Các loại móng công trình trong xây dựng mà gia chủ nên biết

Ngày đăng: 21 April, 2023

Bất kể một công trình xây dựng nào khi thi công thì cũng cần chú trọng đến phần móng. Hệ thống móng nhà vững chắc sẽ giúp ngôi nhà bền vững cùng thời gian. Vậy đâu là các loại móng công trình trong xây dựng bền chắc, được sử dụng nhiều? Phú An Nam sẽ trình bày chi tiết ở dưới đây.

Một số loại móng của công trình xây dựng

Một số loại móng của công trình xây dựng

Móng đơn trong xây dựng

 

Loại móng đơn

Loại móng đơn

Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát vào nhau có tác dụng chịu lực.
Hình dạng của móng đơn có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật. Kích thước của móng được tính dựa trên tải trọng mà cột chịu phải và khả năng chịu lực an toàn của đất. Người ta thường dùng móng đơn hình chữ nhật khi móng chịu lực có tải trọng lệch tâm hoặc lực ngang.

Các loại móng công trình trong xây dựng – Móng bè

 

Móng bè được dàn trải trên toàn bộ diện tích công trình

Móng bè được dàn trải trên toàn bộ diện tích công trình

Móng bè được dàn trải trên toàn bộ diện tích của công trình để chịu tải trọng kết cấu nặng từ cột, tường và các kết cấu bên trên.
Móng bè thường được sử dụng ở những nơi đất nền yếu, sức kháng nén yếu.

>>> Xem thêm: Biện pháp nilon lót sàn đổ bê tông chống thấm hiệu quả

Loại móng băng

Móng băng có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau để đỡ tường hoặc hàng cột.
Khi thi công móng băng, người ta sẽ đào móng quanh khuôn viên công trình. Hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng thường được dùng nhất bởi nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
Các loại móng băng trong xây dựng có thể là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp.

Móng cọc trong xây dựng

Móng cọc trong xây dựng

Móng cọc bê tông cốt thép

Móng cọc bê tông cốt thép thường được đúc sẵn dùng để chuyển tải trọng nặng từ kết cấu bên trên xuống lớp đá cứng sâu bên dưới. Đây là tầng đất cứng không thể sử dụng móng nông như móng băng và móng bè. Cách này sẽ giúp ngăn chặn sự nâng lên của cấu trúc do tải trọng bên trên. Điển hình như lực tác động của đất và gió.
Móng cọc bê tông thường sử dụng cho những loại đất có điều kiện gần mặt đất không thích hợp chịu tải nặng.

Móng cọc khoan nhồi

 

Các loại móng công trình trong xây dựng – Móng cọc khoan nhồi

Các loại móng công trình trong xây dựng – Móng cọc khoan nhồi

Loại móng cọc khoan nhồi cũng là móng sâu tương tự như móng cọc bê tông cốt thép. Tuy nhiên, loại móng này thường được đúc tại chỗ với công suất lớn. Nhờ đó chống lại tải trọng từ cấu trúc thông qua lực cản trục, lực cản chân hay kết hợp hai yếu tố này.
Móng cọc khoan nhồi có thể truyền tải trọng lớn hơn móng cọc cốt thép. Nó thường được sử dụng ở những nơi có độ sâu địa tầng cứng dưới mặt đất. Thường nằm trong khoảng 10m đến 100m (25 feet đến 300 feet).
Tuy nhiên móng cọc khoan không thích hợp ở nơi tồn tại tầm tích sâu, đất hạt lỏng, chứa nước. Nó cũng không thích hợp ở đất khó ổn định, dễ hình thành hang động. Hay những loại đất được tạo thành từ đá tảng.

>>> Xem thêm: Giấy dầu là gì? Báo giá giấy dầu lót đổ bên tông

Cách chọn móng nhà xây dựng phù hợp

Tìm hiểu các loại móng công trình trong xây dựng sẽ giúp bạn chọn loại móng nhà phù hợp nhất.
Để quá trình chọn móng nhà dễ dàng hơn, gia chủ có thể lưu ý đến những điều sau.

Nghiên cứu đặc điểm của nền đất xây dựng công trình

Nền đất xây dựng công trình có thể là đất sét, đất rời hay đất cát. Mỗi loại đất sẽ có từng đặc tính khác nhau. Do đó, cần phải khảo sát địa chất để tìm hiểu đặc điểm của đất nền, mực nước ngầm. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu chiều dày của lớp đất, khả năng chịu tải theo độ sâu.

Nghiên cứu tải trọng công trình để tìm các loại móng công trình trong xây dựng phù hợp

Tải trọng công trình truyền xuống nền móng là tổ hợp của nhiều tác động. Đó là trọng lượng của công trình, khối lượng nội thất trong nhà. Đồng thời cũng cần tính đến những tải trọng khác như: gió, bão, động đất, tác động con người.
Tải trọng công trình cũng dựa theo số tầng và vật liệu xây dựng. Nhà nhiều tầng thì sẽ có tải trọng càng lớn. Hay nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ tác động lớn hơn so với nhà gạch.

Nghiên cứu móng nhà của những công trình lân cận

Nếu bạn chưa biết nên làm móng nào thì có thể dựa vào những công trình lân cận. Bởi những khu đất gần nhau thường có đặc điểm và kết cấu tương đồng. Chủ đầu tư có thể tham khảo giải pháp thi công móng của những công trình xây dựng trước đó để áp dụng vào công trình của mình.
Tuy nhiên, việc làm này chỉ mang tính nhất thời. Để đảm bảo độ bền cho công trình thì gia chủ nên tham khảo đơn vị thi công chuyên nghiệp. Các kỹ sư sẽ khảo sát địa chất và tư vấn trực tiếp nhằm đem đến nền móng phù hợp cho gia chủ.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quý gia chủ hiểu rõ về các loại móng công trình trong xây dựng. Để có phương án thi công an toàn thì gia chủ nên tham khảo đơn vị thi công uy tín.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button