Cung cấp và lắp đặt màng chống thấm HDPE và vải địa kỹ thuật
Ngày đăng: 28 March, 2022
Mục lục
- 1 Phạm vi công việc màng chống thấm HDPE
- 2 Nội dung hồ sơ chào giá
- 3 Quy cách, xuất xứ màng HDPE
- 4 Yêu cầu về chất lượng thi công màng chống thấm HDPE
- 5 Độ bền mối hàn màng HDPE
- 6 Vải địa kỹ thuật
- 7 Yêu cầu về chất lượng thi công vải địa kỹ thuật
- 8 Cung cấp và lắp đặt màng chống thấm hdpe và vải địa kỹ thuật – phụ lục biện pháp thi công
- 9 Lắp đặt (trải màng chống thấm HDPE)
- 10 A/ Hàn thử
- 11 B/ Hàn đại trà
- 12 Quy trình sửa chữa đường hàn lỗi:
- 13 Các biện pháp an toàn trong thi công
Phạm vi công việc màng chống thấm HDPE
Cung cấp lắp đặt màng chống thấm HDPE và vải địa kỹ thuật cho 02 hồ sự cố có dung tích lần lượt là 12.000 m3 và 20.000 m3.
Tiến độ thi công
Tổng tiến độ thi công là 20 ngày(kể cả thứ 7, chủ nhật và lễ tết) , trong đó:
– Thời gian cung cấp: 02 ngày
– Thời gian lắp đặt: 18 ngày
Yêu cầu bảo lãnh
– Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 10% giá trị hợp đồng
– Bảo lãnh tạm ứng.
Thời gian bảo hành
+ Thời gian bảo hành màng HDPE tối thiểu 10 năm kể từ ngày bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
+ Thời gian bảo hành thi công mối nối bạt HDPE là 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nhiệm vụ bàn giao, đính kèm phiếu bảo lãnh bảo hành 5% giá trị hợp đồng thông qua ngân hàng với thời hạn bảo lãnh là 12 tháng.
+ Thời gian bảo hành thi công mối nối bạt HDPE là 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nhiệm vụ bàn giao, đính kèm phiếu bảo lãnh bảo hành 5% giá trị hợp đồng thông qua ngân hàng với thời hạn bảo lãnh là 12 tháng.
– Vải địa kỹ thuật: Thời gian bảo hành vải địa kỹ thuật tối thiểu 10 năm kể từ ngày bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
– Đảm bảo điều kiện vận hành trong bể chứa nước theo các tiêu chuẩn quy định.
Nội dung hồ sơ chào giá
– Bảng giá chào yêu cầu kỹ thuật, bảng khối lượng và bản vẽ đính kèm như thư mời này.
– Bảng khối lượng phát sinh tăng, giảm so với khối lượng mời thầu (nếu có).
– Bảng tiến độ chi tiết thục hiện công việc, nhân công và thiết bị.
– Thuyết minh biên pháp thi công, an toàn và vệ sinh vận chuyển theo quy định của khu công nghiệp.
– Đĩa CD chứa file dự toán bằng file excel và bản vẽ( nếu có).
– Catalogue (nếu có).
Giá chào thầu
– Là toàn bộ chi phí vật tư, vận chuyển , nhân công, máy thi công, vật tư phụ khác có liên quan đến công tác lắp đặt màn chống thấm HDPE và vải địa kỹ thuật cho 02 hồ sự cố có dung tích lần lượt là 12.000 m3 và 20.000 m3 theo yêu cầu kỹ thuật, Bảng khối lượng và bản ve đính kèm.
Giá chào phải là giá cạnh tranh nhất( Nếu quý công ty có chính sách chiết khấu / hoa hồng vui lòng giảm trừ trực tiếp vào đơn giá).
Hình ảnh thi công màng chống thấm HDPE
Quy cách, xuất xứ màng HDPE
Quy cách
màng chống thấm HDPE dày 2.0 mm, khối lượng riêng 0.94g/cm3, cường lực chịu kéo tại điểm dứt 53kN/m; cường độ chịu kéo tại điểm uốn 29kN/m; độ giãn dài tại điểm đứt 700%; độ giãn dài tại điểm uốn 12%; sức kháng xe 275N; sức kháng thủng 705N, hàm lượng Cacbon 2%, được đóng thành cuộn quy cách 7m x 210m.
