Rọ đá (4x2x0.3)m-3 vách ngăn sử dụng trong công trình kè ở Củ Chi.

Ngày đăng: 28 March, 2022

Tìm hiểu về rọ đá (4x2x0.3)m-3 vách ngăn

Quy cách rọ đá

Rọ đá (4x2x0.3)m được thiết kế sử dụng trong công trình kè. Chống sạt lở bờ sông đi qua khu dân cư hiện hữu:
– Kích thước mắt lưới được sử dụng trong công trình là mắt lưới P10 (10×12)cm. Có 2 vòng xoắn kép giữa các dây đan rọ đá.
– Dây đan được sử dụng làm rọ đá có kích thước 2.7mm, bọc nhựa PVC nguyên sinh 0.5mm.
– Dây viền được sử dụng làm rọ đá có kích thước 3.4mm, bọc nhựa PVC nguyên sinh 0.5mm.
– Còn dây buộc được sử dụng làm rọ đá có kích thước 2.2mm, bọc nhựa PVC nguyên sinh 0.5mm. Được cấp kèm theo rọ đá để thi công tại công trường.
– Vách ngăn rọ đá được làm từ các tấm lưới có kích thước (1×2)m. Các vách ngăn cách nhau 1m.
– Các vách ngăn được buộc vào các đáy rọ đá tại nhà máy sản xuất trước khi đóng thành kiện. Để dễ dàng vận chuyển đến công trình.
– Nắp đậy rọ đá, có thể là nắp rời hoặc nắp liền. Được buộc vào rọ đá sau khi xếp đá vào trong rọ.

Hình ảnh rọ đá ứng dụng công trình tại Củ Chi

Hình ảnh rọ đá ứng dụng công trình tại Củ Chi

Thông số thép sợi sản xuất rọ đá đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

– Cường độ chịu kéo: 38 – 52 kg/cm3, theo tiêu chuẩn BS 1052: 1980 (1999).
– Độ giãn dài khi kéo đứt > 12%, theo tiêu chuẩn BS 1052:1980 (1999).
– Chiều dày lớp mạ kẽm: thông thường < 50g/m2 theo tiêu chuẩn 2053:1993. Đặc biệt 220 – 280 g/m2 theo tiêu chuẩn BS 443: 1982 (1990)
– Lớp nhựa PVC có chỉ tiêu cơ lý sau:
– Tỷ trọng: 1.3 – 1.4 g/cm3 (ASTM D 792 – 91)
– Độ bền kéo 210kg/cm3 (ASTM D 412 – 92)
– Độ bền khi kéo đứt: 200% (ASTM D 412 – 92)
– Modul đàn hồi: 190kg/cm3 (ASTM D 412 – 92)
– Kháng mài mòn: 0.3cm3(ASTM D 1242 – 56)

Hệ thống sông ngòi ở Củ Chi

Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Huyện Củ Chi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá đa dạng. Củ Chi nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Có đường giao thông giao lưu với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ.
Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều. Với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương,… Đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ thủy văn của sông Sài Gòn. Chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông ngòi, kênh rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện. Và nét nổi bật của dòng chảy cùng sự xâm nhập của thủy triều.

Quy trình thi công kè rọ đá

Chuẩn bị mặt bằng

Đây là bước đầu tiên trong quá trình thi công kè rọ đá. Ở khâu này cần san lấp mặt bằng, xử lý nền đất yếu, và làm sạch khu vực thi công. Cần thực hiện một cách cẩn thận. Để đảm bảo kè rọ đá được thi công trên một nền móng vững chắc.

Lựa chọn vật liệu và thiết kế

Việc thiết kế và lựa chọn vật liệu phải dựa vào nhiều yếu tố. Như điều kiện địa hình, tác động của môi trường và yêu cầu về độ bền của công trình. Đồng thời, cũng cần chú ý đến việc chọn loại rọ đá phù hợp với ngân sách của dự án.

Thi công và nghiệm thu công trình

Thi công rọ đá cần được tiến hành theo các bước như quy định nhằm đảm bảo chính xác. Sau khi thi công xong, kè rọ đá cần được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.

Hình ảnh rọ đá Phú An Nam sắp xếp lên xe chuẩn bị giao cho khách hàng
Hình ảnh rọ đá Phú An Nam sắp xếp lên xe chuẩn bị giao cho khách hàng

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button