CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT TRONG 1 DỰ ÁN

Ngày đăng: 30 November, 2023

Yêu cầu chung

  • Tất cả các chủng loại vật tư thiết bị trước khi đưa vào sử dụng phải có chứng chỉ kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu thiết kế của đơn vị kiểm tra độc lập có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam.
  • Quá trình thi công cần phối hợp các hồ sơ thiết kế của các hạng mục công trình khác có liên quan để bố trí các điểm dừng thi công, các vị trí chờ kết nối hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp, tránh việc thi công chồng chéo gây lãng phí.
  • Trong quá trình thi công nếu có hiện tượng gì bất thường (về điều kiện địa hình, địa chất lớp mặt, sạt lở hay bồi lấp đường bờ…) phải dừng ngay thi công và thông báo cho Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan biết để kịp thời xử lý.
  • Tất cả các thay đổi so với hồ sơ thiết kế quy định đều phải có ý kiến của đơn vị Tư vấn Thiết kế và Chủ đầu tư.
  • Trong quá trình thi công có những vấn đề vướng mắc cần xử lý phải báo cáo cho Chủ đầu tư và đơn vị Tư vấn Thiết kế biết để cùng nhau phối hợp giải quyết.

Trình tự các bước thi công chính

Quá trình triển khai thi công cần có sự phối hợp chặt chẽ với các công tác thi công để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công tổng thể của công trình, tránh chuyển vị của các công trình lân cận trong quá trình thi công và khai thác.

Trình tự, biện pháp thi công chi tiết sẽ do Nhà thầu lập và phải được Chủ đầu tư phê duyệt trước khi thi công. Trong hồ sơ nêu trình tự các bước thi công chính như sau:

Bước 1: Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công:

  • Bàn giao mặt bằng, chuẩn bị công trường, dọn dẹp công trường, thanh thải chướng ngại vật (nếu có), tập kết nhân lực, vật liệu, thiết bị tới công trường…
  • Định vị mặt bằng khu vực san lấp. Xác định các điểm khống chế và tuyến công trình (C, D, E, F, G).

Bước 2: Thi công lớp 1 (thi công dưới nước):

  • Đóng các cọc định vị ống vải địa dưới cùng.
  • Thi công trải vải địa gia cường đê bao (loại 1) lớp dưới từ mép ngoài ống vải địa phía ngoài (tầng 1) vào trong 40m. Trong quá thi công tiến hành đóng cọc để neo giữ định vị vải.
  • Thi công trải các ống vải địa theo phương dọc ống sau chồng lên ống trước 1 đoạn ≥ 3m.
  • Tiến hành thi công theo dạng cuốn chiếu, bơm cát lần lượt vào trong các ống vải địa cho đến khi bơm hết toàn bộ chiều dài tuyến đê.
  • Đặt các mốc quan trắc lún trong phạm vi san lấp để theo dõi lún sau này.
  • Đóng các cọc quan trắc chuyển vị ngang cách chân taluy phía ngoài
  • Cát san lấp được chở bằng sà lan từ các mỏ đến vị trí tập kết, sử dụng máy bơm, bơm cát vào bãi đến khi mặt lớp cát bằng mặt ống.
  • Hàng ngày quan trắc lún và chuyển vị ngang trong quá trình thi công.

Bước 3: Thi công lớp 2 (thi công vùng thủy triều lên xuống):