Xuất xứ
HUITEX- Đài Loan hoặc tương đương(hàng mới 100%, sản xuất từ năm 2018).
Yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, quy cách đóng gói hàng hóa
– Chất lượng màng chống thấm HDPE dày 2.0 mm ,được quy định theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, thông số kỹ thuật theo quy định của nhà sản xuất . Có kèm theo giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa(CQ), và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa(CO).
– Hàng mới 100% còn nguyên đai, nguyên kiện, được đóng thành cuộn quy cách 7mx210m (đối với hàng nguyên cuộn).
– Các cuộn màng chống thấm HDPE trước khi chuyển đến công trình phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật sau:
+ Bản khai ngày sản xuất.
+ Các chứng chỉ xác nhận rằng: Tất cả các cuộn hàng chống thấmđược cung cấp chỉ bởi một nhà cung cấp.
+ Các chứng chỉ xác nhận rằng: Tất cả các cuộn hàng chống thấmđược cung cấp chỉ bởi một nhà cung cấp.
+ Bản xác nhận không sử dụng polymer tái chế trong nhựa nền.
+ Các chứng chỉ kiểm soát chất lượng phát hành bởi nhà sản xuất.
+ Các báo cáo thí nghiệm của nhà sản xuất.
+ Các kết quả thí nghiệm của phòng thí nghiệm hợp chuẩn(làm tài liệu so sánh với báo cáo thí nghiệm của nhà sản xuất) và các chứng chỉ xác nhận màng chống thấm đạt yêu cầu sản phẩm.
+ Bản hướng dẫn vận chuyển lắp đặt màng chống thấm.
+ Lưu mẫu để rà xét.
Yêu cầu về chất lượng thi công màng chống thấm HDPE
– Công tác chuẩn bị, thi công và lắp đặt theo TCVN 11322-2018- Thiết kế , thi công hàn màng chống thấm HDPE.
– Khảo sát kỹ mặt bằng trước khi thi công.
– Màng chống thấm HDPE phải được bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ đúng kỹ thuật nhằm tránh các hư hại do tác động cơ học và thời tiết.
– Các thiết bị thi công phải được kiểm định. Và dán tem chất lượng của các cơ quan chức năng.
– Chất lượng công trình phải đáp ứng yêu cầu, đúng kỹ thuật, đúng thiết kế, đúng quy định, quy phạm trong xây dựng cơ bản. Đảm bảo các mối hàn nối ghép với nhau phải đảm bảo độ kín. Và sức bền cơ học của đường hàn. Kết quả kiểm tra độ bền kháng kéo và kháng bóc của đường hàn phải đạt giá trị lớn hơn. Hoặc bằng giá tri bảng 1 với phương pháp thử độ bền hàn theo tiêu chuẩn ASTM D4437.
– Tần suất hàn thử ít nhất 2 lần trong ngày: lần 1 vào lúc bắt đầu làm việc, lần 2 vào giữa ca, hoặc khi nhiệt độ môi trường thây đổi quá 10 độ C so với lần hàn thử trước đó.
– Trong quá trình thi công lắp đặt, phải cử cán bộ phụ trách kỹ thuật/giám sát viên thường xuyên kiểm tra trên toàn bề mặt màng chống thấm HDPE để phát hiện các khiếm khuyết, đánh dấu các lỗ thủng, rách để sữa chữa kịp thời và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người và thiết bị trong quá trình thi công.
Chi tiết vè yêu cầu kỹ thuật biện pháp thi công : xêm phụ lục 1- Biện pháp thi công
Lưu ý:
Bản vẻ có những điểm thi công kết nối trong hồ HDPE: ống dẫn nước ra vào hồ, cầu thanhg thao tác lên xuống hồ và phần bê tông chống xói tại các vị trí ống nước vào hồ. Nhà thầu phải đảm bảo độ kín nước và độ bền tại các vị trí kết nối ống vào HDPE.
