Các loại sân cỏ – sân bóng đá phổ biến nhất hiện nay
Ngày đăng: 2 January, 2024
Để có một sân bóng đá đẹp, đảm bảo chất lượng thì việc chọn cỏ, chăm sóc và bảo dưỡng vô cùng quan trọng. Hiện nay phổ biến nhất là sân cỏ tự nhiên và cỏ nhân tạo. Tìm hiểu về sân cỏ – sân bóng đá sẽ giúp đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Cũng như sở hữu được những thảm cỏ ưng ý, mượt mà nhất có thể.
Bóng đá là bộ môn thể thao vua luôn được nhiều người quan tâm và yêu thích
Mục lục
Những mặt sân cỏ – sân bóng đá phổ biến
Bóng đá vốn là bộ môn thể thao vua có lịch sử lâu dài và phát triển mạnh mẽ. Và trong bóng đá cũng chia ra nhiều thể loại khác nhau. Những bộ môn bóng đá phổ biến như là 11 người, 7 người, 5 người, bãi biển hay Futsal,… Tương tự mặt sân cũng sẽ có nhiều dạng khác nhau:
Mặt sân cỏ tự nhiên nền đất mềm, xốp
Mặt sân cỏ tự nhiên được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu chuyên nghiệp của bóng đá sân 11 người. Nền đất mềm, xốp sẽ có tác dụng giảm chấn thương cho đôi chân trong các pha bật nhảy tiếp đất. Mặt sân này cũng giúp cho trái bóng có độ nảy vừa phải để cầu thủ dễ dàng khống chế khi bóng bổng. Tuy nhiên với độ lớn nên khi chạy thì các cầu thủ phải tốn sức khá nhiều. Việc chăm sóc sân có tự nhiên trên nền đất mềm, xốp sẽ khó hơn so với các mặt sân khác.
Sân cỏ tự nhiên với nền đất mềm xốp sẽ tốn nhiều công chăm sóc
Mặt sân cỏ tự nhiên với nền đất cứng
Hiện nay, mặt sân cỏ tự nhiên với nền đất cứng đã quá quen thuộc với những người chơi bóng phong trào sân 11 người. Mặt sân dễ gây chấn thương hơn so với sân mềm xốp. Thậm chí còn có đá xanh bên trên bề mặt. Tuy nhiên ưu điểm của mặt sân này là dễ chăm sóc và bước chạy có phần nhẹ nhàng hơn.
>>> Xem thêm: Màng chống thấm hdpe
Mặt sân cỏ nhân tạo 3G (lót hạt cao su)
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì các nhà nghiên cứu đã tạo thêm thảm cỏ nhân tạo. Sân cỏ nhân tạo ngày càng phát triển và được sử dụng khá phổ biến. Bên cạnh đó cũng cần chất liệu rải lên để tăng độ bám bóng và độ nảy khi di chuyển. Sân cỏ – sân bóng đá nhân tạo được rải lót bằng các hạt cao su. Và các hạt cao su này rất dễ lọt vào giày và gây khó chịu. So với sân cỏ tự nhiên thì chi phí để chăm sóc sân nhân tạo sẽ thấp hơn. Nhưng nếu không may bị té, trầy xước thì các hạt cao su làm cho vết thương lâu lành. Thậm chí có phần nguy hiểm hơn khi bị thương ngoài da thông thường.
Sân cỏ nhân tạo có rải hạt cao su tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cầu thủ
Mặt sân cỏ nhân tạo 2G
Để tránh sự nguy hiểm của các hạt cao su thì sân cỏ nhân tạo 2G được đưa vào sử dụng. Cỏ nhân tạo 2G sử dụng chất liệu cát để rải đều khắp bề mặt sân bóng. Như vậy cát sẽ tạo cho quả bóng có độ nảy ổn định tốt hơn. Tuy nhiên khi trời mưa thì chơi trên mặt sân này sẽ khá bẩn.
Mặt sân sàn gỗ hoặc sàn thảm
Đây là mặt sân được sử dụng trong thi đấu Futsal chuyên nghiệp. Với đặc điểm bằng phẳng phù hợp với trái banh size 4 và đem lại những bước chạy nhanh. Các cầu thủ cũng không phải lo lắng về chấn thương hay bị té ngã. Nhưng đổi lại mặt sân này khiến cho bóng lăn nhanh hơn sân cỏ. Nếu như để mặt sân bị ướt thì nó sẽ khá trơn.
Tại Việt Nam sân cỏ – sân bóng đá loại gì?
Mặc dù quy trình trồng cỏ tự nhiên rất phức tạp, tốn kém khi chăm sóc. Nhưng hầu hết các sân bóng đá quốc tế và Việt Nam đều dùng cỏ tự nhiên. Đây là lựa chọn lý tưởng cho bộ môn thể thao vua. Ở nước ta thì cỏ làm sân bóng đá là loại cỏ lá gừng và Bermuda (hay còn gọi là cỏ lá kim). Với cỏ lá gừng thì chi phí làm mặt sân có thể khoảng 800 triệu đồng. Phí bảo dưỡng tầm 30 triệu đồng/ tháng và tuổi thọ khoảng 3 – 5 năm.
Sân cỏ tự nhiên khá phổ biến tại các sân vận động của Việt Nam
Đối với cỏ Bermuda của Mỹ thì chi phí làm mặt sân cao hơn lên tới 2 tỷ đồng. Phí bảo dưỡng là khoảng 50 triệu/tháng nhưng tuổi thọ cao từ 7 – 10 năm. Điển hình như sân vận động Lạch Tray đang sử dụng cỏ Bermuda của Mỹ. Còn các sân vận động Gò Đậu ở Bình Dương hay Tây Ninh & Long An, Nam Định,… đều dùng cỏ lá gừng.
Mặc dù cỏ Bermuda có ưu điểm về khả năng chịu ngập mặn, khô hạn tốt. Phù hợp với tiêu chuẩn thi đấu và điều kiện khí hậu nước ta. Nhưng vì chi phí làm sân và bảo dưỡng lớn nên các sân vận động đã chọn cỏ lá gừng. Chỉ cần biết cách bảo dưỡng, tưới nước cẩn thận thì vẫn có được mặt sân đẹp và chất lượng.
Vải địa dùng làm tầng lọc cho sân bóng đá là vải địa không dệt cường lực khoảng 12kN/m, tức là mã hàng ART12,TS 30
>> Xem thêm:
Báo giá giấy dầu lót đổ bê tông xi măng.
Báo giá nilon lót sàn đổ bê tông.
Bảng báo giá vải địa kỹ thuật.