  • Thi công trải lớp vải địa gia cường đê bao (loại 2) lớp trên từ mép ngoài ống vải địa (tầng 2) vào trong 50m. Trong quá thi công tiến hành đóng cọc để neo giữ vải.
  • Thi công tuyến ống đê bao thứ 2, tương tự như tuyến ống thứ nhất. Bỏ lại 1 số ống chưa thi công ngay để thoát nước, sau khi thi công xong lớp 2 sẽ thi công các ống này để chặn lại. Tùy theo thực tế tại công trường mà bố trí số lượng và vị trí thoát nước cho phù hợp.
  • Tiếp tục bơm cát vào bãi đến khi mặt lớp cát bằng mặt ống thứ
  • Hàng ngày quan trắc lún và chuyển vị ngang trong quá trình thi công.
  • Ghi chú: Từ cao độ tự nhiên đến cao độ +3.5m (Hải đồ), chỉ tiến hành san gạt, không lu lèn. Tại cao độ +4.0m tiến hành san gạt, lu lèn đảm bảo độ chặt yêu cầu cho các lớp san lấp tương ứng ở cao độ +3.0m đạt K≥0.85; cao độ +3.5m đạt K≥0.90; cao độ +4.0m đạt K≥0.95. Công tác lấy mẫu thí nghiệm được tiến hành sau khi san lấp lu lèn tại cao độ +4.0m và phải tiến hành thi công thí điểm cho một khu vực nhất định trước khi tiến hành thi công đại trà.

Bước 4: Thi công lớp còn lại (thi công trên cạn):

  • Thi công xếp các túi vải địa phía trên trong phạm vi khu 1.
  • Tiếp tục bơm cát vào trong bãi đến cao độ hoàn thiện +5.0m (Hải đồ).
  • Hàng ngày quan trắc lún và chuyển vị ngang trong quá trình thi công.
  • Từ cao độ +4.0m đến +5.0m (Hải đồ), tiến hành san gạt và lu lèn theo từng lớp có chiều dày 0,5m. Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm độ chặt cho các lớp ứng với cao độ sau:

+ Cao độ +3.0m không tiến hành lấy mẫu.

+ Cao độ +3.5m, độ chặt yêu cầu K≥0.90 sẽ được lấy mẫu cùng với cao độ +4.0m.

+ Với cao độ +4.0m, độ chặt yêu cầu K≥0.95

+ Cao độ +4.5m, độ chặt yêu cầu K≥0.95

+ Cuối cùng cao độ +5.0m, độ chặt yêu cầu K≥0.95

  • Thí nghiệm mô đun đàn hồi tại cao trình hoàn thiện +5.0m (Hải đồ).

Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

Công tác nhận bàn giao mặt bằng khu vực xây dựng:

Công tác định vị:

  • Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, Nhà thầu tiến hành nhận bàn giao mặt bằng hiện trạng, hệ thống mốc, cao độ chuẩn và ranh giới công trường, biên bản bàn giao được lập theo quy định hiện hành.
  • Trên cơ sở các mốc, cao độ đã nhận Nhà thầu sẽ đối chiếu với hồ sơ thiết kế. Nếu có vấn đề không hợp lý phải thông báo cho chủ đầu tư và các bên liên quan để có biện pháp giải quyết kịp thời. Sau đó Nhà thầu xây dựng hệ thống mốc dẫn phục vụ thi công trên toàn công trường và có biện pháp bảo vệ mốc và cao độ chuẩn trong suốt quá trình thi công.
  • Các cọc mốc của tuyến chính phải được đặt ở khu đất trong bờ, không nằm trên vị trí sẽ xây dựng công trình, ổn định trong suốt thời gian thi công đến khi bàn giao công trình. Tránh được phá hoại của sóng gió thủy triều và các điều kiện tự nhiên khu vực.
  • Cần phải xây dựng các tuyến định vị cơ sở của công trình tại thực địa bằng các mốc cố định khi thi công. Các mốc đó đặt ở ngoài phạm vi công trình và được bảo quản. Cho đến khi kết thúc thi công và được bàn giao cho đơn vị khai thác cùng với công trình.
  • Những tuyến định vị cơ sở của các công trình cảng ở thực địa là:

+ Trục qua trọng tâm đối với những công trình đối xứng.

+ Những công trình không đối xứng lấy một trong những đường mép công trình. Được lựa chọn tùy thuộc vào hình dạng của công trình.

