Lịch sử ngành rọ đá, vải địa kỹ thuật, màng HDPE

Ngày đăng: 28 March, 2022

Rọ đá

Trước đây người ta làm kè với đê bao bình thường. Xử lý chân kè không triệt để nên kè chất lượng thấp, tuổi thọ không cao. Nên đầu thập niên 90.  Ở Việt Nam người ta áp dụng làm rọ đá bảo vệ chân kè . Và rọ đá lúc này chỉ là rọ đá đan bằng tay yếu ớt, đơn giản.
Và dây đan rọ cũng chị bằng thép thông thường. Nên độ bền cũng không được cao. Giữa thập niên 90 các nhà nhập khẩu, sản xuất địa kỹ thuật. Mới nghỉ tới nhập máy sản xuất rọ đá về gia công.  Tạo ra các rọ đá đan máy chắc chắn , cùng với công nghệ mạ kẽm công nghệ cao- công nghệ mạ kẽm nhúng nóng.
Với độ thẩm thấu cao, và hàm lượng mạ kẽm đến 265g/m2 còn gọi là mạ kẽm nặng. Công nghệ bọc nhựa dây thép cũng bắt đầu có tại Việt Nam. Giá nhựa nhập khẩu tại thị trường Ả Rập, Singapore phong phú, giá rẻ. Nguồn thép gia công tại Việt Nam. Và nguồn sản xuất dồi dào từ thị trường Trung Quốc.
Lúc này máy đan rọ thường nhập từ Đài Loan chất lượng tốt. Mắc lưới đều, công xuất cao. Nhưng bù lại giá thành rất cao. Và ít có doanh nghiệp nào tại Việt Nam . Tại thời điểm đó có nguồn vốn để nhập máy về gia công, sản xuất. Một phần tại thời điểm đó cơ sở hạ tầng, đê, thủy lợi chưa được đầu tư bài bản, được quan tâm như sau này. Nên nhiều doanh nghiệp ngành địa kỹ thuật đắng đo trong việc nhập máy về Việt Nam. Nên tại thị trường tại thời điểm thập niên 90.
Chỉ vài cơ sở sản xuất rọ đá. Sau này thập niên 2000 và đặc biệt.  Là cuối thập niên 2010 với việc Trung Quốc sản xuất hàng loạt máy sản xuất rọ với chất lượng kém hơn. Năng suất kém hơn nhưng giá thành cực rẻ.
Rọ đá thành phẩm được sản xuất ra tại nhà máy

Rọ đá thành phẩm được sản xuất ra tại nhà máy

Nhiều nhà cung cấp địa kỹ thuật đầu tư cơ sở gia công rọ đá nhiều hơn. Một điểm cộng thời điểm đó là thiết kế rọ đá đan bằng máy. Được đưa vào thiết kế, ứng dụng ngày càng nhiều. Nên các doanh nghiệp địa kỹ thuật không ngại đầu tư cơ sở khang trang và số lượng máy rọ đá tăng cao. Có nhiều cơ sở đầu tư 8 máy đến 10 máy rọ đá. Với đầy đủ các mắc lưới từ 6x8cm đến 10×12 cm.
Nhưng vẫn tập trung vào vài vùng kinh tế nổi trội của nước ta là TPHCM Và Hà Nội. Qua đó chất lượng kè, chân kè các công trình thủy lợi hiện tại tốt hơn trước rất nhiều.

Màng chống thấm HDPE

Trước đây cũng vào khoảng đầu thập niên 90 . Nước ta bắt đầu mở cửa thị trường. Vật liệu chống thấm cái gì đó còn xa lạ với người dân trong ngành môi trường, xây dựng. Với đô thị phát triển, chất thải ra môi trường ngày càng nhiều. Vấn đề an toàn sức khỏe được mọi người quan tâm hơn. Nên chính phủ cũng như người dân đòi hỏi về các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải. Vật liệu tiên tiến bảo vệ môi trường, được ưa chuộng hơn. Do giá thành đắt đỏ. Ít người biết đến nên trong thời gian này chỉ các doanh nghiệp nước ngoài.
Dự án có tính chất lớn vốn đầu tư nước ngoài mới sử dụng màng HDPE. Màng chống thấm HDPE tại thời điểm đó chỉ có 2 nhãn hàng là Huitex của Đài Loan, GSE của Thái Lan . Với công nghệ Mỹ và Châu Âu nên chất lượng rất tốt nhưng bù lại giá thành cao. Nên cũng chỉ có vài nhà nhập khẩu mặt hàng này. Cùng có máy hàn màng từ Đức, Mỹ giá cũng khá cao.
màng chống thấm HDPE được dùng trong công trình

