Rọ đá và vải địa kỹ thuật trong các dự án khu dân cư ven sông
Ngày đăng: 28 March, 2022
Mục lục
Rọ đá và vải địa kỹ thuật trong các dự án khu dân cư ven sông
Các dự án khu dân cư ven sông
Ngày nay, các thành phố lớn ở Việt Nam, khói bụi từ nhà máy, xe cộ ở mức báo động. Rác thải sinh hoạt do người dân thải ra gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiệm trọng. Quá ngán ngẩm với sự chen chúc và không gian ngột ngạt ở khu vực trung tâm. Người dân thành phố đang trở ngược ra ngoại thành, đặc biệt là các khu vực ven sông, kênh rạch. Do đó, thị trường bất động sản cũng đang chuyển hướng từ “cận thị” sang “cận giang”. Nhà đầu tư cũng đã xây dựng những dự án KDC ven sông. Thu hút rất nhiều người quan tâm, và chuyển đến sinh sống.
Tuy nhiên, những dự án KDC ven sông lại đối mặt với tình trạng sạt lở hai bên bờ. Đồng thời gây băn khoăn về độ vững chắc của móng nền các dự án. Do đây là vùng đất yếu, không ổn định và dòng nước tác động liên tục. Loại đất trầm tích, sình lầy là loại nền đất yếu nhất, dễ gây tổn hại cho công trình. Những nơi có sông ngòi, kênh rạch đi qua thì tính chất xung yếu càng lớn.
Ở những nơi có vùng đất yếu có thể khắc phục bằng cách neo móng. Nghĩa là khoan sâu hơn lớp bùn sình và neo móng chặt hơn ở các tầng đất chắc hơn. Tuy nhiên, việc neo móng chỉ thực hiện ở một số công trình nhà ở cá nhân. Đường sá thì chưa áp dụng phương pháp neo móng này. Trong khi với đường sá, yếu tố địa chất còn bị nhiều tác động do các phương tiện giao thông. Nên lún rất nhanh, dẫn đến hiện tượng nhà và đường vênh nhau.
Rọ đá ứng dụng trong làm kè ven sông
Sơ lược các bước làm kè
Vấn đề sạt lở đất khu ven sông gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho KDC ven sông cần phải thi công bờ kè vững chắc.
Ngoài việc bố trí các lớp phủ, các kết cấu công trình để bảo vệ chân bờ và mái bờ. Thì việc gia cường mái bờ; xử lý đất nền bờ, lòng sông. Hay việc tăng cường khả năng chịu tải cho nền đất yếu rất quan trọng. Trong đó, rọ đá và vải địa kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng làm kè. Với ưu điểm như bền đẹp, chi phí rẻ và thi công đơn giản.
Chân kè thường được gia cố bằng cừ tràm.
Sau đó trải lớp vải địa kỹ thuật từ tauly đến chân kè. Tạo lớp phân cách và tầng lọc nước nhằm ngăn dòng nước cuốn trôi cát hạt cát bên trong.
Rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC được thả bên ngoài, ngăn dòng nước tác động mạnh lên bờ sông. Đá được xếp trong rọ tạo thành các rãnh sẽ phân tác lực tác động của dòng nước. Giảm lực tác động của dòng nước, sóng đánh vào bờ gây sạt lở, xói mòn.
Thiết kế rọ đá và vải địa kỹ thuật dùng trong các công trình ven sông
– Dây thép dùng sản xuất rọ đá được mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng
– Đường kính dây đan: 2.7mm bọc nhựa PVC 0,5mm
– Đường kính dây viền: 3.4mm bọc nhựa PVC 0,5mm
– Kích thước mắt lưới: (8×10)cm
– Kích thước rọ đá (2 x 1 x 0.5)m và 1 vách ngăn ở giữa
Thiết kế vải địa kỹ thuật dùng trong dự án ven sông công trình trên thường dùng loại vải địa kỹ thuật không dệt có cường lực chịu kéo 15kN/m, hay còn gọi là vải địa kỹ thuật ART 15:
– Cường lực chịu kéo: 15kN/m
– Kháng thủng CBR: 2,400N
– Trọng lượng đơn vị: 190g/m2
Mua rọ đá, vải địa kỹ thuật ở đâu đảm bảo chất lượng
Số lượng rọ đá Phú An Nam giao cho khách hàng
Phú An Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và cung cấp rọ đá, vải địa kỹ thuật. Mang đến sản phẩm với chất lượng đồng đều, giá cạnh tranh và những phương án giao hàng phù hợp. Với hành trình gần 10 năm, Phú An Nam ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường.
Đến với Phú An Nam, khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp. Được hỗ trợ giải đáp những thắc mắc một cách tận tình hoàn toàn miễn phí.
Nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nhé!