấu thường được trồng với phương pháp phủ màng HDPE trên luống để hạn chế cỏ dại, sâu bọ, giữ ẩm đất, chống xói mòn. Phương pháp này cũng giúp mẫu mã quả dưa hấu trông đẹp , và sạch hơn do không phải tiếp xúc trực tiếp với đất.
Lựa chọn màng HDPE để trồng dưa hấu có thể dùng loại 0.2 mm – 0.4 mm.
Trồng dưa gang
Dưa gang thuộc họ dưa chuột, quả căng mọng nước, có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và chất xơ. Được nhiều người yêu thích cũng được trồng rất phổ biến ở Việt Nam.
Trồng dưa gang bằng phương pháp phủ màng HDPE cũng rất phổ biến, nhất là vào mùa đông để giữ nước, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.
Nên lựa chọn lớp màng phủ có độ dày 0.2 mm – 0.3 mm. Kích thước tương đương mặt luống để tiết kiệm chi phí và tái chế trong nhiều mùa vụ.
Ngoài những ứng dụng trong nông nghiệp kể trên. Màng HDPE còn được sử dụng để nuôi tôm, nuôi heo, làm hầm biogas… Mời quý vị đón đọc phần tiếp theo để hiểu rõ hơn về các ứng dụng này.
Ứng dụng màng HDPE trong nông nghiệp thể hiện rất đa dạng. Từ làm hồ chứa nước tưới tiêu, làm muối đến canh tác các loại cây trồng. Trong bài viết này, Phú An Nam xin tiếp tục gửi đến quý vị phần tiếp theo . Là ứng dụng của màng HDPE trong chăn nuôi heo , và nuôi tôm cũng như làm hầm biogas để xử lý chất thải nông nghiệp. Mời các bạn đón đọc.
Nuôi tôm – Ứng dụng của màng chống thấm HDPE
Tôm là loại thủy hải sản rất giàu protein, là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho con người. Ở Việt Nam, nuôi tôm là ngành nghề mang lại giá trị kinh tế rất cao. Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Phương pháp nuôi tôm sử dụng màng chống thấm HDPE được ứng dụng khá phổ biến trong những năm gần đây. Phương pháp này giúp kiểm soát lượng nước trong hồ nuôi, ổn định độ PH. Ngăn ngừa dịch bệnh. Lớp màng lót đáy nhựa HDPE an toàn với môi trường, có độ bền cao, chi phí thấp, dễ thi công mang lại hiệu quả kinh tế lớn.
Màng chống thấm HDPE được tập kết tại công trường chờ thi công
Phương án thi công
Thi công hồ nuôi tôm dùng màng chống thấm HDPE tương đối đơn giản. Đầu tiên cần quy hoạch khu vực hồ nuôi. Xác định vị trí, kích thước. Làm sạch mặt đáy hồ.
Phủ một lớp màng chống thấm HDPE lót đáy. Hàn nối đường ghép giữa các mảnh bạt.
Cố định phần bạt thừa bốn xung quanh hồ . Bằng cách đào rãnh sâu khoảng 50cm và chôn mép vào đất.
Kiểm tra lại hồ nuôi; Nếu có vết rách cần vá lại bằng máy hàn đùn.
Ưu điểm
Màng chống thấm HDPE làm hồ nuôi tôm làm từ nhựa nguyên sinh. Không hề gây hại cho con tôm mà còn giúp kiểm soát lượng lượng nước trong hồ, ổn định độ PH.
Độ bền của màng chống thấm HDPE rất cao. Dùng được trong nhiều vụ nuôi tôm mà không cần thay thế. Khi có vết rách, thủng cũng có thể vá bằng máy hàn đùn.
Tính chống thấm của màng HDPE còn giúp cách ly các hồ nuôi tôm lân cận. Nếu có bệnh dịch xảy ra thì sẽ kiểm soát được. Không để lây lan sang các hồ khác.
Hồ nuôi tôm dùng màng chống thấm HDPE còn có tính năng ưu việt . Đó là ngăn cách với lớp bùn đáy mặt đất. Hạn chế lượng tôm thất thoát khi thu hoạch do tập quán làm tổ trong bùn đất của tôm.
