Phú An Nam

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật là gì?

Lưới địa kỹ thuật là sản phẩm polymer với cấu trúc được tạo thành từ các sợi gân dọc và gân ngang sắp xếp vuông góc với nhau. Hoặc các sợi sắp xếp song song với chiều cuộn hoặc sắp xếp thành hình tam giác. Lưới địa tạo thành các ô vuông lớn, được gọi là các ô “aperture”.
Là một loại lưới nhựa tổng hợp, lưới địa kỹ thuật được sử dụng để gia cố nền móng cho các công trình xây dựng, dân dụng. Chức năng chủ yếu của lưới địa kỹ thuật là gia cường, gia cố cho mặt đất, hỗ trợ trong xây dựng tường chắn trọng lực.

Đặc điểm về lưới địa kỹ thuật

Đặc điểm về lưới địa kỹ thuật

Chất liệu làm lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật được sản xuất từ nhiều loại vật liệu tổng hợp khác nhau. Mỗi loại có đặc tính riêng phù hợp với từng ứng dụng cụ thể. Dưới đây là các loại chất liệu phổ biến được sử dụng trong sản xuất lưới địa kỹ thuật:

Làm từ chất liệu PP

Lưới địa kỹ thuật sẽ được sản xuất bằng cách ép, đụt lỗ các tấm nhựa PP mỏng. Sau đó, các tấm nhựa sẽ được dãn dọc theo hai phương, định hướng các sợi polyme và tạo cường lực chịu kéo.
Đặc điểm:
– Nhẹ, có độ bền kéo cao.
– Chống chịu tốt với hóa chất, axit, kiềm và vi sinh vật trong môi trường tự nhiên.
– Giá thành rẻ hơn so với các loại vật liệu khác.
Ứng dụng:
– Gia cố, ổn định nền đường, bãi đỗ xe, sân bay.
– Gia cố nền đất yếu trong xây dựng hạ tầng.

Làm từ chất liệu HDPE

Lưới địa kỹ thuật làm bằng HDPE được sản xuất tương tự như phương pháp sản xuất bằng PP.
HDPE (High-Density Polyethylene) là một loại nhựa polyetylen mật độ cao. Có độ bền cơ học cao, kháng hóa chất tốt và chống thấm hiệu quả. Lưới địa kỹ thuật làm từ HDPE có những ưu điểm nổi bật và được sử dụng rộng rãi trong các công trình gia cố nền móng, bảo vệ môi trường và công trình thủy lợi.
Đặc điểm:
– Cường độ chịu kéo cao.
– Độ bền cao.
– Khả năng kháng hoá chất tốt.
– Chống thấm nước tuyệt đối.
– Dễ thi công, lắp đặt, chi phí thấp.
Ứng dụng:
– Gia cố nền đất yếu.
– Gia cố bờ kè, đập nước, kênh mương để chống xói lở và bảo vệ đất khỏi tác động của dòng chảy.
– Ngăn ngừa đường bị nứt và biến dạng
– Hỗ trợ ổn định mái taluy, tường chắn, ngăn ngừa sạt lở đất.

Làm từ chất liệu PET

Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh (PET) (Fiberglass Geocard) là vật liệu có cấu trúc dạng các sợi thủy tinh được dệt thành dạng lưới với vỏ là nhựa ở bên ngoài. Các sợi PET, PP sẽ được bện và xoắn lại với nhau tạo thành từng bó. Sau đó, chúng sẽ được đan hoặc dệt lại theo phương thức các nút giao giữa phương dọc và phương ngang. Tạo nên những tấm lưới địa kỹ thuật có độ bền, cường lực và co dãn tốt.  Lưới địa sẽ được phủ một lớp bảo vệ bên ngoài, có thể là lớp polyvinyl chloride (PVC) hoặc lớp bitum hay hạt nhựa tổng hợp.
Đặc điểm:
– Cường độ chịu kéo cao, độ giãn dài thấp.
– Có tính đàn hồi, giúp hấp thụ ứng suất từ đất nền.
– Chịu được môi trường đất có độ pH trung bình, nhưng không bền bằng PP khi tiếp xúc với môi trường có tính kiềm hoặc axit mạnh.
Ứng dụng:
– Gia cố nền đường và bề mặt móng công trình.
– Sử dụng trong tường chắn đất và mái dốc.
– Dùng trong các dự án đòi hỏi cường độ chịu tải cao.

