Kinh nghiệm trồng dưa lưới cho vụ mùa bội thu

Ngày đăng: 31 October, 2024

Trồng dưa lưới đang trở thành xu hướng nông nghiệp hiện đại khá phổ biến và đem lại năng suất, chất lượng cây trồng cực tốt. Đây chính là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn đầu tư vào nông nghiệp xanh, bền vững. Bài viết hôm nay Phú An Nam xin giới thiệu đến bạn đọc những kinh nghiệm. Cùng những bí quyết để trồng dưa lưới đạt năng suất tối ưu nhất. Đừng bỏ lỡ những thông tin chi tiết qua bài viết này nhé.

Những lưu ý trước khi trồng dưa lưới

Thời vụ trồng dưa lưới

– Dưa lưới là loại cây phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh sáng. Do đó, thời vụ thích hợp nhất để trồng dưa lưới hữu cơ là từ tháng 2 – 9 hàng năm.

– Dưa lưới có thời gian sinh trưởng và phát triển là khoảng 60 – 120 ngày tùy theo giống dưa. Nên bắt đầu gieo cây từ khoảng tháng 2, tháng 3. Thời tiết lúc này nắng nhiều sẽ cho quả dưa lưới có chất lượng cao.

– Không nên trồng dưa vào thời tiết lạnh, mưa nhiều sẽ khiến cây phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Cho năng suất thấp, chất lượng quả cũng không tốt.

Lựa chọn ví trí trồng

Vị trí trồng đầy đủ ánh sáng và nắng, nơi trồng dưa lưới phải cao ráo, không xảy ra ngập úng.

Lựa chọn nơi cao ráo trồng dưa lưới để tránh tình trạng ngập úng

Lựa chọn nơi cao ráo trồng dưa lưới để tránh tình trạng ngập úng

Phương pháp canh tác

Hiện nay, có 2 phương pháp canh tác chính đang được lựa chọn để trồng. Là trồng trên nền giá thể phương pháp thủy canh hoặc trồng trên nền đất theo phương pháp truyền thống.

Ứng dụng hiệu quả bạt địa chất (bạt nông nghiệp) trong sản xuất

– Hiện nay, ngoài việc trồng dưa lưới trực tiếp bên ngoài, để hấp thụ nguồn ánh sáng và lượng nước tự nhiên. Thì việc bà con nông dân đã và đang áp dụng các phương pháp, kỹ thuật tiên tiến. Kết hợp với sử dụng các vật tư trong công tác trồng hiệu quả trở nên khá phổ biến. Phải kể đến mô hình trồng dưa dưa lưới trong nhà kính. Phổ biến nhất là tại TP.Đà Lạt và huyện Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng ở nước ta.

– Nhằm mục đích gia tăng năng suất và hạn chế sâu bệnh phát triển. Cung ứng sản phẩm sạch và chất lượng ra thị trường. Nhu cầu làm sạch luống đi trong việc chăm bón hiệu quả cây dưa lưới. Thì việc nông dân sử dụng bạt địa chất (bạt nông nghiệp) trong việc trồng loại quả này cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tăng nguồn thu nhập đáng kể cũng như tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí phát sinh.

Quy trình chuẩn bị trồng dưa lưới

Chuẩn bị hạt giống

Hiện nay có rất nhiều loại hạt giống dưa lưới được bán trên thị trường. Để lựa chọn được hạt giống chất lượng tốt bạn nên lưu ý:

+ Chọn loại hạt giống F1 thuần chủng.

+ Lựa chọn hạt giống từ các đơn vị có thương hiệu hoặc từ các nhà vườn chuyên trồng dưa lưới.

Chọn đất trồng

Đất trồng dưa lưới phải là loại đất thịt có thành phần dinh dưỡng cao, thoát nước tốt. Tránh cây xảy ra tình trạng ngập úng. Bạn có thể lựa chọn loại đất sạch có pha trộn thêm xơ dừa, vỏ trấu. Sau đó xử lý và làm sạch.

Chuẩn bị phân bón

Phân bón cho dưa lưới có thể dùng phân NPK. Hoặc bạn có thể lựa chọn các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoai mục, đạm cá, phân gà hữu cơ, phân chuối ủ,…

Chuẩn bị nguyên vật liệu khác

– Ngoài những nguyên liệu chính trên thì bạn có thể cần chuẩn bị thêm một số vật tư, nguyên liệu khác. Như bầu trồng hoặc chậu trồng cây nhựa có lỗ thoát nước. Các chế phẩm ngừa sâu bệnh để có thể kịp thời xử lý ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu của sâu bệnh hại.

– Hoặc bạn có thể chọn ươm cây trực tiếp trong bầu trồng. Tuy nhiên, việc ươm cây tại khay ươm trong 1 khu vực riêng. Sẽ giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng của cây con. Đồng thời, bạn sẽ dễ dàng hơn để chọn lựa các cây con khỏe nhất trước khi đưa lên bầu trồng.

Những kỹ thuật trồng dưa lưới

Ươm hạt giống và trồng cây con

+ Ngâm hạt với nước ấm từ từ 4 – 6 tiếng và dùng vải giữ ẩm để ủ hạt. Khi hạt bắt đầu nứt nhánh thì tiến hành cho cây vào bầu ươm và phủ một lớp mỏng đất để nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm.

+ Sau 2 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm và khoảng sau 8 – 10 ngày sẽ lên 2 lá thì đem trồng. Trong khoảng 3 ngày đầu từ ngày hạt nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước trắng để cây phát triển. Sau đó, có thể tưới dinh dưỡng pha loãng nồng độ thấp trước khi đưa cây con lên chậu trồng.

+ Sau khi cây phát triển từ 2,3 lá thật thì tiến hành trồng vào chậu hay ra khu đất đã chuẩn bị từ trước. Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Cần tưới nước mỗi ngày 2 lần, che phủ bằng rơm hoặc tạo bóng râm để cây con hồi sức.

Tiến hành Chăm sóc cây dưa lưới

+ Tưới nước cho cây.

+ Tỉa nhánh.

+ Bón phân

+ Làm giàn hoặc dây leo.

Công đoạn tỉa cành, lá và chọn lọc quả non

Công đoạn tỉa cành, lá và chọn lọc quả non

Phòng ngừa sâu bệnh khi trồng dưa lưới

+ Chọn được giống tốt, có sức sống tốt, kháng chịu sâu bệnh mạnh.

+ Thường xuyên quan sát và chăm sóc kỹ để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Đồng thời, có những biện pháp xử lý kịp thời tránh bị lây lan trên diện rộng.

+ Nên sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm đảm bảo an toàn cho cả người trồng và người sử dụng.

Thu hoạch dưa lưới hữu cơ

– Quả dưa lưới chín có màu vàng, gân lưới rõ, cuống quả nứt ra. Nên rất dễ nhận biết và có mùi thơm đặc trưng.

– Trước khi thu hoạch dưa nên ngưng nước 7 ngày để dưa ráo nước và giòn ngon. Đừng để dưa quá chín trên cây sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dễ bị hư hỏng.

– Trồng dưa lưới không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm sóc tỉ mỉ. Mà còn yêu cầu nắm bắt những kỹ thuật để có vụ mùa bội thu.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button