Tổng hợp các loại màng nhà kính sử dụng phổ biến
Ngày đăng: 26 November, 2023
Hiện nay, có các loại màng nhà kính khác nhau trên thị trường, giúp người nông dân có nhiều sự lựa chọn phù hợp với mục đích sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bài viết tổng hợp về các loại màng nhà kính phổ biến nhất hiện nay, cung cấp thông tin về ưu nhược điểm để bạn tham khảo.
Mục lục
Màng nhà kính là gì?
Màng nhà kính là loại màng nilon có độ dày lớn hơn so với các loại màng nilon khác. Loại màng này được sản xuất từ nhựa PE thông qua hai phương pháp chính là thổi màng và cán màng bằng máy móc, thiết bị hiện đại. Sau quá trình sản xuất, màng nhà kính được cuộn lại thành cuộn với một lõi bằng nhựa hoặc lõi giấy ở giữa. Chúng thường có màu trắng đục trong, tạo khả năng xuyên sáng tốt và được phủ một lớp UV chống tia cực tím.
Các loại màng nhà kính phổ biến
Theo cấu tạo vật liệu, các loại màng nhà kính được phân làm 4 loại sau:
Polythyelene (PE) – màng nilon
Màng Polythyelene (PE), hay còn được gọi là màng nilon, là loại màng được sản xuất từ hạt nhựa PE nguyên chất. Màng PE được nung chảy ở nhiệt độ thích hợp trong máy đùn, sau đó đưa vào khuôn ép và làm nguội. Đây là loại màng thông dụng, dễ dàng tiếp cận và có chi phí thấp. Vì vậy, chúng thường là lựa chọn hàng đầu để sử dụng trong việc lắp đặt màng nhà kính trong nông nghiệp. Thông qua quá trình polyme hóa, các dẫn xuất của Polyethylene được sử dụng cho các mục đích khác nhau như:
- Trong gia đình: Màng PE được dùng để bọc thực phẩm để bảo vệ khỏi ruồi, muỗi và bụi bẩn. Ngoài ra, nó còn được dùng để che mưa, gió, bọc quần áo và nấu ăn.
- Trong công nghiệp: Dùng để bọc hàng hóa và pallet để bảo vệ chúng khỏi va đập, ẩm mốc khi di chuyển hoặc tránh bụi bặm.
- Trong nông nghiệp: Thường được dùng để bọc nông sản, che đất để tránh sâu bệnh, nấm mốc, cỏ dại và cũng được sử dụng làm nhà kính.
- Còn trong ngư nghiệp: Màng PE được sử dụng để bảo quản hải sản đông lạnh và lót bờ ao.
***Xem ngay bảng giá nilon lót sàn được cập nhật mới nhất tại Phú An Nam
Vinyl Acetate Ethylene copolymer (EVA)
Màng EVA là loại vật liệu phổ biến dùng để sản xuất màng nilon nhà kính, có tính cách nhiệt cao và đặc tính chống chịu cơ học tốt hơn PVC. Màng nhựa EVA thường có đặc tính chịu nhiệt tốt, khả năng chống UV và độ bền cao. Loại màng này còn có khả năng chống thấm nước tốt và có thể được sử dụng để bảo vệ cây trồng khỏi các yếu tố môi trường bên ngoài. Đặc tính linh hoạt và dễ dàng cắt và lắp ráp của màng EVA cũng làm cho màng nhà kính EVA trở thành một lựa chọn phổ biến trong nông nghiệp và trồng trọt.
Polyvinyl Chloride Vinyl (PVC)
PVC là vật liệu cứng và chắc được sử dụng để sản xuất màng nilon nhà kính. Tuy nhiên loại màng này thường nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, dễ bám bụi và dễ biến đổi màu sắc qua thời gian. Màng nhựa PVC được thiết kế với độ trong suốt cao, cho phép ánh sáng dễ dàng xuyên qua nên thường trở thành vật liệu lý tưởng cho việc trồng trọt. Sản phẩm này có độ bền rất cao, vượt trội so với các vật liệu khác. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, thường có mưa nhiều và bão vào mùa mưa, việc sử dụng màng nhựa PVC nhà kính sẽ giúp tạo sự chắc chắn mà không sợ bị bong tróc trong quá trình sử dụng. Điều này là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và giá thành của công trình.
Polycarbonate (PC)
Thường thì, polycarbonate được sử dụng để lợp phần vách nhà kính vì tính chất chống chịu nhiệt tốt và có độ bền cao. Ngoài ra, polycarbonate cũng có thể được sử dụng để làm cửa khoang cách ly trong nhà kính.