Độ bền mối hàn màng HDPE
Nghiệm thu
Sau khi xác minh ngoài hiện trường và tổ chức kiểm nghiệm chất lượng đường hàn, tổ nghiệm thu phải lập các biên bản ,chứng chỉ xác nhận lớp màng chống thấm đã được lắp đặt theo đúng quy định yêu cầu đặc tính kỹ thuật và bản vẽ thiết kế.
Chất lượng đường hàn được đánh giá bởi độ kín và độ bền. Độ kín được kiểm nghiệm bằng phương pháp không phá hủy thực hiện trực tiếp tại hiện trường và độ bền được kiểm nghiệm bằng phương pháp không phá hủy tại các phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
Hình ảnh thi công màng chống thấm HDPE
Vải địa kỹ thuật
Quy cách và xuất xứ
– Quy cách: vải địa cường độ chịu kéo 7kN/m. Độ dẫn dài khi dứt 40% sức kháng xé hình thanh 190N. Sức kháng thủng 1200N. Hệ số thấm tại áp lực 100mm nước 1901/m2/sec. Kích thước lỗ O90 125 micron, trong lượng 105g/m2, kích thước cuộn(dài x rộng)250m x 4m.
– Xuất xứ : Aritex hoặc tương đương.
Yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, quy cách đóng gói hàng hóa.
– Chất lượng vải địa kỹ thuật được quy định theo tiêu chuẩn thiết kế. Thông số kỹ thuạt quy định của nhà sản xuất, có kèm theo giấy chứng nhận xuất xưởng.
– Hàng mới 100% nguyên đai, nguyên kiện, được đóng gói thành cuộn.
Yêu cầu về chất lượng thi công vải địa kỹ thuật
Khảo sát kỹ mặt bằng trước khi thi công.
Hình ảnh vải địa kỹ thuật thi công tại công trường
Chất lượng công trình phải đáp ứng yêu cầu, đúng kỹ thuật, đúng thiết kế, đúng quy định, quy phạm trong xây dựng cơ bản; đảm bảo các mối nối ghép với nhau phải đảm bảo độ kín và sức bền cơ học của đường nối.Yêu cầu về chiều rộng chồng mí ứng với điều kiện đất nền phải đạt giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị bảng 2.
Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền, các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí.
Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bắc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ chịu kéo mối nối không nhỏ hơn 70% cường độ chịu kéo vải.
Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70% đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D4595.
Trong quá trình thi công lắp đặt, phải cử cán bộ phụ trách kỹ thuật/giám sát viên thường xuyên kiểm tra trên toàn bề mặt để phát hiện các khiếm khuyết, đánh dấu các lỗ thủng, rách để sữa chữa kịp thời và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người và thiết bị trong quá trình thi công.
Bảng 2: Yêu cầu về chiều rộng chồng mí
Cung cấp và lắp đặt màng chống thấm hdpe và vải địa kỹ thuật – phụ lục biện pháp thi công
Yêu cầu kỹ thuật trong công tác vận chuyển . Bốc dỡ, bảo quản màng chống thấm tại công trình
– Phải sử dụng các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển màng chống thấm HDPE từ kho trữ nơi sản xuất. Đến công trình nhằm tránh các hư hại do, tác động cơ học và thời tiết.
– Tại công trình phải sử dụng các thiết kế bị phù hợp để . Di chuyển các cuộn màng chống thấm HDPE từ nơi tập kết đến vị trí lắp đặt. Đảm bảo không bị hư hại mặt bằng. Không làm thủng rách các cuộn màng chống thấm. Không cho phép kéo lê các cuộn màng trên mặt đất mà phải dùng con lăn.
– Các thiết bị bốc dỡ không được phép sử dụng cáp thép mà phải dùng cáp mềm dạng bằng vải.
– Nơi tập kết cac cuộn màng chống thấm tại công trường phải được lụa chọn kỹ lưỡng. Và che phủ tránh mưa, nắng, tránh xa khu vực có nguy cơ chấy nổ, kho chứa dầu, mỡ, bụi bẩn, bùn nước…
Yêu cầu đối với các thiết bị thi công.
