Phân loại và tìm hiểu các loại hình xây dựng ở Việt Nam
Ngày đăng: 2 January, 2025
Ngành xây dựng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có thể quản lý và phát triển các dự án xây dựng hiệu quả, việc phân loại và tìm hiểu các loại hình xây dựng ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Mỗi loại công trình đều có đặc điểm, mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Trong bài viết này, cùng Phú An Nam tìm hiểu chi tiết về các loại hình xây dựng ở Việt Nam. Cách phân loại theo kết cấu và công năng như thế nào nhé.
Mục lục
- 1 Phân loại công trình xây dựng theo kết cấu
- 2 Phân loại công trình xây dựng theo từng công năng
- 2.1 Công trình sử dụng theo mục đích dân dụng
- 2.2 Công trình sử dụng dành cho mục đích sản xuất công nghiệp
- 2.3 Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật
- 2.4 Công trình phục vụ đối với ngành giao thông vận tải
- 2.5 Công trình phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
- 2.6 Công trình sử dụng đối với mục đích quốc phòng, an ninh
Phân loại công trình xây dựng theo kết cấu
Các công trình xây dựng theo kết cấu
Theo Luật Xây dựng 2014, công trình xây dựng có thể phân loại theo kết cấu. Với Các loại công trình bao gồm:
- Nhà ở phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người, như nhà riêng lẻ, nhà chung cư, các khu nhà ở tập thể.
- Cầu: có thể là cầu bộ hành động, cầu đường, đường sắt.
- Đường: Bao gồm các đường dành cho phương tiện giao thông thông tin như đường bộ, đường cao tốc và đường sắt.
- Hầm: Công trình phục vụ cho giao thông dưới lòng đất, như hầm đường bộ, hầm đường sắt, hầm tàu ngầm.
- Cảng và trụ phục vụ cho hoạt động hàng hải.
- Tháp và bể chứa: tháp truyền hình, tháp nước và bể chứa các loại vật liệu, nước hoặc chất thải.
- Các loại kết cấu khác: Bao gồm các công trình đặc biệt khác như silo, đê, đập, kè và các công trình sử dụng đường ống.
Phân loại công trình xây dựng theo từng công năng
Phân loại công trình xây dựng theo công năng và bao gồm các loại công trình xây dựng như sau:
Hình ảnh phân loại công trình xây dựng theo quy định của Pháp Luật Việt Nam
Công trình sử dụng theo mục đích dân dụng
Đây là những công trình phục vụ nhu cầu sống và sinh hoạt của con người. Bao gồm các công cụ dân dụng: Các công trình nhà ở, các tòa chung cư cao ốc, nhà ở tập thể, nhà ở riêng lẻ,… Hay các công trình công cộng như: công trình dành cho giáo dục, các công trình dịch vụ y tế, thể thao, văn hóa, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, công trình dịch vụ.
Công trình sử dụng dành cho mục đích sản xuất công nghiệp
Công trình này còn gọi là công trình công nghiệp phục vụ cho quá trình khai thác và sản xuất. Các loại công trình nghiệp vụ bao gồm:
- Công trình sản xuất ra các loại nguyên vật liệu, sản phẩm, năng lượng để phục vụ cho các ngành công nghiệp khác như khoáng sản, sản xuất cơ khí, luyện kim, chế biến thực phẩm,…
- Các công trình dầu khí
- Công trình năng lượng;
- Công trình hóa chất;
- Công trình ngành công nghiệp nhẹ
Công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật
Đây là các công trình được xây dựng để phục vụ cơ sở hạ tầng. Nhu cầu của xã hội, bao gồm:
- Sản xuất, cung cấp, lưu trữ, xử lý nước và thoát nước thái.
- Lưu trữ và xử lý các loại chất thải rắn.
- Sử dụng để làm các phương tiện chiếu sáng tại những nơi công cộng.
- Làm các dịch vụ chôn cất, hỏa táng, cử hành việc tang lễ.
- Truyền tải thông tin và duy trì cảnh quan đô thị.
- Cung cấp các chỗ đỗ xe tại nơi công cộng.
Công trình phục vụ đối với ngành giao thông vận tải
Công trình giao thông là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội. Với các công trình giao thông bao gồm:
- Các công trình đường bộ như: Đường cao tốc dành cho ô tô, đường dành cho ô tô. Phần đường trong đô thị, phần đường trong nông thôn.
- Các công trình công cộng như các bến xe, bến phà, các cơ sở dùng cho việc đăng kiểm các phương tiện giao thông đường bộ. Các trạm thu phí hay trạm dừng chân nghỉ.
- Các công trình đường sắt như: Đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc, đường sắt với tốc độ cao.
- Các công trình cấu như cầu dành cho đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm các cầu treo dân sinh), cầu đường sắt, cầu phao, cầu treo dành cho dân sinh.
- Công trình hầm: Hầm dành cho tàu điện ngầm, hầm dành cho người đi bộ, hầm đường cho các phương tiện giao thông nhu ô tô, xe máy, hầm cho tàu đường sắt.
- Công trình đường thủy hàng hải, nội địa.
- Các công trình dành cho đường hàng không.
Công trình phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Các công trình thủy lợi như hồ chứa nước, đập ngăn nước,..
- Các công trình dành cho việc đê điều
- Công trình trong các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng, trồng trọt. Các công trình thủy sản và các dự án cho việc đầu tư xây dựng công trình khác phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Công trình sử dụng đối với mục đích quốc phòng, an ninh
Các công trình phục vụ cho quốc phòng an ninh đều được Bộ quốc phòng và Bộ Công an quy định chi tiết đối với từng hạng mục. Bao gồm cơ sở quân sự, biên phòng. Công trình bảo vệ quốc gia.
Công trình xây dựng theo công năng
Như vậy, việc phân loại các loại hình xây dựng ở Việt Nam không chỉ giúp quản lý và kiểm soát hiệu quả các công trình. Đồng thời đảm bảo tính pháp lý, an toàn và chất lượng cho mỗi công trình. Mỗi loại công trình đều có yêu cầu và tiêu chuẩn riêng. Chúng được xây dựng theo các quy định pháp luật. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về phân loại và tìm hiểu các loại hình xây dựng ở Việt Nam.