  • Các tuyến định vị bộ phận công trình cần được liên kết với tuyến định vị cơ sở.
  • Sai số khi định vị mặt bằng và cao độ công trình tuân thủ theo các tiêu chuẩn thi công chuyên ngành.
  • Tất cả các công tác định vị, trong đó kể cả việc dẫn các mốc định vị cần phải được ghi chép vào sổ nhật ký công tác trắc đạc. Kèm theo nhật ký là các bản vẽ, phụ lục trong đó cần phải nêu lên tất cả các điểm định vị, đã được cắm trên khu nước và khu đất có liên kết với tuyến chính.
  • Trong quá trình công tác cần đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ các mốc định vị và các mốc cao đạc khỏi hư hỏng và chuyển dịch.

+ Vị trí của tuyến định vị và các mốc cao đạc được kiểm tra ít nhất 1 lần/ 1 tháng.

+ Khi có nghi ngờ đối với vị trí của cột mốc định vị nào đó cần phải kiểm tra ngay.

+ Trong trường hợp phát hiện có bất kỳ hư hỏng nào phải khôi phục những mốc định vị và những mốc cao đạc đó. Phải lập biên bản khôi phục, trong đó xác nhận mức độ chính xác của các mốc.

  • Những mốc thi công và những mốc định vị cơ sở được bảo vệ trong suốt thời gian thi công cho đến khi bàn giao công trình, và phải bàn giao cho cơ quan khai thác.
  • Các tuyến định vị phụ chỉ cần bảo quản trong thời gian thi công các bộ phận công trình tương ứng.
  • Các tuyến định vị và các trục công trình thủy công phải được vẽ lên những bản vẽ định vị riêng. Những bản vẽ này phải được bảo quản cho đến khi bàn giao công trình và phải được bàn giao cho cơ quan khai thác.
  • Sau khi được bàn giao hệ thống mốc, Nhà thầu sẽ có trách nhiệm tiếp nhận, duy trì và bảo vệ các điểm mốc, các điểm khống chế tạm thời và vĩnh cửu trong suốt thời gian thi công và quan trắc công trình. Các mốc thi công do Nhà thầu lập bổ sung (nếu có) chỉ được sử dụng khi có sự chấp thuận của

Công tác khác:

  • Xây dựng các hạng mục phụ trợ, lắp đặt các loại đèn báo hiệu, chiếu sáng phục vụ an toàn giao thông và an toàn lao động.
  • Phối hợp với chủ đầu tư xin phép các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ra các thông báo, chỉ dẫn an toàn trong phạm vi khu vực thi công, đặc biệt với phạm vi thi công dưới nước để các phương tiện hành hải lƣu thông thủy được an toàn, báo hiệu phải đuợc nhận thấy rõ trong suốt ngày đêm kể cả khi mù trời và gió bão.

Công tác dọn dẹp mặt bằng tập kết vật tư chuẩn bị thi công:

  • Công tác dọn dẹp mặt bằng được tiến hành ngay sau khi nhận mặt bằng bao gồm: Rà soát các chướng ngại vật có thể làm ảnh hưởng tới quá trình thi công.
  • Bố trí lán trại, văn phòng, nhà xưởng phục vụ thi công công trình. Xây dựng các kho bãi để vật tư tạm thời gần hướng tuyến thi công để tập kết vật liệu.
  • Các vật tư vật liệu chuẩn bị thi công được tập kết tại các khu vực thuận tiện để cung cấp vật tư cho công trường. Cần tiến hành phân loại về tính chất và số lƣợng của các vật tư tập kết.
  • Đối với các vật tư có khối lượng lớn phải tập kết tại các khu vực có đất nền ổn định tránh các khu vực dễ sạt lở như tại mép ta luy, bờ sông…
  • Đối với các vật tư dễ cháy nổ (Xăng, dầu…) phải tập kết riêng tránh các nguồn gây cháy và phải có biện pháp PCCC theo các quy định hiện hành.
  • Đối với xi măng phải được tập kết trong kho đảm bảo khô ráo, tránh dột và thoáng mát, các bao xi măng. Không được đặt trực tiếp xuống nền mà phải được kê cao cách mặt nền tối thiểu 0,3m.
  • Đối với vật liệu thép cũng được tập kết và bảo quản tương tự xi măng. Trong trường hợp thép cây để ngoài trời cần kê cao cách mặt đất 0,4m và phải có bạt che nắng che mưa.