Ưu nhược điểm của các loại màng nhựa dùng để làm màng nhà kính
Dưới đây là bảng tổng hợp ưu và nhược điểm của các loại màng nhà kính theo các loại vật liệu:
Phân loại | Ưu điểm | Nhược điểm |
PE | – Giá rẻ, không cần nhiều vật liệu gia cố đi kèm, tiết kiệm chi phí.- Có khả năng khuếch tán ánh sáng cao và ít tạo bóng râm do sử dụng ít nẹp.- Độ co dãn tốt. | – Độ bền không cao bằng các vật liệu khác.- Sau một thời gian sử dụng, màng PE trở nên giòn và dễ bị rách.- Cần thay mới định kỳ 2-3 năm, gây tốn nhiều chi phí. |
EVA | – Cách nhiệt cao.- Chống chịu cơ học và tác động của tia cực tím tốt. | – Chi phí đắt hơn màng PE.- Tính mềm dẻo và cách nhiệt cao có thể ảnh hưởng đến lượng ánh sáng truyền qua màng. |
PVC | – Độ cứng cao.- Độ bền tốt. | – Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.- Dễ bám bụi và biến đổi màu sắc qua thời gian sử dụng. |
PC | – Có khả năng chịu đựng lâu dài lên đến 10 năm.- Chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa đá và nắng gắt. | – Sau một thời gian sử dụng, tấm màng PC có thể trở nên mờ và có vết ố vàng.- Dễ bị rêu phủ trên bề mặt.- Màng PC cũng có chi phí cao hơn so với màng PE. |
***Xem thêm: Sản phẩm màng HDPE chống thấm chính hãng tại Phú An Nam
Lựa chọn loại màng nhà kính phù hợp
Để đảm bảo hiệu quả sản xuất và bảo vệ cây trồng khỏi các tác động của thời tiết, việc lựa chọn các loại màng nhà kính phù hợp là rất quan trọng. Những yếu tố cần xem xét khi chọn loại màng nhà kính là: Tuổi thọ, điều kiện môi trường và khổ màng phù hợp để tối ưu chi phí.
Lựa chọn loại màng có tuổi thọ cao
Chọn loại màng có tuổi thọ cao là quan trọng vì màng nhà kính thường tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố thời tiết như mưa, gió, nắng và sương giá, dẫn đến việc dễ bị hư hỏng theo thời gian. Việc chọn loại màng có độ bền tốt và tuổi thọ cao sẽ nâng cao hiệu quả bảo vệ của nhà kính, giúp tiết kiệm chi phí tu sửa và thay mới trong dài hạn.
Lựa chọn loại màng phù hợp với điều kiện môi trường
Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và khí hậu tại từng khu vực, việc chọn các loại màng nhà kính phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất. Đối với khu vực có khí hậu lạnh, ít nắng, cần lựa chọn loại màng chịu được nhiệt độ thấp và có khả năng khuếch tán ánh sáng tốt. Trong khi đó, ở những khu vực có khí hậu nóng, việc chọn loại màng có độ khuếch tán ánh sáng lớn sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong nhà kính, đặc biệt là vào mùa hè.
Mua màng có khổ phù hợp để tiết kiệm chi phí
Cuối cùng, việc mua loại màng có khổ phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí. Xác định chiều ngang và chiều dài của màng và mua loại màng có khổ tương thích với kích thước mái sẽ giúp bạn lắp đặt dễ dàng và tiết kiệm ngân sách.
Một số các loại màng nhà kính phổ biến tại Việt Nam
Màng nhà kính là một công cụ hiệu quả để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao nhất, việc lựa chọn các loại màng nhà kính phù hợp với điều kiện là rất quan trọng. Dưới đây là một số loại màng nhà kính đang phổ biến hiện nay:
Màng Ginegar Israel
Màng nhà kính GineGar từ Israel với chất liệu PE và nhiều kích thước khác nhau, có khả năng chống UV và có độ bền cao. Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Israel. Đáp ứng các tiêu chuẩn và kích thước phù hợp cho các công trình nhà kính quy mô lớn, đặc biệt là ở các khu vực có khí hậu khắc nghiệt. Ginegar (Israel) là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới trong việc sản xuất màng polyethylene được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là màng phủ nhà kính. Tất cả các dây chuyền sản xuất màng phủ nhà kính của Ginegar tuân thủ các yêu cầu quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
Politiv nhập khẩu Israel
Các loại màng nhà kính Politiv có nguồn gốc từ Israel, không phổ biến như Ginegar nhưng vẫn đảm bảo chất lượng không thua kém. Điểm nổi bật của sản phẩm này là lớp màng phủ chất lượng cao, độ bền lâu dài và giá cả cạnh tranh khi so sánh với màng Ginegar nhập khẩu. Sản phẩm có độ trong suốt cao, độ bền dẻo tốt, chống tia UV và khả năng khuếch tán ánh sáng. Màng nhà kính Politiv có nhiều khổ rộng khác nhau để lựa chọn phù hợp cho từng dự án và diện tích. Màng còn giữ nhiệt cao, giúp tiết kiệm chi phí sưởi (20%-25%) cho các nhà kính trang bị máy sưởi.
Apollo nhập khẩu Hàn Quốc
Màng Apollo được sản xuất tại Hàn Quốc với công nghệ thổi màng và cán màng tiên tiến. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn nông nghiệp châu Âu và có chất lượng cao. Màng Apollo được đóng thành cuộn với nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng.
SkyCoat nhập khẩu Nhật Bản
SkyCoat là loại màng được chế tạo từ vật liệu PO (polyolefin) và có cấu tạo 5 lớp độc đáo được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản. Sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi trội như độ bền cao, dễ lắp ráp và sử dụng nhờ cấu tạo 5 lớp film trên bề mặt. Đặc biệt, màng SkyCoat có khả năng chống đọng sương, nhỏ giọt, sương mù và bám dính bụi. Sản phẩm rất thích hợp cho các vùng có khí hậu lạnh và độ ẩm cao. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin mà Phú An Nam cung cấp ở đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại màng nhà kính và có thêm kiến thức để lựa chọn phù hợp cho công việc của mình.