Màng chống thấm HDPE – Màng HDPE tại Đồng Nai.

Ngày đăng: 28 March, 2022

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Đồng Nai

Tình trạng ô nhiễm tại tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai có khoảng 3.3 triệu dân, dự báo còn tăng nhanh. Bởi dân nhập cư và toàn tỉnh có 32 KCN đang hoạt động. Vì vậy, địa phương đang chịu áp lực khá lớn trong quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường, ở tất cả các mặt như: khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, bảo vệ tài nguyên khoáng sản…

Về khí thải, theo kết quả kiểm tra của tỉnh Đồng Nai cho thấy những nơi, những thời điểm hàm lượng bụi vượt quy chuẩn. Bằng mắt thường, người dân vẫn có thể nhìn thấy, ghi nhận tình trạng bụi bẩn, ô nhiễm nặng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở đô thị.

Tình trạng xử lý nước thải cho đô thị tại Đồng Nai đang là vấn đề cấp thiết. Với dân số đông và ngày càng tăng, hệ thống hạ tầng nhiều nơi không theo kịp tốc độ tăng dân số. Thì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt lại đang gần bằng 0 (không). Thực trạng hiện nay, với tổng lượng nước thải sinh hoạt trên toàn tỉnh lên đến trăm ngàn m3/ngày đêm. Nhưng chỉ có hơn 1% nước thải sinh hoạt được xử lý, còn lại 98% vẫn đang xả trực tiếp ra môi trường.

Ở khu vực nông thôn hiện nay, ô nhiễm môi trường chủ yếu do rác thải (sinh hoạt, chất thải rắn nông nghiệp) và nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi chưa được thu gom, xử lý đảm bảo, thải trực tiếp ra nơi tiếp nhận.

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường

Các nhà máy xử lý chất thải liên tục xả khí thải, gây ô nhiễm không khí. Khí thải kết hợp với yếu tố tự nhiên khác làm ảnh hưởng đến sự phát triền của cây trồng, còi cọc, thậm chí gây mất mùa.

Các nhà máy tái chế rác thải nguy hại làm không khí xung quanh khu vực nhà máy luôn trong tình trạng ngột ngạt, khó thở. Ảnh hưởng sức khỏe người dân, nhất là bệnh hô hấp ở người già và trẻ em.

Nguy cơ cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị tại các bãi phế liệu, bãi tập kết và xử lý phế thải nhựa.

Nước thải sinh hoạt hay chất thải công nghiệp được xả thẳng ra suông suối, kênh mương. Làm chất lượng đất và nước tại khu vực đó bị ô nhiễm nặng nề. Nhiều chỉ tiêu môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép ở mức báo động như: ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng…

Nguồn nước kênh, mương, sông, suối bị ô nhiễm nặng. Dẫn đến tình trạng không thể sử dụng nguồn nước đó để sản xuất, chăn nuôi cũng như trồng trọt. Ảnh hưởng đến ngành nông lâm nghiệp và thủy sản.

Ứng dụng Màng chống thấm HDPE – Màng HDPE tại Đồng Nai.

Với tình trạng ô nhiễm đáng báo động như trên. Tỉnh Đồng Nai đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp. Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, các nhà máy sản xuất phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đảm bảo nước thải đạt chuẩn trước khi được thải ra ngoài môi trường.

Màng chống thấm HDPE được sử dụng làm lớp lót chống thấm, tại các hồ chứa nước thải hoặc hồ lắn chất thải trong hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, khi thi công hàn màng chống thấm HDPE, đơn vị thi công phải chú ý mối hàn kép đạt chất lượng. Và màng HDPE không bị rách trong quá trình thi công. đảm bảo nước thải không bị rò rỉ ra ngoài. Màng HDPE được sử dụng trong các công trinh này, có độ dày 1.5mm – 2.0mm. Có khả năng kháng tia cực tím, và kháng sinh hóa.

Hình ảnh màng chống thấm HDPE làm hồ chứa nước thải

Hình ảnh màng chống thấm HDPE làm hồ chứa nước thải

Ở Đồng Nai màng HDPE được sử dụng làm màng lót đổ bê tông. Trong các công trình xưởng sản xuất, nhà kho tại các công ty lớn. Với màng HDPE có chức năng chống thấm nước. Giúp bê tông không bị răn nứt. Đồng thời ngăn nước thấm ngược lên làm tăng độ ẩm, nấm mốc phát triển. Loại màng HDPE thường được sử dụng làm lớp lót đổ bê tông.

Màng chống thấm HDPE được sử dụng làm hầm Biogas. Đồng Nai phát triển mạnh ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc. Nước thải thải ra từ chăn nuôi đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Vì vậy, những trại chăn nuôi lớn có hầm Biogas nhằm xử lý chất thải. Ngăn không cho chất thải ngấm xuống nguồn nước ngầm, hoặc mùi hôi thối phát tán ra xung quanh. Màng HDPE được sử dụng làm lớp lót đáy có độ dày 0.5mm – 1.0mm. Màng HDPE phủ bên trên có độ dày 1.5mm – 2.0mm. Và phải có khả năng kháng tia cực tím.

Màng chống thấm HDPE ứng dụng trong làm hầm Biogas

Màng chống thấm HDPE ứng dụng trong làm hầm Biogas

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình. Trước khi lót màng HDPE, người ta thường trải một lớp vải địa kỹ thuật không dệt. Nhằm bảo vệ màng và gia cường nền đất, giúp nền đất ổn định hơn.

Địa chỉ cung cấp màng chống thấm HDPE uy tín tại Đồng Nai

Công Ty Phú An Nam là đơn vị cung cấp màng chống thấm HDPE hàng đầu tại miền nam Việt Nam. Nếu quý khách hàng có nhu cầu dùng màng HDPE tại Đồng Nai. Khách hàng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Theo số hotline 0915.378.118 hoặc email để chúng tôi tư vấn sản phẩm tốt nhất đến khách hàng. Chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ, tư vấn một cách tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Thông tin liên hệ:  

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ AN NAM

Điện thoại: 0915.378.118

Email: Salesp.phuannam@gmail.com

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button