Những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng trong nuôi tôm
Ngày đăng: 26 August, 2022
Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn những yếu tố tác động đến sản lượng và chất lượng trong nuôi tôm hiệu quả cao nhất. Mỗi yếu tố mang một vai trò quan trọng và có tác động qua lại lẫn nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Mục lục
Các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng. Để mang lại sản lượng và chất lượng trong nuôi tôm đảm bảo, mùa vụ đạt hiệu quả cao nhất. Cần phải có những yếu tố như giống nuôi, phân bón, môi trường, mầm bệnh, ý thức người sản xuất, các loại vật tư như (thuốc, chế phẩm sinh học,…).
Các yếu tố quan trọng tác động đến sản lượng và chất lượng trong nuôi tôm bao gồm thức ăn, con giống, thuốc và chế phẩm xử lý môi trường, môi trường ao nuôi, tác nhân gây bệnh. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần được quan tâm để mang lại chất lượng tốt, thành công nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy hải sản
Chất lượng con giống
Con giống quyết định 80% thành công của một vụ nuôi. Nếu chất lượng giống tốt, sạch bệnh thì tôm cá lớn nhanh. Đặc biệt, đối với những con giống có ngoại hình đẹp thì sản lượng và chất lượng tôm sẽ tăng. Ngược lại nếu con giống mang mầm bệnh thì sẽ làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Lựa chọn tôm giống
Khi lựa chọn mua giống cần phải mua tại những cơ sở bán uy tín, có địa chỉ rõ ràng. Đồng thời xét nghiệm bệnh hoặc có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. Cần lưu ý khi thả giống cần phải thả đúng phương pháp theo hướng dẫn của bộ chuyên môn.
Thức ăn
Chi phí thức ăn trong nuôi tôm chiếm 50-65% tổng chi phí đầu tư. Vì vậy nếu thức ăn có chất lượng cao thì tôm sẽ lớn nhanh hơn. Và dẫn đến rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí sản xuất. Từ đó tăng sản lượng và chất lượng trong nuôi tôm. Các loại thức ăn nuôi tôm phải có trong danh mục thức ăn được phép lưu hành tại Việt Nam. Với đầy đủ thông tin sản phẩm và hạn sử dụng. Đồng thời thức ăn có hàm lượng đạm tiêu hóa phù hợp. Không bổ sung các thức ăn có hóa chất, kháng sinh bị cấm.
Quản lý thức ăn của tôm khi cho ăn
Sử dụng thức ăn có bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ tránh ẩm mốc. Không để gần với hóa chất, xăng dầu làm giảm chất lượng thức ăn.
Thông thường trong thức ăn của tôm cần phải bổ sung Vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa,… để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Cho tôm ăn đúng nhu cầu, không sử dụng thức ăn hết hạn, mốc để mang lại hiệu quả cao. Giảm tình trạng lo lắng cho người nuôi, tôm nhanh lớn.
Các loại thuốc và chế phẩm xử lý môi trường trong nuôi tôm
Khi nuôi tôm, các thủy sản mắc bệnh hoặc môi trường xuống cấp. Trong quá trình nuôi, tôm bị tác động bởi nhiều tác nhân như biến đổi thời tiết, các yếu tố môi trường, ký sinh, vi khuẩn, virus, hay chất lượng thức ăn,… Thì ta sử dụng thuốc, hóa chất và các chế phẩm xử lý môi trường. Sử dụng thuốc, chế phẩm khi biết rõ nguyên nhân gây bệnh, theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường, tránh các tác nhân gây bệnh, tốn kém, tồn dư trong sản phẩm làm giảm chất lượng.
Sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy hải sản
Khi sử dụng thuốc cần dùng các loại thuốc và hóa chất có trong danh mục cho phép lưu hành. Sản phẩm thuốc có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản riêng biệt và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cán bộ chuyên môn. Những ao nuôi đã thu hoạch xong cần phải bơm nước thải và các chất thải rắn vào khu vực riêng chứa bùn, chất thải. Cần phải xử lý nước thải trước khi thải ra tự nhiên để hạn chế lây lan mầm bệnh cho tôm.
Các tác nhân gây bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi trong ao. Làm giảm năng suất, sản lượng và chất lượng trong nuôi tôm. Cần phải đảm bảo tốt các tác nhân có thể gây bệnh như: thức ăn, con giống, môi trường ao nuôi,…
Môi trường nuôi tôm
Môi trường là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến nuôi tôm, quyết định đến thành công hay thất bại trong vụ nuôi tôm. Chính vì vậy trong quá trình nuôi tôm, người nuôi cần chú ý quản lý tốt môi trường. Qua cách ổn định môi trường nước trong ao, quản lý màu nước, độ mặn, nhiệt độ, oxy,… Đối với nuôi tôm cần đảm bảo mật độ tảo, cần bón vôi trên bờ ao, xuống hồ ao để hạn chế thay đổi pH. Tránh các biến động môi trường nước.
Môi trường ao nuôi chính là nguồn lây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật nuôi trong ao. Cần quản lý tốt môi trường ao nuôi nhằm nâng cao sức khỏe động vật nuôi. Giảm chi phí sản xuất và quản lý tốt môi trường.
Môi trường ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng trong nuôi tôm
Kỹ thuật nuôi tôm cũng là yếu tố tác động đến sản lượng và chất lượng trong nuôi tôm
Khi chuẩn bị nuôi tôm, người nuôi cần xử lý ao hồ trước khi thả nuôi. Chẳng hạn như phơi đáy ao, đầm nuôi, bón vôi và các tạp chất, xử lý nguồn nước trên ao và đầm nuôi. Đồng thời người nuôi tôm cần tuân thủ lịch thời vụ. Ngày nay dựa theo giải pháp nuôi tôm theo Viet GAP nhằm giảm tình trạng dịch bệnh. Đồng thời nâng cao năng suất sản lượng và chất lượng trong nuôi tôm. Vì vậy, cần phải đảm bảo được kỹ thuật nuôi tôm theo đúng thời vụ để mang lại hiệu quả và chất lượng cao.
Sử dụng màng chống thấm HDPE trong lót hồ nuôi tôm
Trên đây là các yếu tố nuôi tôm mang đến sản lượng và chất lượng tốt cho người nuôi tôm. Hy vọng bài viết giúp bạn những hữu ích và các thông tin cần thiết trong việc bắt đầu thả nuôi tôm.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp về sử dụng màng chống thấm HDPE trong lót hồ nuôi tôm xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ AN NAM
Điện thoại: 0915.378.118
Email: salesp.phuannam@gmail.com