Lưới địa kỹ thuật làm từ chất liệu PET (cốt sợi thủy tinh) và chất liệu HDPE

Lưới địa kỹ thuật làm từ chất liệu PET (cốt sợi thủy tinh) và chất liệu HDPE

Các loại lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật một (1) trục

Lưới địa kỹ thuật 1 trục

Lưới địa kỹ thuật 1 trục

Lưới địa kỹ thuật 1 trục đây là loại có mắt lưới được liên kết liên tục dọc theo chiều cuộn của lưới. Tạo thành một kết với cấu vững chắc. Kết cấu này có ứng suất kéo và sức chịu kéo cao có thể từ 100 – 200 Mpa. Khi trải loại lưới địa này ra thì lực căng được phân bổ theo một trục là toàn bộ chiều dài của cuộn.
Sức chịu kéo lớn không khác gì các thanh kim loại, tăng khả năng chịu lực của nền đất. Nên hầu như thích hợp với mọi loại đất, đá. Nhờ đó, giúp ổn định nền móng, gia cố nền đất. Và nâng cao khả năng chịu tải của các loại đường như đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng container,… Loại lưới địa này còn tăng ma sát của vật liệu đắp trên mái dốc có trải các lớp màng chống thấm trơn hoặc vật liệu địa kỹ thuật khác.

Lưới địa kỹ thuật hai (2) trục

Lưới địa kỹ thuật 2 trục

Lưới địa kỹ thuật 2 trục

Với loại lưới địa kỹ thuật hai trục thì sức kéo cả hướng dọc và hướng ngang tương đương nhau. Cũng tương tự như loại một trục, loại hai trục có sức kéo còn cao hơn các loại thép có hàm lượng carbon thấp. Đặc biệt, nó hơn hẳn so với các loại vật liệu gia cường truyền thống.
Sức chịu kéo lớn nên tăng khả năng chịu lực của nền đất. Phù hợp cho việc gia cường nền đất yếu sau khi đã sử dụng, loại lưới gia cường một trục xong hiệu quả chưa cao. Sản phẩm này rất phù hợp cho việc bảo vệ sườn dốc của đường, đường cao tốc, ngăn chặn đá trượt. Góp phần giúp cho đường, đường sắt hoạt động ổn định.

Lưới địa kỹ thuật ba (3) trục

Lưới địa kỹ thuật 3 trục

Lưới địa kỹ thuật 3 trục

Lưới địa kỹ thuật ba trục được thiết kế ổn định của cốt liệu và gia cố nền đất. Vật liệu có độ bền cao giúp tăng cường hiệu suất của đường bộ, đường sắt và các khu vực giao thông. Kết cấu hình lục giác với các lỗ tam giác giúp hấp thụ và phân phối tải trọng lớn. Các lưới địa kỹ thuật ba trục được thiết kế nhằm tối ưu hóa chức năng “khóa” và “giữ chặt” cốt liệu, cả hai đều cần thiết cho việc kiểm soát sự dịch chuyển của hạt cốt liệu. Qua đó, tạo ra một lớp vật liệu có cường độ cao hơn, chắc chắn hơn có khả năng phân bố tải trọng rộng hơn và khả năng chống biến dạng tăng lên.
Khi áp dụng lưới địa kỹ thuật vào các công trình móng nền đường, các lớp mặt đường, nền đường sắt và các khu vực giao thông khác thì có thể tiết kiệm tới 50% cốt liệu, và các lợi ích khác như là giảm chi phí xây dựng, giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian xây dựng và khí thải ra môi trường.

Lưới địa kỹ thuật đa trục

Lưới địa kỹ thuật đa trục

Lưới địa kỹ thuật đa trục

Lưới địa kỹ thuật đa trục là một loại vật liệu gia cố nền đất có cấu trúc đặc biệt với khả năng phân bổ lực theo nhiều hướng khác nhau. Giúp cải thiện độ bền và khả năng chịu tải của công trình. So với lưới địa kỹ thuật một trục và hai trục. Loại lưới này có tính linh hoạt cao hơn và phân tán ứng suất đồng đều hơn.
Lưới địa kỹ thuật đa trục giúp ngăn chặn sự dịch chuyển của đất và đá. Giảm thiểu tình trạng lún không đều. Giảm thiểu nguy cơ nứt bề mặt và xói mòn đất do tác động của ngoại lực hoặc thời tiết.

