Phú An Nam

Lưới địa kỹ thuật 2 trục

Đặc điểm của lưới địa kỹ thuật 2 trục

Lưới địa kỹ thuật 2 trục hay còn gọi là lưới địa kỹ thuật hai phương ( Biaxial geogrid )là vật liệu địa kỹ thuật cường độ chịu kéo theo hai phương (hai trục) cao và biến dạng nhỏ, được sử dụng làm cốt gia cường, nền đất đấp trong các công trình đường giao thông, sân bay, cảng biển, ổn định chống nứt lún bề mặt bê tông nhưa nóng.

Lưới địa kỹ thuật 2 trục được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau PP, PE, HDPE hoặc sợi thủy tinh, hoặc các vật liệu trên kết hợp với vải địa kỹ thuật không dệt để ứng dụng một lúc hai tính năng lọc nước, phân cách của vải địa kỹ thuật không dệt và tính năng chịu lực cao của lưới địa kỹ thuật.

Lưới địa kỹ thuật 2 trục có tính bền vững cao và đã được kiểm chứng trong môi trường có độ PH từ 1.6 đến 12.6, do đó phù hợp với hầu hết các loại vật liệu đắp hiện có.

Phương pháp sản xuất lưới địa kỹ thuật 2 trục

Lưới địa kỹ thuật 2 trục được sản xuất bằng phương pháp dệt kim hoặc phương pháp ép, đụt, dãn dọc để tạo thành những tấm lưới địa kỹ thuật có khả năng chịu lực theo hai phương như nhau.

Nhờ đặc điểm này, lưới địa kỹ thuật 2 trục có khả năng truyền tải lục tác động lên phạp vi lớn dựa trên các dây trục dọc và trục ngang thông qua các nút giao giữa hai trục.

Lưới địa kỹ thuật hai (2) trục, lưới địa kỹ thuật, lưới địa

Hình ảnh lưới địa kỹ thuật 2 trục

Ứng dụng lưới địa kỹ thuật 2 trục

Lưới địa kỹ thuật 2 trục trong gia cường nền đất

Nguyên lý của giải pháp này là dùng lưới địa kỹ thuật 2 trục làm cốt gia cường ở đáy nền đắp, khu vực tiếp xúc giữa nền đất đắp và đất yếu. Do bố trí cốt như vậy, khu vực tiếp xúc giữa nền đắp nếu xảy ra sẽ bị cốt chịu kéo giữ lại, nhờ đó tăng thêm mức độ ổn định cho nền đắp.

Tuy nhiên, giải pháp này thi công rất đơn giản nhưng cần chú ý là nó không có tác dụng giảm lún, vì vậy, chỉ có thể sử dụng một mình khi độ lún trong phạm vi cho phép.

Xu thế phát triển là sử dụng các loại lưới địa kỹ thuật để tăng ma sát giữa đất yếu và lưới ( có lợi cho việc tạo ra lực kéo ). Thậm chí, đã sử dụng cả tầng đệm đáy bằng một lớp lồng cao 1m, các lồng này bằng lưới địa kỹ thuật kết cấu mang tổ ông hoặc lưới ô vuông polymer, hoặc phiễu (top – bass), móc chặt vào nhau, sau đó đổ sỏi cuội, đá, bê tông vào trong các lồng đó. Khi đắp nền, cả khối lồng này chìm vào trong nền đất yếu, tạo ra tác dụng chống lại sự phá hoại trượt trồi.

Phương pháp thi công ưới địa kỹ thuật 2 trục trong gia cường nền đất

Việc đặt một hoặc nhiều lớp thảm bằng lưới địa kỹ thuật ở đáy của nền đắp đầu cầu sẽ làm tăng cường độ chịu kéo và cải thiện độ ổn định của nền đường chống lại sự trượt trụ tròn. Như vậy, có thể tăng chiều cao đắp đất của từng giai đoạn, không phụ thuộc vào nguy cơ trồi của đất. Lưới địa kỹ thuật còn có tác dụng phụ, làm cho độ lún của đất dưới nền đất đắp được đồng đều hơn.

Lưới địa kỹ thuật 2 trục trong gia cường nền đất yếu dưới nền đường.

– Hiệu ứng “interlock” giúp ngăn ngừa chuyển vị ngang của các hạt vật liệu.
– Tăng cường khả năng phân bố tải trọng.
– Giảm bề dày các lớp kết cấu khoảng 30% do mở rộng diện tích phân bố tải trọng.
– Lưới địa kỹ thuật hai phương có thể được sử dụng với mọi loại vật liệu đắp có tại địa phương.
Trải lưới địa kỹ thuật hai (2) trục dưới nền đường, lưới địa kỹ thuật hai trục, lưới địa kỹ thuật, lưới địa

Trải lưới địa kỹ thuật hai (2) trục dưới nền đường

Lưới địa kỹ thuật 2 trục kết hợp vải địa kỹ thuật không dệt

Lưới địa kỹ thuật 2 trục (hai phương) được sử dụng kết hợp với vải địa kỹ thuật không dệt đem lại hiệu quả cho hoạt động trong việc gia cố, ổn định vật liệu rời và các lớp móng yếu:
– Giảm khối lượng đào cùng với bảo tồn được các nguồn vật liệu tự nhiên.
– Giảm mức xáo trộn và khả năng làm yếu các lớp móng nhạy cảm.
– Nâng cao độ chặt của lớp vật liệu đắp.
– Tăng tuổi thọ công trình.
– Kiểm soát được các khả năng lún chênh lệch.
Lưới địa kỹ thuật hai (2) trục kết hợp vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật, lưới địa

Hình ảnh sản xuất lưới địa kỹ thuật 2 trục kết hợp vải địa kỹ thuật

Các sản phẩm vừa xem
top button