Vải địa kỹ thuật Phú An Nam trên xe chuẩn bị hạ hàng tại chân công trình của khách hàng

Vải địa kỹ thuật Phú An Nam trên xe chuẩn bị hạ hàng tại chân công trình của khách hàng.

Thi công trải vải địa kỹ thuật gia cường đê bao:

Vật liệu:

  • Vải địa kỹ thuật gia cường đê bao sử dụng loại vải địa dệt có cuờng độ 200 kN/m (vải địa loại 1) và 500 kN/m (vải địa loại 2) có các thông số kỹ thuật như sau:

Bảng chỉ tiêu của vải địa kỹ thuật loại 1

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Đơn vị Giá trị
Cường độ chịu kéo (MD) ASTM D4595 KN/m 200
Cường độ chịu kéo (CD) ASTM D4595 KN/m 50
Biến dạng ứng với cường độ chịu kéo đặc trưng (MD) ASTM D4595 % 10
Biến dạng ứng với cường độ chịu kéo đặc trưng (CD) ASTM D4595 % 15
Hệ số thấm nước ASTM D4491 l/m2/s (mm/s) 5-30

Bảng chỉ tiêu của vải địa kỹ thuật loại 2

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Đơn vị Giá trị
Cường độ chịu kéo (MD) ASTM D4595 KN/m 500
Cường độ chịu kéo (CD) ASTM D4595 KN/m 50
Biến dạng ứng với cường độ chịu kéo đặc trưng (MD) ASTM D4595 % 10
Biến dạng ứng với cường độ chịu kéo đặc trưng (CD) ASTM D4595 % 15
Hệ số thấm nước ASTM D4491 l/m2/s (mm/s) 5-30

Các yêu cầu chung:

  • Vải địa kỹ thuật dùng để gia cường đê bao phải tiến hành thử nghiệm theo các thí nghiệm về các chỉ tiêu cơ lý như chứng nhận của nhà sản xuất trước khi tiến hành thi công trải vải địa.
  • Hướng lắp đặt vải địa phải vuông góc với tuyến đê bao. Không được phép có mối nối vải nào đặt song song với hướng đê
  • Cuộn vải khi vận chuyển vào công trường phải đảm bảo có chiều dài không nối (bằng một hoặc nhiều lần chiều rộng của dải đất đắp).
  • Cuộn vải phải được sản xuất với loại máy có chiều rộng lớn nhất có thể.
  • Vải địa được may nối, mũi khâu nằm ở mặt trên và phải được kiểm tra kỹ từng mối nối. Khi trải vải, các cuộn được nối với nhau bằng cách may chồng mí theo nguyên tắc nối vải địa theo kiểu chữ “J”. Tỷ lệ hao hụt mối nối với vải địa là 1327.
  • Phần chồng mí có bề rộng tối thiểu 0.2m tính từ mép, trên đó may tối thiểu 2 đường Chi tiết nối vải xem hình sau (kích thước hình vẽ là mét):

Chi tiết may nối vải địa kỹ thuật

 Chi tiết may nối vải địa kỹ thuật

  • Chỉ khâu vải địa gia cường là loại chỉ chuyên dùng có độ bền kéo đứt phải > 200N/1.
  • Máy khâu vải là loại máy khâu chuyên nghiệp có khoảng cách mũi chỉ từ 7 đến Đường khâu cách biên tối thiểu 5cm (với loại vải không dệt) và tối thiểu 15cm (với loại vải dệt).
  • Đối với vải địa kỹ thuật phải thí nghiệm kiểm tra 10.000m2/1 lần hoặc khi thay đổi lô hàng nhập.
  • Vải địa luôn trong trạng thái căng và không có nếp nhăn. Các bao cát, cọc gỗ được sử dụng để dằn vải không bị gió và nước cuốn lên.
  • Trước khi trải vải địa kỹ thuật lên bề mặt cần kiểm tra các lỗ thủng và các vết rách dài. Các khuyết tật (nếu có) cần phải được sửa chữa bằng các cách sau:

+ Các khuyết tật lớn phải thay thế bằng cách cắt dọc theo tấm và may nối lại.