Các thiết bị thi công bao gồm: Mấy hàn kép, máy hàn đùn, máy thổi khí nóng, máy mài và các thiết bị, dụng cụ phụ trợ…tất cả các lọa máy này phải được kiểm định và dán tem chất lượng của các cơ quan chức năng..
– Máy hàn kép( hay còn gọi là máy hàn nêm nóng) : phải có đồng hồ đo và khống chế nhiệt độ hàn. Áp lực nén và tốc độ hàn. Đường hàn phải đảm bảo kênh khí thông suốt. Giúp cho việc nghiệm thu bằng thí nghiệm, áp lực khí được dễ dàng.
– Máy hàn đùn phải có đồng hồ đo và khống chế nhiệt độ tại đầu đùn.
– Đơn vị thi công phải có đủ máy dự phòng. Và phụ tùng thay thế để đảm bảo tính liên tục trong quá trình thi công. Nhằm đáp ứng được kế hoạch, và tiến độ trong quá trình thi công.
Các thiết bị phục vụ thi công
Các thiết bị phục vụ thi công: bao gồm hệ thống chiếu sáng, các thiết bị năng di chuyển, rải màng, máy phát điện…. Không được phép sử dụng bánh xích, mà phải thay bằng bánh lốp cao su.Các thiết bị này phải được trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy. Và có biện pháp phòng ngừa dầu mỡ rò rỉ lên bề mặt màng chống thấm.
Các dụng cụ, vật tư cần phải có trong quá trình thi công
Bao gồm: Cọc tre hoặc gỗ, bao tải cát, thang dây, thước đo, dao kéo, vật mẫu để đánh dấu khoảng cách chồng mí, bút sơn trắng, các dụng cụ để kéo như puller, kìm, dây thừng. Các dụng cụ để vệ sinh, bề mặt màng chống thấm: vải mềm, miếng xốp…
Các thiết bị thí nghiệm hiện trường:
– Máy kéo xách tay để kiểm tra chất lượng mối hàn thử. Từ đó lựa chọn các thông số kỹ thuật cho các mối hàn đối với từng ca làm việc gồm: nhiệt độ hàn, áp lực nén và tốc độ hàn. Yêu cầu kỹ thuật của máy kéo xách tay: lực kéo tối thiểu là 1200N và đường hành trình của ngàm kịp di động ≥ 50cm.
– Thiết bị thí nghiệm chân không. Tthiết bị thí nghiệm áp lực khí. Thiết bị thí nghiệm tia lửa điện phục vụ cho quá trình nghiệm thu tại hiện trường . Phải được kiểm định và dán tem chất lượng của các cơ quan chức năng.
– Khuôn cắt mẫu.
Hình ảnh ứng dụng màng chống thấm HDPE
Các bước trong quá trình thi công
Công tác nghiệm thu bề mặt trước khi rải màng.
Bao gồm nghiệm thu bề mặt và rảnh neo:
a/ Bề mặt trước khi rải màng chống thấm HDPE phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:
– Phẳng, nhẵn, chắc và không dọng nước.
– Phải don sạch cành, rễ cây, đá, gạch vụn và các hạt, mẫu, miếng vật liệu khác có nguy cơ gây hại cho màng chống thấm.
– Tại các vị trí thay đổi độ cao phải, bo tròn tối thiểu đến bán kính 0.154m
b/ Rãnh neo:
– Ngoại trừ trường hợp đặc biệt theo yêu cầu thiết kế, hình dạng. Và kích thước rãnh neo phải thi công.
– Mép của rãnh neo tiếp xúc với màng chống thấm. Phải được bo tròn để tránh làm rách màng khi bị kéo căng.
– Lắp đặt màng chống thấm đến đâu phải đổ đất, vào rảnh neo đến đó để tránh phải bắc cầu qua rãnh neo.
– Đất đổ vào rãnh neo phải đầm chặt với K ≥ 0.95.
Các bước chuẩn bị các tấm màng (panel) trước khi lắp đặt
– Chọn một khoảng đất phẳng, nhẵn, đủ rộng(có thể mở 40m đén 50m theo chiều dài cuộn chống thấm) gần vị trí lắp đặt để tập kết . Các cuộn màng chống thấm và làm nơi chế tạo các tấm panel lắp đặt.