Yêu cầu kỹ thuật về vật liệu và phương pháp thử của lưới địa kỹ thuật

Dưới đây là yêu cầu kỹ thuật về vật liệu và phương pháp thử của lưới địa kỹ thuật, chỉ mang tính chất tham khảo theo nguồn TCCS XXXX:2020

Yêu cầu về vật liệu đắp

Tùy thuộc vào quy mô dự án, công trình và tùy thuộc vào chi phí dự án chúng ta có thể lựa chọn lưới địa và vật liệu đắp phù hợp.
Đối với trường hợp gia cố mái dốc nền đường đắp mới hoặc gia cố sửa chữa nền đường, vật liệu sử dụng đắp nền kết hợp với lưới địa kỹ thuật chúng ta không được sử dụng trực tiếp các loại đất dưới đây để đắp bất cứ bộ phận nào của mái dốc:
Đất bùn, đất than bùn (nhóm A-8 theo AASHTO M145);
Đất mùn lẫn hữu cơ có thành phần hữu cơ quá 10%, đất có lẫn cỏ và rễ cây, đất có lẫn rác thải sinh hoạt (AASHTO T267);
Đất lẫn các thành phần muối dễ hòa tan quá 5%;
Đất sét có độ trương nở cao vượt quá 3%;
Không được dùng đất bụi nhóm A-4 và A-5 (theo phân loại ở AASHTO M145) để xây dựng các bộ phận nền đường dưới mức nước ngập hoặc mức nước ngầm và không nên dùng chúng trong phạm vi khu vực tác dụng của nền đường;
Đất sét nhóm A-7-6 (theo AASHTO M145) có chỉ số nhóm từ 20 trở lên.
Trường hợp sử dụng các loại đất nêu trên, chúng ta cần phải có biện pháp cải tạo để dùng làm vật liệu đắp nền đường như: cần loại bỏ các thành phần bất lợi, xử lý đất xấu bằng cách trộn thêm vôi, trộn thêm cát hoặc ứng dụng các biện pháp tăng thêm độ chặt đầm nén, hạn chế nước thấm nhập,… Chú ý các biện pháp nói trên phải được đánh giá thông qua thử nghiệm ở trong phòng, ở hiện trường và phải được phê duyệt theo các quy định về quản lý dự án.
+) Vật liệu đắp nền phải có sức chịu tải CBR nhỏ nhất như qui định tại bảng 1 dưới đây.
+) Kích cỡ hạt lớn nhất của các hạt sỏi cuội, đá lẫn trong đất áp dụng cho trường hợp đắp đất lẫn đá là 100 mm khi đắp trong phạm vi khu vực tác dụng của nền đường là 150 mm khi đắp phạm vi dưới khu vực tác dụng.
Lưu ý: khi đắp trong phạm vi dưới khu vực tác dụng bằng đá loại cứng vừa và cứng (cường độ chịu nén trên 20 MPa) thì cỡ hạt lớn nhất còn có thể cho phép bằng 2/3 bề dày đầm nén lớp đất lẫn đá lúc thi công. Nếu là đá loại mềm hoặc có nguồn gốc từ đá phong hóa mạnh (cường độ chịu nén từ 20 MPa trở xuống) thì kích cỡ hạt lớn nhất có thể bằng với bề dày đầm nén nhưng trị số sức chịu tải CBR của chúng vẫn phải đạt yêu cầu qui định tại Bảng 1.

Bảng 1: Quy định về sức chịu tải (CBR) nhỏ nhất

Phạm vi nền đường tính từ đáy áo đường trở xuống Sức chịu tải (CBR%) tối thiểu
Nền cho đường cao tốc, cấp I, cấp II Nền cho đường cấp III, cấp IV có sử dụng mặt đường cấp cao A1 Nền cho đường các cấp khác không sử dụng mặt đường cấp cao A1
30 cm trên cùng 8 6 5
Từ 30 cm đến 80 cm 5 4 3
Từ 80 cm đến 150 cm 4 3 3
Từ 150 cm trở xuống 3 2 2

Yêu cầu về lưới địa kỹ thuật

Dưới đây bảng tham khảo quy định kiểm soát chất lượng các chỉ tiêu thử nghiệm lưới địa kỹ thuật:

