Một số thiết kế về Bấc thấm ngang và Vải địa kỹ thuật tại Việt Nam

Ngày đăng: 19 July, 2022

Một số thiết kế về Bấc thấm ngang và Vải địa kỹ thuật tại Việt Nam

BẢN THOÁT NƯỚC NGANG

1.MÔ TẢ

Hạng mục này bao gồm công việc cung cấp vật liệu nhân công và máy móc để xây dựng Bản thoát nước ngang trong phạm vi được thiết kế như một phần của nền đường, trong phạm vi xử lý nền đất yếu. Các quy định của mục 03400 – Xây dựng nền đắp sẽ được tham chiếu và coi như một phần Chỉ dẫn kỹ thuật của mục này. Bấc thấm ngang cũng được hiểu là một cách gọi thông thường của Bản thoát nước ngang.

2.VẬT LIỆU

Bản thoát nước ngang (SBD-T200) phải có hai bộ phận – lõi và vỏ lọc. Vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt phải vừa có hệ số thấm cao hơn hệ số thấm của đất kề nó 3- 10 lần, nhưng vẫn ngăn được các hạt nhỏ chui qua.

Vỏ lọc của Bản thoát nước ngang phải được làm từ nguyên vật liệu là Polypropelene, sợi dài liên tục và lõi của Bản thoát nước ngang phải được làm từ vật liệu nhựa Polyvinyl Chloride nguyên sinh và đảm bảo không bị vỡ khi chịu ứng suất trong quá trình vận chuyển và lắp đặt thiết bị. Bản thoát nước ngang phải đưa vào sử dụng cần phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

Tên chỉ tiêu Mức Phương pháp thử
Bản thoát nước ngang:
Chiều dày, mm, không nhỏ hơn 8 TCVN 8220
Chiều rộng, mm, không nhỏ hơn 200 ASTM D3774
Độ giãn dài tại lực kéo đứt, % , không lớn hơn 25 ASTM D4595
Khả năng chịu nén, kPa, lớn hơn 250 ASTMD1621
Khả năng thoát nước tại áp lực

100 kPa tại gradient thủy lực 1=0.5 m3/s

(Từ 80 đến

100)xl06

ASTMD4716

Vỏ lọc bản thoát nước ngang:

Lực kéo giật, N, lớn hơn 250 TCVN 8871-1
Áp lực kháng bục, kPa, lớn hơn 900 TCVN 8871-5
Lực kháng xuyên thủng thanh, N, lớn hơn 100 TCVN 8871-4
Hệ số thấm, m/s, không nhỏ hơn 1.4×10-4 ASTMD4491
Kích thước lỗ biểu kiến, mm, không lớn hơn 0.075 TCVN 8871-6

Bản thoát nước ngang phải được bảo quản cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với các tia cực tím nhiều ngày.

3.THI CÔNG

Trước khi tiến hành thi công các hạng mục được mô tả ở mục này, Nhà thầu phải đảm bảo các hạng mục cần thiết phải thi công trước đã hoàn thiện.

3.1 Thiết bị thi công

Thi công Bản thoát nước ngang toàn bộ được sử dụng bằng nhân công thủ công. Ngoài ra, phần nối bấc thấm đứng và Bản thoát nước ngang thì sử dụng dụng cụ ghim kẹp giấy thông thường.

3.2 Trình tự thi công

Nhà thầu phải thiết kế được sơ đồ di chuyển làm việc của nhân công thi công trải Bản thoát nước ngang trên mặt bằng của tầng đệm cát theo nguyên tắc:

  • Khi di chuyến, nhân công không được di chuyển lên những bấc thấm đứng và Bản thoát nước ngang đã thi công.
  • Hành trình di chuyển của nhân cônglà ít nhất.

Trước khi thi công chính thức, đơn vị thi công phải tổ chức thi công thí điểm trên một phạm vi để kiểm tra quãng đường di chuyển của nhân công là hợp lý nhất. Việc thí điểm phải có sự chứng kiến của Tư vấn giám sát và trong quá trình thí điểm phải có theo dõi, kiểm tra trong đó chú ý kiểm tra mỗi thao tác thi công và mức độ chính xác của việc trải Bản thoát nước ngang về vị trí và chiều dài.

