Hiện tượng xâm nhập mặn ở Miền Tây: Nguyên nhân và giải pháp
Ngày đăng: 1 June, 2024
Mục lục
Khốn đốn chống chọi hạn mặn, hạn hán tại Miền Tây
– Thời gian gần đây, tình hình hạn, mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long diễn biến hết sức phức tạp. Sự thay đổi này đã khiến các tỉnh miền Tây trong khu vực như: Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau,… phải ban bố tình trạng khẩn cấp do hạn hán, xâm nhập mặn.
– Hiện tượng xâm nhập mặn ở miền Tây Việt Nam đang là vấn đề nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực này.
– Dự báo cho thấy, hiện tượng El Nino có thể quay trở lại sau khoảng 3-4 năm, cùng với nhiều yếu tố khác . Như nguồn nước, biến đổi khí hậu. Điều này sẽ tiếp tục tạo ra thách thức cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với hạn hán dữ dội.
Tác động của hạn hán là không hề nhỏ
Nguyên nhân và hậu quả đem lại
Các nguyên nhân chính
Chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng và buộc phải sống chung với tình trạng này trong thời gian dài. Đến từ các nguyên nhân chính sau đây.
+ Nguồn nước ngọt từ sông Mê Kông bị suy giảm do các dự án thủy điện, đập đá. Dẫn đến cạn kiệt nguồn nước và tác động trực tiếp đến quá trình xâm nhập mặn.
+ Biến đổi khí hậu kết hợp với hiện tượng El Nino. Cũng góp phần khiến hạn hán, xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng hơn. Tác động này không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Mà còn đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của cộng đồng địa phương.
+ Hoạt động khai thác nông nghiệp bừa bãi của con người. Tăng diện tích phá rừng làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu đất.
Hậu quả đem lại
– Đánh giá của các chuyên gia và cộng đồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm nay cao hơn mức trung bình nhiều năm trước. Nhưng chưa đến mức nghiêm trọng như năm 2016, 2020 và 2024 như hiện nay.
– Mặc dù chính quyền địa phương đã triển khai một số biện pháp các giải pháp đảm bảo nguồn nước sạch. Nhưng đâu đó vẫn còn những vùng xa trung tâm người dân đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nước:
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiễm mặn đất đã làm giảm khả năng canh tác và chất lượng đất. Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng cây trồng.
+ Người dân phải đối mặt với sản lượng và giá trị nông sản giảm sút, dẫn đến thu nhập giảm sút, đời sống khó khăn hơn.
+ Xâm nhập mặn sâu và độ mặn gia tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.
+ Mực nước các kênh, ao xuống rất thấp gây trượt lở, sụt lún bờ sông, kênh.
+ Ngoài ra, xâm nhập mặn còn tác động tiêu cực đến nguồn nước ngọt, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Các giải pháp thiết thực và tối ưu nhất
Cải thiện, quản lý tài nguyên nước
+ Đào và nạo vét kênh mương, hồ chứa nước nhằm khôi phục, tăng khả năng trữ nước.
+ Tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước biển xâm nhập. Xây đập nước ngăn mặn, đắp đê vùng ven biển.
+ Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cần có biện pháp trữ nước ngọt để sản xuất và sinh hoạt như nguồn nước mưa, tái sử dụng nước sinh hoạt.
Chống mặn cho cây trồng và nuôi trồng thủy sản
+ Khuyến khích người dân thay đổi giống cây trồng thời vụ, chịu được mức mặn cao.
Sử dụng giống cây trồng phù hợp với điều kiện địa hình tại địa phương
+ Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, cần theo dõi thực hiện quan trắc độ mặn môi trường nuôi. Từ đó, xác định được khoảng thời gian bắt đầu và thời điểm kết thúc. Phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.
+ Chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình …). Hoặc có thể dùng nilon hay màng phủ nông nghiệp phủ gốc để giữ ẩm cho đất.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp để phủ gốc cây
Xây dựng các công trình chống xâm nhập mặn, nâng cao ý thức người dân
+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường.
+ Triển khai và xây dựng các công trình thiết thực, phù hợp với môi trường và địa hình tại các vùng ngập mặn và hạn hán.
+ Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn.
+ Cần khuyến khích nghiên cứu khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này.