STT Chỉ tiêu Giá trị Phương pháp thử
1

Các chỉ số đặc tính cơ học của lưới cứng

1.1 Hàm lượng carbon đen, % ≥2 ASTM D1603
1.2 Lực kéo tại 2% giãn dài, kN/m (+) ASTM D6637
1.3 Lực kéo tại 5% giãn dài, kN/m (+) ASTM D6637
1.4 Cường độ chịu kéo đứt, kN/m (+) ASTM D6637
1.5 Độ giãn dài khi đứt, % (+) ASTM D6637
1.6 Cường độ từ biến, kN/m (+) BS-EN-ISO 13431
1.7 Độ bền nút lưới, % ≥95 ASTM D7737
1.8 Khả năng chống tia cực tím, % ≥70 ASTM D4355
1.9 Thí nghiệm oxy hóa ở 6h và 56 ngày (+) BS EN ISO 13438
1.10 Cường độ kháng cắt của đất và vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp, kPa (+) ASTM D5321
2

Các chỉ số đặc tính cơ học của lưới mềm

2.1 Cường độ kéo theo chiều cuộn, kN/m (+) ASTM D6637
2.2 Cường độ kéo theo chiều khổ, kN/m (+) ASTM D6637
2.3 Độ giãn dài theo chiều cuộn và chiều khổ, % (+) ASTM D6637
2.4 Cường độ kéo tại 5 % giãn dài, kN/m (+) ASTM D6637
2.5 Cường độ kháng cắt của đất và vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp, kPa (+) ASTM D5321
3

Các đặc tính thiết kế dài hạn của lưới

3.1 Hệ số suy giảm từ biến (60 năm), kN/m (+) ASTM D5262; ASTM D6992
3.2 Hệ số suy giảm từ biến (120 năm), kN/m (+) ASTM D5262; ASTM D6992
3.3 Cường độ từ biến ở 60 năm, kN/m (+) ASTM D5262; ASTM D6992
3.4 Cường độ từ biến ở 120 năm, kN/m (+) ASTM D5262; ASTM D6992

3.5

Hệ số suy giảm phá hủy do quá trình lắp đặt, kN/m (+) ASTM D5818
Ghi chú: (+) các giá trị được xác định khi lựa chọn thiết kế lưới.

Ứng dụng lưới địa kỹ thuật

Ứng dụng trải lưới địa kỹ thuật tại công trình

Ứng dụng trải lưới địa kỹ thuật tại công trình

Ứng dụng trong giao thông và nền đường

– Gia cố nền đường giao thông: Tăng cường độ bền cho nền đường, giúp giảm lún, nứt vỡ và kéo dài tuổi thọ của mặt đường.
– Ổn định đường đắp cao và đường trên nền đất yếu: Giúp giữ ổn định cho đường đắp qua các vùng đất yếu như bùn, đất sét, đất pha cát. Giảm chi phí xử lý nền đất yếu và tránh tình trạng lún không đều.
– Giảm rạn nứt mặt đường bê tông nhựa: Lưới địa kỹ thuật hấp thụ ứng suất, giúp giảm nứt bề mặt và tăng độ bền của lớp bê tông nhựa.

Ứng dụng trong công trình thủy lợi

– Gia cố đê, kè, bờ sông và hồ chứa nước: Ngăn chặn xói mòn, sạt lở bờ sông, bờ biển do tác động của dòng chảy và thủy triều.
– Bảo vệ bờ biển và đê chắn sóng: Giữ đất cát không bị trôi ra biển, hạn chế xâm thực do sóng và dòng hải lưu.

Ứng dụng trong công trình xây dựng

– Gia cố nền móng công trình: Sử dụng để tăng cường độ ổn định nền móng cho các công trình nhà cao tầng, kho bãi, sân bay. Hạn chế lún sụt nền đất yếu và giảm chi phí gia cố nền móng.
– Tường chắn đất và mái dốc: Giúp tường chắn chịu được tải trọng cao mà không bị nứt, đổ. Giữ đất không bị trôi, bảo vệ các công trình trên sườn dốc.

Ứng dụng trong khai thác mỏ

– Ứng dụng để gia cố đường hầm, giúp hạn chế sập hầm, trượt đất đá trong quá trình khai thác. Cố định và bảo vệ nền đất trong các mỏ khai thác than, quặng.

Ứng dụng trong nông nghiệp

– Bảo vệ đất canh tác: Chống xói mòn đất trong các khu vực canh tác trên đồi dốc.

Thông tin liên hệ mua sản phẩm

Công ty Phú An Nam chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ trong các công trình cầu đường như: Vải địa kỹ thuật, rọ đá, màng chống thấm HDPE, giấy dầu, lưới địa kỹ thuật, bấc thấm…
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ AN NAM

Điện thoại: 0915378118
Các sản phẩm vừa xem
top button