Thi công thí điểm đạt yêu cầu theo thiết kế thì mới được phép tiến hành thi công đại trà.

Các bước thi công chính sẽ như sau:

  • Định vị tất cả các vị trí sẽ phải trải Bản thoát nước ngang bằng các máy đo đạc thông thường theo hàng dọc tim tuyển đúng với đồ án thiết kế, đánh dấu vị trí định vị.
  • Trải Bản thoát nước ngang theo đúng chiều dài và vị trí đã được xác định.
  • Sử dụng ghim kẹp để kẹp bấc thẩm đứng và Bản thoát nước ngang.

4. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU

4.1 Trước khi thi công

  • Ít nhất là 28 (hai mươi tám) ngày trước khi bắt đầu tiến hành lắp đặt bấc thấm ngang gồm cả đoạn thử nghiệm, Nhà thầu cần nộp cho Tư vấn giám sát 3 mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên từ kiện hàng 10 nghìn mét bấc thấm ngang đầu tiên. Các mẫu sẽ được kiểm tra tại phòng thí nghiệm được phê duyệt.
  • Sau đó, 1 mẫu sẽ được chọn lựa ngẫu nhiên từ mỗi 10 nghìn mét bấc thấm ngang hoặc khi thay đổi lô hàng để kiểm tra định kỳ tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn theo chỉ định của Tư vấn giám sát. Các kiểm tra định kỳ bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, khối lượng, kích cỡ, độ dày và độ lớn của lỗ màng lọc. Tất cả các kiểm tra khác sẽ được thực hiện theo chỉ định của Tư vấn giám sát.
  • Trước khi thi công Nhà thầu phải lấy mẫu vật liệu, thí nghiệm theo các yêu cầu kỹ thuật ở trên đối với vật liệu dự kiến sử dụng, lập hồ sơ và trình TVGS xem xét chấp thuận. Chỉ sau khi có sự chấp thuận chính thức bằng văn bản của TVGS, thì mới được đưa vật liệu vào công trình để sử dụng.
  • Phải ghi lại chiều dải mỗi cuộn bấc thấm và quan sát xem bấc thấm có bị gẫy lõi không.

4.2 Trong quá trình thi công

  • Trong quá trình thi công nhà thầu phải có biện pháp kiểm soát chiều dài bấc thẩm, vị trí trải Bản thoát nước ngang.
  • Vị trí đặt Bản thoát nước ngang không được sai với thiết kế quá 5 cm.

4.3 Kiểm tra nghiệm thu

  • Kiểm tra vị trí thi công và vị trí bấc thẩm phù hợp với hồ sơ thiết kể.
  • Kiểm tra số lượng bấc thấm trên mặt bằng.
  • Kiểm tra chiều dài Bản thoát nước ngang trên mỗi phạm vi.
  • Khi kết thúc một phân đoạn xử lý nền đất yếu như trong hồ sơ thiết kế, Nhà thầu nộp ngay báo cáo thi công với những thông tin sau:
    • Vị trí thi công (sai số với vị trí thiết kể không được quá 5cm);
    • Số lượng bấc thấm được thi công (đếm trên mặt bằng thi công);
    • Vị trí của bấc thấm và chiều dài Bản thoát nước ngang;

Ngoài ra, tất cả những sự cố trong thi công đều phải được báo cáo.

5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THANH TOÁN

5.1 Xác định khối lượng

  • Khối lượng Bản thoát nước ngang sẽ được đo đạc để thanh toán bằng mét dài đã hoàn thiện được theo đúng như bản vẽ thi công đã duyệt và được Tư vấn giám sát chấp thuận. Khối lượng nằm ngoài phạm vi thể hiện trên bản vẽ hoặc nằm ngoài phạm vi do Tư vấn giám sát chỉ định sẽ không được thanh toán.
  • Khối lượng không phù hợp với bản vẽ, Qui định và Chỉ dẫn kỹ thuật phải dỡ bỏ và thay thế do lỗi thi công của Nhà thầu sẽ không được đo đạc, thanh toán.