– Từ hiện trường chọn vị trí đặt tấm màng chống thấm HDPE đầu tiên(ký hiệu P1) và xác định hướng lắp đặt các tấm tiếp theo(P2,P3…) thường chọ hướng xuôi theo chiều gió hoặc theo chiều kim đồng hồ.
– Dùng thước dây do và ghi khoảng cách giữa các điểm giới hạn của từng tấm. Tại các điểm giới hạn phải chôn cột mốc hoặc cọc tiêu ghi rõ vị trí từng tấm.
– Vẽ sơ đồ lắp đặt trên nhạt ký thi công bao gồm thứ tự lắp đặt . Vị trí và kích thước từng tấm( đánh theo thứ tự P1, P2, P3..).
– Số liệu đo đạc từ hiện trường được chuyển vè nơi tập kết. Và chế tạo tấm panel. Tại đây một nhóm công nhân mở các cuộn màng chống thấm HDPE nguyên vẹn ra. Tiến hành đo cắt thành các panel tương ứng. Sáu khi chế tạo xong, các panel này được cuộn , buộc lại và dùn bút sơn trắng để ghi lại các dữ liệu trực tiếp lên bề mặt từng cuộn.
Lắp đặt (trải màng chống thấm HDPE)
a/ Nguyên tắc chung:
– Trải màng trên mái dốc: Chiều dọc của các tấm panel phải trải song song với hướng mái dốc, tức là đường hàn nối giữa các tấm với nhau cũng song song với hướng mái dốc. Độ dài tấm panel phải cách chân khay ít nhất là 2m.
– Trải màng trên mặt phẳng: Theo hướng bất kỳ, song phải tính toán sao cho tổng độ dài các đườn hàn nối là ngắn nhất.
b/ Khoảng cách chồng mí:
Sản phẩm xuất xưởng của một số hang sản xuất màng chống thấm HDPE có đánh dấu sẵn khoảng cách chồng mí bằng vạch trắng, rất thuận tiện cho người lắp đặt. Đối với các sản phẩm không được dánh dấu sẵn khoảng cách chồng mí thì dùng vật mẫu để dánh dấu. Khoảng cách chồng mí giữa các tấm màng phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại máy hàn, thường từ 100mm đến 150mm.
Hình ảnh ứng dụng màng chống thấm HDPE
A/ Hàn thử
Đối với máy hàn kép
Bao gồm nghiệm thu bề mặt và rảnh neo:
– Ngay tại công trường cắt 2 tấm dài 5m, rộng 0,3m vệ sinh sạch sẽ. Chọn các thông số cho máy hàn gồm: nhiệt độ, tốc độ và áp lực nén. Khởi động và chờ cho máy nổ ổn định tiến hàng hàn 2 tấm màng chống thấm HDPE đã được chuẩn bị sẵn với nhau, ta được mẫu hàn thử. Sau khi mẫu nguội loại bỏ hai đầu mẫu, dùng khuôn hoặc ác dụng cụ do cắt chế tạo 10 mẫu thử mỗi mẫu có kích thước : rộng 0.25m dài 0.15m.
– Lấy 5 mẫu thử độ bền kháng kéo và 5 mẫu thử độ bền kháng bóc trên máy kéo xách tay ngay tại công trường.
– Đem giá trị trung bình của mỗi dạng thử so sánh với bảng 1. Nếu độ bền kháng kéo và độ bền kháng bóc bằng hoặc lớn hơn giá trị cho trong bảng thì xem như mối hàn đạt yêu cầu và lấy các thông số đã chọn cho các máy hàn của ca hàn hôm đó và các thông số này được duy trì cho đến lần hàn tiếp teo. Nếu không đạt thì điều chỉnh lại các thông số cho máy hàn và hàn thử mẫu mới.
Đối với máy hàn đùn
Làm tương tự như máy hàn kép, nhưng độ dài đường hàn là 1m.
Tần suất hàn thử
Tần suất hàn thử ít nhất 2 lần trong ngày: lần 1 vào lúc bắt đầu làm việc , lần 2 vào giữa ca, hoặc khi môi trường thay đổi quá 10độ C so với lần hàn thử trước đó.
