Rọ đá trong thiết kế đê kè ở Miền Trung.
Ngày đăng: 28 March, 2022
Mục lục
Rọ đá trong thiết kế đê kè ở Miền Trung
Rọ đá dùng loại rọ thép mạ kẽm có quy cách sau
– Dây đan lưới: đường kính D = 2.7 mm.
– Dây khung lưới: đường kính D = 3.4 mm.
– Dây buộc: đường kính D = 2.0 mm.
– Kích thước mắc lưới rọ đá: 80 x 100 mm.
Hình ảnh thiết kế mắc lưới và cách buộc liên kết các tấm lưới thép rọ đá.
Cách ghép buộc rọ đá
– Trước khi ghép buộc thành rọ đá, các tấm lưới thép phải phẳng, vuông góc. Các cạnh song song, không còn nếp nhăn, nếp gấp.
– Tất cả các tấm lưới thép cần phải được chế tạo trong nhà máy. Những tấm này được tính toán đầy đủ các dự phòng để khi lắp ghép lại thì được một rọ thép đúng như kích thước thiết kế.
– Các mép cạnh của tấm lưới thép được liên kết với nhau chặt chẽ bằng dây buộc phải liên tục. Các mối buộc là quấn đơn và quấn kép phân chia điều trên các cạnh của rọ. Các dây buộc thường được kết thúc ở góc rọ đá bằng mối quấn ba cho chắn chắn, đầu dây buộc phải bẻ gập vào trong rọ đá. Thông thường các vòng quấn cách nhau 10cm.
Các yêu cầu về đá hộc xếp trong rọ đá
– Đường kính viên đá D = (15 ÷ 15) cm, đá có kích thước nhỏ hơm phải được xếp vào giữa rọ đá.
– Đá phải được lèn chặt bằng xà beng sao cho độ rỗng giữa các viên đá nhỏ nhất.
– Sau khi xếp đá đầy rọ đá, rọ đá không bị bung mối buộc, không bị phình, giữ được hình dạng và kích thước ban đầu.
Trình tự thi công xếp đá hộc trong rọ đá
– Xếp một lớp kín đáy trước, sau đó xếp cao dần lên đến đầy rọ.
– xếp lớp đầu tiên phải nhẹ nhà để không làm hỏng lớp kẽm mạ bọc thép đáy rọ,. Nếu rọ đá thép đặt trên vải địa kỹ thuật làm chức năng lọc thì không được làm rách vải lọc..
– Trong qua trình xếp đá phải khống chế độ chênh lệch của mặt đá xếp trong các rọ kề nhau không vượt quá 0.5m để rọ đá không bị biến dạng.
– Lớp trên cùng đổ cao hơn so với rọ đá (2 ÷ 2.5)cm để dự trữ lún của đá trong rọ.
Dây buộc rọ đá
Sau khi xếp đá đầy rọ bằng phẳng rồi đạy và buộc nắp, cần giữ cho nắp rọ không bị căng quá và đậy kín rọ đá. Dây buộc nắp rọ cũng chính là dây đã sử dụng để buộc rọ. Nút cuối cùng ở góc phải quấn ba vòng.
Tin tức liên quan
Một thiết kế dự án sử dụng rọ đá và vải địa kỹ thuật tại Long An
Mục lục1 Thảm đá1.1 Dây đan1.2 Dây viền1.3 Vách ngăn và tấm đáy1.4 Dây cột1.5 Đá dùng trong thảm đá2 […]
Các công trình kè, dự án kè có ý nghĩa như thế nào với bà con miền Trung
Ngày nay, nhiều nước quốc gia trên thế giới, sạt lở bờ sông là vấn đề cấp thiết cần có […]
Rọ đá làm kè giúp hạn chế thiên tai, sạt lở
Việc chống sạt lở, xói mòn do thiên tai đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. […]
Phân biệt lưới thép B40 và rọ đá khác nhau như thế nào
Như chúng ta đã biết, ngày nay cái tên rọ đá và lưới thép B40 không còn xa lạ với […]
RỌ ĐÁ NEO DÙNG TRONG TƯỜNG CHẮN
Mục lục1 MÔ TẢ2 CÁC TIÊU CHUẨN THAM CHIẾU3 QUY ĐỊNH VẬT LIỆU3.1 Bộ phận bề mặt – rọ đá […]
Tại sao nên sử dụng rọ đá trong đê kè, công trình chống sạt lỡ?
Ngày nay, rọ đá được sử dụng phổ biến trong các công trình thủy lợi, các vấn đề về gia […]