Màng chống thấm HDPE được dùng làm hồ chứa nước tại các công trình
Ứng dụng màng chống thấm HDPE trong chăn nuôi
Màng HDPE chống thấm ứng dụng trong việc nuôi heo đó làm làm lớp lót đáy trong bể xử lý chất thải của chuồng nuôi.
Do đặc tính chống thấm; Độ bền trên 20 năm, tính kháng sinh hóa; Lại thân thiện với môi trường thì màng HDPE là vật liệu thích hợp nhất sử dụng làm phần lót đáy trong các bể chứa nước thải trong quá trình chăn nuôi heo tạo ra. Lớp lót này sẽ ngăn cách vi sinh vật có hại xâm nhập vào nguồn đất, nguồn nước đến khu vực lân cận trang trại chăn nuôi.
Ở một số nơi, nếu được xử lý tốt, bể đựng nước thải có thể thi công thêm lớp màng HDPE trên mặt để ngăn mùi hôi bốc lên. Nếu được hàn kín sẽ tạo thành một túi khí lớn chứa gas, là một nguồn năng lượng sạch có thể dùng trong sinh hoạt.
Loại màng HDPE có độ dày 0,5mm là phù hợp khi làm bể chứa chất thải chăn nuôi heo vì giá thành hợp lý. Đủ để chịu áp lực nước trong bể và tác động của vi sinh vật có trong chất thải chăn nuôi.
Hầm Biogas
Trong nông nghiệp, làm hầm Biogas là một ứng dụng tiêu biểu sử dụng màng HDPE. Lớp màng này được sử dụng làm lớp lót hầm chứa chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, một lớp khác bọc kín để ngăn mùi hôi thối, vi khuẩn phát tán vào môi trường không khí.
Màng chống thấm HDPE được tập kết tại công trường chờ thi công
Cách lựa chọn
Lớp lót đáy có thể chọn loại có độ dày 1.0mm hay 1.5mm. Lớp phủ mặt nên chọn loại dày 1.5mm có chất lượng cao nhất để hạn chế sự cố sau này.
Cách thi công
Khảo sát địa hình khu chăn nuôi. Lựa chọn vị trí xây hầm biogas gần nguồn chất thải.
Đào hầm biogas, vệ sinh mặt đáy và phủ lớp màng chống thấm HDPE
Cố định mặt đáy, dựng khung để chuẩn bị bọc mặt phủ.
Phủ lớp màng thứ 2 để ngăn mùi, hàn kín với lớp đáy để tạo thành 1 túi khí lớn, thu được khí biogas sinh ra trong quá trình phân hủy phân của gia súc, gia cầm.
Kiểm tra các vết nối. Sử dụng dụng cụ hàn đùn để mối hàn chắc chắn nhất.
Thi công đường dẫn khí Biogas, hệ thống van khóa để có thể dẫn khí gas, sử dụng dễ dàng sau này.
Ưu điểm
Ngăn mùi hôi thối; Ngăn ngừa dịch bệnh và ô nhiễm không khí.
Ngăn chất thải ngấm vào đất; Chống ô nhiễm đất và nguồn nước.
Tích trữ khí đốt tự nhiên sinh ra trong quá trình phân hủy, có thể sử dụng trong sinh hoạt, an toàn và thân thiện với môi trường.
Chi phí thi công hợp lý, hiệu quả cao, độ bền lâu năm.
Màng chống thấm HDPE là giải pháp ưu việt được sử dụng rất phổ biến trong nông nghiệp Việt Nam và trên thế giới. Mang lại bước tiến dài trong việc tạo ra những sản phẩm an toàn, tươi ngon, giàu dinh dưỡng.
Để hiểu thêm về màng HDPE cũng như cần tư vấn; Hỗ trợ để thi công các công trình sử dụng màng chống thấm HDPE.
Quý vị và các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phú An Nam là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm màng chống thấm HDPE hàng đầu tại Việt Nam. Luôn được sự tin tưởng và lựa chọn của người tiêu dùng trên cả nước.
Màng chống thấm HDPE đang được thi công tại công trình