5.2 Cơ sở thanh toán

  • Chỉ tiến hành đo đạc, xác định khối lượng để nghiệm thu đối với các hạng mục công việc có trong hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công được duyệt (trừ trường hợp các khối lượng phát sinh được chấp thuận của Chủ đầu tư).
  • Thanh toán: Căn cứ trên khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu. Thanh toán theo đơn giá trúng thầu đã được duyệt và căn cứ vào Họp đồng giữa Chủ đầu Tư với Nhà thầu thì công.
  • Khối lượng phát sinh được xử lý theo các qui định hiện hành.

6. CÔNG TÁC TRẢI VẢI ĐỊA KỸ THUẬT

 6.1 Yêu cầu chung

– Nhà thầu thi công cần có biện pháp để đảm bảo vải không bị nổi, không bị gió và dòng chảy cuốn dạt, và phải được đặt sát mặt đất trước khi lắp đặt thảm đá lên trên.

– Nhà thầu thi công phải đưa ra các biện pháp tổ chức thi công trải vải địa kỹ thuật để Chủ đầu tư phê duyệt.

– Công tác thi công vải địa kỹ thuật theo tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 9844 : 2013.

– Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu.

6.2 Vải địa kỹ thuật

– Sử dụng loại vải địa kỹ thuật không dệt, vải loại 1 có cường độ chịu kéo ≥ 24kN/m ngăn cách giữa nền và thảm đá. Các loại sợi dùng để sản xuất vải phải bao gồm không ít hơn 95% theo trọng lượng  là Polymer tổng hợp loại Polypropylene hoặc Polyester.

– Vải địa kỹ thuật phân cách đặt phía dưới thảm đá có tác dụng như một lớp lọc, hạn chế sự di chuyển của các hạt mịn ra ngoài.

– Nhà sản xuất vải phải cung cấp bản công bố chất lượng và chứng nhận chất lượng được xác nhận bởi phòng thí nghiệm có chứng chỉ ISO, đảm bảo vải địa kỹ thuật được giao đến công trường thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Yêu cầu vải địa lấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 9844:2013 như sau:

STT Chỉ tiêu Vải loại 1 ( Cường độ chịu kéo ≥24kN/m) Phương pháp thử
1 Lực kéo giật, N, không nhỏ hơn 1400 TCVN 8871-1:2011
2 Lực kháng xuyên thủng thanh, N, không nhỏ hơn 500 TCVN 8871-4:2011
3 Lực xé rách hình thang, N, không nhỏ hơn 500 TCVN 8871-2:2011
4 Áp lực kháng bục, kPa, không nhỏ hơn 3500 TCVN 8871-5:2011
5 Kích thước lỗ biểu kiến, mm ≥ 0,075 TCVN 8871-6:2011
6 Độ thấm đơn vị, s-1 ≥ 0,1 ASTM D4491
7 Sức kháng tia cực tím 500h, %, không nhỏ hơn 50 ASTM D4355
8 Trọng lượng đơn vị, g/m2 320 ASTM D8221
9 Độ dày, mm 2,0 ASTM D8220
10 Eg độ giãn dài kéo giật khi đứt (tại giá trị lực kéo giật lớn nhất) <50% ASTM D8871-1

7.3 Yêu cầu kỹ thuật.

Bao bì và bảo quản:

– Mỗi cuộn vải phải được dán nhãn cho thấy rõ ràng tên nhà sản xuất, tên chủng loại, số hiệu lô hàng và số liệu cuộn vải.

– Mỗi cuộn vải phải được bao gói bằng vật liệu phù hợp để bảo vệ cho vải không bị hư hỏng do vận chuyển do tác dụng của nước, ánh nắng mặt trời và các chất nhiễm bẩn khác.

– Trong thời gian lưu kho ngoài công trường, các cuộn vải phải được bao gói và để cao khỏi nền đất ẩm ướt và có biện pháp che đậy phù hợp để ngăn ngừa những hư hỏng do tác động tại công trường, do bức xạ tia cực tím, do các hoá chất lửa.

Ở trên là 1 số chỉ tiêu thiết kế về địa kỹ thuật ở các dự án Phú An Nam tham gia báo giá, nguồn từ khách hàng.

Vải địa kỹ thuật không dệt màu trắng, thực tế giao nhận.

 

Vải địa kỹ thuật không dệt màu trắng, thực tế giao nhận.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button