+ Các khuyết tật nhỏ hơn 150 mm, có thể xử lý bằng cách phủ chồng lên ít nhất 1m hoặc hơn nữa theo các hướng.

  • Vải địa kỹ thuật phải được bảo quản cẩn thận, không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng quá 3 ngày, đối với vải địa kỹ thuật đã trải và chờ thi công bước tiếp theo phải có biện pháp phủ bảo vệ để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

Thi công đê bao san lấp:

Biện pháp thi công ống vải địa:

Ống vải địa được định vị trên mặt bằng theo các cọc định vị bố trí dọc 2 biên mép ngoài ống đảm bảo chiều rộng mỗi ống đạt được khi bơm đầy cát theo chiều cao thiết kế.

  • Dọc theo thân ống có bố trí các lỗ bơm cát, đường kính lỗ bơm tuỳ thuộc vào đầu bơm của thiết bị thi công. Trên mỗi ống bố trí 04 lỗ bơm dọc theo chiều dài. Tiến hành bơm cát vào các ống theo hình thức cuốn chiếu, đảm bảo phạm vi chồng lấn giữa các ống theo yêu cầu. Theo phương dọc mỗi lần trải tối thiểu 2 ống phạm vi chồng lấn giữa các ống ≥ 3m. Sau khi bơm đầy ống các lỗ bơm được may kín lại đảm bảo cát trong ống không bị tràn ra ngoài khi chịu tác dụng của thuỷ triều. Cát chèn trong ống địa kỹ thuật sau khi bơm phải đảm bảo yêu cầu tương quan kích thước ống thiết kế H/W ≥0.45 và tạo thành khối chặt. Trường hợp không đạt được độ chặt thì phải tăng công suất bơm và thay  đổi biện pháp thi công hợp lý. Để đảm bảo yêu cầu về mối tương quan kích thước ống H/W ≥0.45 theo chỉ dẫn tính toán thiết kế áp lực bơm cát vào ống tối thiểu phải 4.0 kPa. Nhà thầu nên thi công thử nghiệm để xác định áp lực bơm cho phù hợp.
  • Các ống khác nhau được bố trí xếp so le nhau theo dọc và phương đứng đảm bảo tăng tính liên kết tổng thể.
  • Đối với loại ống sử dụng vải dệt hoặc phức hợp (vải dệt + vải không dệt) thì Nhà thầu nên bơm thử nghiệm với vật liệu bơm chèn thực tế để xác định loại vật liệu phù hợp (thông thường sử dụng cát hạt trung) nhằm đảm bảo kích thước ống thiết kế. Trong trường hợp không có vật liệu phù hợp thì nên sử dụng ống bằng vải không dệt.

Biện pháp thi công túi vải địa:

Các túi vải địa được đóng đầy cát trên bãi sau đó xếp các túi theo phương dọc đê, các túi được xếp chồng lên nhau, túi trên lùi vào so với túi dưới 0.5m.

