Các kỹ thuật trồng vải thiều cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam
Ngày đăng: 26 October, 2024
Vải thiều là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Loại cây được trồng nhiều ở Hải Dương và Bắc Giang mang đến năng suất cao trong nhiều năm qua. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kỹ thuật trồng vải thiều cũng như quy trình chăm sóc cây đem lại hiệu quả cao và có thể được trồng nhiều trên đất nước ta. Cùng tìm hiểu chi tiết với chúng tôi nhé.
Mục lục
Những điều cần chuẩn bị trước khi trồng vải thiều
Chọn giống vải thiều để trồng
Có rất nhiều loại vải giống cho bà con lựa chọn, trong đó nổi bật nhất là:
- Vải thiều Thanh Hà có trọng lượng từ 15-20gr/quả, hạt lép, ráo nước, ngọt thanh, có vị chua. Thường chín vào tháng 6, có tính ổn định cao.
- Vải thiều Phú Hộ có trọng lượng quả 30gr/quả, có 2 dạng quả hạt lép và quả tròn hạt to.
- Vải Xuân Đỉnh có quả to, vỏ màu đỏ thắm, chất lượng ngon.
Có thể chọn giống vải thiều bằng hạt, ghép, chiết cành
Trồng vải thiều bằng phương pháp ghép trồng trong túi bầu có kích thước từ 10x22cm. Đường kính gốc ghép từ 0,8 -1m, cành ghép 0,5-0,7cm, chiều dài cành ghép 30-40cm, có từ 2-3 cành cấp 1 trở lên.
Chọn đất
Vải thiều thích hợp với các vùng đất thoát nước tốt, tầng đất dày và độ dốc thấp. Đối với những vùng đồi núi, khi đưa cây lên đồi bà con cần lưu ý giữ ẩm tốt, đảm bảo cho cây khỏi lay gốc. Nhằm giúp tăng tỷ lệ sống sau trồng cao.Với đất đồi, cần chọn nơi có độ dốc thấp dưới 250C, phải trồng theo đường đồng mức và có băng cây chống xói mòn.
Thời vụ trồng
Thời điểm trổng vải thiều lý tưởng được trồng vào 2 vụ xuân, thu. Vụ xuân được trồng vào tháng 3,4. Vụ thu được trồng vào tháng 8,9. Mật độ trồng là 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 4m.
Các kỹ thuật trồng cây vải thiều cho bà con
Làm đất và đào hố trồng cây
Đất được lên luống để dễ thoát nước và chống ngập úng. Trong khu vực trồng vải, nên hạn chế chăn thả vật nuôi vì sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nước làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.
Đào hồ khi trồng cần chú ý đến điều kiện đất trồng. Đối với vùng đất bằng thấp thì nên đào hố rộng 70 – 80 cm, sâu 70 cm. Còn đối với đất đồi thì đào hố rộng 70 – 80 cm, sâu 80 – 100 cm.
Bón lót trước khi trồng
Khi đào hố cần bố trí lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt được trộn với lượng phân bón lót và lấp lên tới miệng hố. Lớp đất dưới đáy tạo thành vòng xung quanh hố. Đây là công đoạn được thực hiện trước khi trồng 1 tháng.
Hướng dẫn cách trồng
Đối với những hố đã đào sẵn thì tạo một hố nhỏ, xé bỏ túi bầu và đặt cây ở giữa. Dùng tay lấp đất và ấn chặt đất xung quanh miệng hố. Khi trồng xong cần dùng cọc để chèn xung quanh tránh gốc cây bị lung lay.
Cách chăm sóc cây vải thiều đạt năng suất cao
Hướng dẫn chăm sóc cây vải thiều đạt năng suất cao
- Thường xuyên cấp đủ nước cho cây, đặc biệt vào các mùa khô. Để hạn chế cỏ dại mọc thì cần sử dụng rơm rạ, cỏ khô đồng thời giúp gốc cây được cấp ẩm.
- Làm cỏ vệ sinh, xới gốc cho cây thường xuyên.
- Cắt tỉa, tạo hình cho cây bằng cách bấm ngọn. Tùy theo từng cấp độ để hướng dẫn bấm ngọn phù hợp. Thường lựa chọn những cành khỏe, ít cong vẹo để làm thân chính.
Các phương pháp bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây
Việc này cần được thực hiện đều đặn thường xuyên. Nhằm đảm bảo cây trồng có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
- Thực hiện bón lót bằng phân hữu cơ. Việc bón lót được thực hiện vào thời điểm làm đất, tăng độ phù nhiêu cho cây trồng. Tạo điều kiện cho cây có khả năng phát triển toàn diện.
- Đồng thời kết hợp với việc xới đất, làm cỏ, rắc vôi bột,… nhằm tạo điều kiện cho cây được phát triển tốt nhất.
- Bón thức cho cây được tiến hành đều đặn hàng năm, qua từng giai đoạn. Cây trồng được phát triển khỏe mạnh, ra hoa và kết trái chất lượng, có năng suất cao. Việc bón thúc hỗ trợ giúp cây trồng được cung cấp đủ dưỡng chất. Để phát triển nhanh chóng, sớm ra trái
- Ngoài ra còn có biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Để người dân đảm bảo được năng suất cây trồng và chất lượng quả sau khi thu hoạch. Cần có những phương pháp xử lý thích hợp tùy vào từng loại bệnh để đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh, có năng suất cao và thành phẩm tốt.
Thu hoạch và bảo quản vải thiều
Thu hoạch quả vải cho năng suất cao
- Trước khi thu hoạch vải thì ngừng phun thuốc xịt bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng trước 10 – 15 ngày
- Nên thu hoạch vải khi đạt độ chín để đạt chất lượng quả ngon nhất. Đặc biệt cần thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát để quả giữ được nước và chất lượng đảm bảo nhất.
- Sử dụng kéo cắt cành có độ sắc bén. Chùm quả cắt được đựng vào giỏ, sọt, đóng gói càng sớm càng tốt.
- Không để vải tiếp xúc trực tiếp với đất, tránh để qua đêm.
- Khi vận chuyển không xếp vải quá đầy, cần bao lót, che phủ để tránh ánh nắng chiếu vào và va chạm trong lúc vận chuyển.
Trên đây là những thông tin chi tiết về kỹ thuật trồng vải thiều cũng như cách chăm sóc cây vải thiều mang lại năng suất cao. Hy vọng với những chia sẻ từ Phú An Nam, bạn có thể áp dụng được trong công tác trồng trọt của mình. Cùng nhau phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại mùa màng bội thu!