B/ Hàn đại trà
Chỉ dẫn chung
– Tùy thuộc vào quy mô công trường mà bố trí số lượng máy hàn. Mỗi máy hàn có ít nhất 3 công nhân phục vụ trong đó cáo 1 thợ hàn, 1 vệ sinh điện tích hàn và 1 phụ trách điện.
– Cán bộ phụ trách thi công lên lịch trình cho từng máy. Và bàn giao khu vực thi công hết sức cụ thể để tránh bỏ sót đường hàn đồng thời phải giám sát chặt chẽ các bước trong quy trình hàn nhằm đảm bảo chất lượng các mối hàn.
Các lưu ý trong quá trình lắp đặt
– Việc bố trí các tấm màng chống thấm HDPE trong 1 ca làm việc phải phù hợp và không lớn hơn khả năng hàn hay neo giữa trong ca đó.
– Không trải màng trong trường hợp độ ẩm quá cao, có mưa, nước đọng hay gió to.
– Tải màng đến đâu phải chặn bao tải cát đến đó, tránh gió làm bay các màng đi nơi khác.
– Chỉ sử dụng giày đế mềm cho công nhân thi công hàn màng chống thấm.
– Không cho phép bất kỳ xe nào chạy trực tiếp trên bề mặt chống thấm.
– Sử dụng các biện pháp giảm thiểu các nếp nhăn nơi tiếp xúc giữa hai tấm màng nhất là trong diện tích chồng mí.
Quy trình sửa chữa đường hàn lỗi:
Quy trình vá:
Trong khi vá các lỗ thủng, rách trong vận chuyển, bốc dỡ, thi công và lấy mẫu kiểm tra. Miếng vá phải trùn qua các mép lỗ thủng ít nhất 100mm. Trước khi hàn phải tạo nhám mặt tiếp xúc giữa miếng vá tấm nền và phải mài vát 45 độ mép miếng vá. Tất cả các miếng vá xong phải kiểm tra bằng thí nghiệm hút chân không.
Quy trình phủ:
Áp dụng khi sửa chữa các đường hàn lỗi. Tất cả các đoạn sữa chữa phải kiểm tra bằng thí nghiệm hút chân không.
Công tác an toàn và bảo vệ môi trường trông quá trình thi công
Quy định chung
– Trước khi thi công phải điều tra, khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn địa điểm thi công, dự báo trước các diễn biến thời tiết như mưa, bão,lốc để có biện pháp dự phòng đảm bảo an toàn cho người, vật liệu cũng như là tài sản dân cư sống lân cận.
– Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe, phòng chống cháy nổ …phải dựa vào các văn bản pháp qui hiện hành.
– Phải tiến hành điều tra xác định các vị trí tuyến đường ống ngầm, đường dây diện ngầm … trong phạm vi thi công để đảm bảo an toàn cho các công trình ngầm trong quá trình thi công.
– Phải có biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu tới môi trường sinh thái, ddwacj biệt là vấn đề xử lý nước thải do thi công tạo ra nhằm làm ô nhiễm đát, nguồn nước, nhất là nước ngầm.
Các biện pháp an toàn trong thi công
– Tất cả mọi người tham gia thi công phải bắt buộc dự khóa học an toàn lao động do ban an toàn công trường dậy.
– Tất cả mọi người tham gia thi công phải được trang bị bảo hộ lao động.
– Các đường tạm, cầu tạm phải có bố trí biển báo, hướng dẫn cho người tham gia giao thông.
– Các thiết bị thi công sử dụng nguồn điện phải trang bị hệ thống an toàn như: ổn áp, bộ tự ngắt. các máy móc sử dụng xăng dầu , khí ga…phải được trang bị thiết bị phòng chống cháy nổ.
– Phải có hệ thống chiếu sáng nếu thi công ban đêm.
Bảo vệ môi trường.
– Phải có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước.
– Phải có biện pháp xử lý phế thải, rác thải sinh hoạt, đặc biệt là các loại phế thải lẫn dầu mỡ.
– Phải có biện pháp phòng ngừa ô nhiếm khí thải và tiếng ồn.
Hình ảnh ứng dụng màng chống thấm HDPE