Thi công may ống, túi vải địa kỹ thuật:

  • Vải địa kỹ thuật sử dụng cho ống, túi địa phải tiến hành thử nghiệm theo các thí nghiệm về các chỉ tiêu cơ lý như chứng nhận của nhà sản xuất trước khi tiến hành gia công thành ống. Vải địa kỹ thuật sử dụng cho công trình phải đảm bảo các tính năng và chỉ tiêu kỹ thuật như sau:

+ Chất liệu loại vải địa kỹ thuật: Trong quá trình thực hiện công tác thiết kế, Tư vấn đã tham khảo, tìm hiểu loại vật liệu vải phù hợp để làm ống vải địa. Trong kết cấu một số công trình tương tự đã thi công tại nước ngoài cũng như trên thị trường hiện nay. Chất liệu vải địa kỹ thuật đang sử dụng loại vải dệt và vải không dệt (dạng sợi cong và  chế tạo theo công nghệ dùi kim Needle-punched ). Mỗi loại vải đều có các ưu nhược điểm khác nhau. Và đều có thể ứng dụng vào dạng công trình; cụ thể như sau:

Bảng chỉ tiêu của vải địa kỹ thuật may ống vải địa

STT Chỉ tiêu so sánh Vải dệt (Woven) Vải không dệt (nonwoven ) Kết hợp giữa vải dệt và vải không dệt
 

1

Chống mài mòn – Cường độ căng còn lại 15-30% sau thí nghiệm – Cường độ căng còn lại

>80% sau thí nghiệm

– Cường độ căng còn lại 15-30% sau thí nghiệm
 

 

 

2

 

 

Tác động ma sát

–  Góc ma sát 11o đến 17o

–   Bề mặt nhẵn hơn loại vải không dệt nên độ ma sát và  ổn định vị trí không bằng loại vải không dệt.

–  Góc ma sát 20o đến 25o

–    Tác động ma sát và ổn định vị trí rất tốt do bề mặt vải nhám dẫn đến tăng ổn định trượt cục bộ của ống vải địa và tăng ổn định chung của công trình.

– Do vải dệt nằm ngoài nên về tác động ma sát như ống dùng loại

 

vải dệt

 

 

 

 

3

 

 

 

Khả năng biến dạng

– Độ dãn dài >20%, dễ hư hỏng (dãn tạo khe hở) với các ứng suất cơ học do sợi thớ không thể tự điều chỉnh  khi dãn, dễ bị đâm thủng nên phải lựa chọn loại vải có cường độ chịu lực lớn hơn. –   Độ dãn dài >50%, chắc chắn với các ứng suất cơ học do sợi thớ có thể điều chỉnh; tạo khả năng thích ứng và liên kết tốt với nền  đất tự nhiên.

–   Độ dãn dài lớn, sợi thớ có thể điều chỉnh nên chống đâm thủng tốt hơn.

– Do vải dệt dùng để chịu lực chính nên về khả năng biến dạng như ống dùng loại vải dệt
 

 

 

4

Vật liệu bơm trong ống và chiều cao ống sau khi bơm cát –   Cốt liệu thường dùng cát hạt trung đến thô.

–     Chiều cao ống sau khi bơm thường lớn hơn loại ống sử dụng vải không dệt nên số lượng ống có thể giảm.

–   Sử dụng vật liệu tại chỗ được, không có yêu cầu cao về vật liệu bơm.

–    Chiều cao ống sau khi bơm thường nhỏ hơn loại ống sử dụng vải dệt.

–    Sử dụng vật liệu tại chỗ được, không có yêu   cầu cao về vật liệu bơm.

–  Chiều cao ống sau khi bơm tương tự như ống dùng loại vải dệt

 

5

 

Ổn định lọc

– Không tốt bằng loại vải không dệt – Độ thoát nước và lọc nước tốt; độ lọc ổn định ngay cả khi bị dãn dài – Độ thoát nước và lọc nước tốt hơn loại vải dệt nhưng kém hơn loại vải không dệt
6 Cường độ căng – Cao hơn loại không dệt – Thấp hơn – Bằng loại dệt

Vải địa kỹ thuật Phú An Nam hạ hàng thành công tại chân công trình.

Vải địa kỹ thuật Phú An Nam hạ hàng thành công tại chân công trình.

Chỉ dẫn kỹ thuật trên là do khách hàng cung cấp cho Phú An Nam.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button