Màng chống thấm HDPE được dùng trong công trình

Do đó ít nhà cung ứng vật tư địa kỹ thuật đầu tư vào ngành màng HDPE mà sau này rất phổ biến. Sau thập niên 2000 Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng với thế giới các nhà đầu tư cũng như các nhà máy do các thương hiệu nổi tiếng bắt đầu đổ bộ vào Việt nam do giá nhân công rẻ. Màng HDPE bắt đầu dùng phổ biến đặt biệt là bên lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Các tập đoàn CP, Japfa đầu tư trang trại ồ ạt vào Việt Nam do đó nhu cầu màng HDPE để xử lý, chứa chất thải được dùng nhiều và tăng đột biến. Cũng trong tại thời điểm đó Việt Nam cũng có vài cơ sở sản xuất màng HDPE nhưng đa số dùng công nghệ lạc hậu là công nghệ thổi, hàm lương PE nguyên liệu không cao khổ bạt chống thấm cũng nhỏ 4m hay 6m bất tiện cho thi công, chất lượng tuổi thọ không cao.
Cách đây khoảng 6 năm Việt Nam có thương hiệu HSE . Với công nghệ cán và màng HDPE có chứa Cacbon đen kháng UV cực tốt.  Với khổ bạt 8m thuận tiện cho thi công mới cạnh tranh nổi với các thương hiệu nhập, từ nước ngoài. Cũng trong giai đoạn này Solmax thương hiệu Canada.  Sản xuất tại Malaysia với giá thành tương đối rẻ bắt đầu xâm nhập, mạnh vào thị trường Việt Nam.
màng chống thấm HDPE được dùng làm hồ chứa nước

Màng chống thấm HDPE được dùng làm hồ chứa nước

Vải địa kỹ thuật

Sản phẩm này ra đời với mục tiêu tăng tiến độ thi công. Xử lý nền đất yếu. Và nước đầu tiên tạo ra sản phẩm này là Anh Quốc . Và bắt đầu phổ biến dần ra khắp thế giới. Cũng đầu thập niên 90 tại Việt Nam do các giáo sư. Các nhà thiết kế bắt đầu học hỏi áp dụng công nghệ phương tây vào các công trình công cộng vào các công trình xây dựng cầu đường tại Việt Nam. Vải địa kỹ thuật bắt đầu đưa vào các thiết kế các dự án trọng điểm của TPHCM và Miền tây.
Và họ cảm thấy rằng dùng vải địa không những xử lý tốt nền đất cực yếu tại các tỉnh miền tây mà còn giúp tiến độ thi công dự án nhanh hơn và phương pháp xử lý nền yếu cực kỳ đơn giản và hiệu phả. Vải địa lúc này được dùng là vải địa nhập khẩu và thương hiệu vải địa kỹ thuật TS là dòng vải địa không dệt được nhập nhiều và đầu tiên tại miền nam nước ta.
Chất lượng tốt, độ bền cao và đầy đủ các cường lực nhưng bù lại giá thành cao, chi phí dự án sẽ lên. Cuối thập niên 90 Việt Nam bắt đầu có vài nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt với công nghệ ép nhiệt. Giá thành vải địa mới được xuống dần và người ta mới mạnh dạn đưa vào thiết kế nhiều.
Không những là các dự án nền đất đất quá yếu như Miền Tây được dùng các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và cả miền trung đa số các dự án mở đường mới,mở rộng hoặc san lắp khu công nghiệp đều dùng vải địa kỹ thuật. Và sau 2010 Việt Nam đã có nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật dệt cường lực cao.
Nói chung hiện tai Việt Nam có thể tự chủ sản xuất được vải địa dệt, không dệt, màng chống thấm HDPE và cả gia công rọ đá mạ kẽm thường hay kẽm nặng với chất lượng ngang hàng với các nước trong khu vực.
Vải địa kỹ thuật được dùng lót đường trong thi công tại công trường
Vải địa kỹ thuật được dùng lót đường trong thi công tại công trường

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button