Phú An Nam

Rọ đá

Báo giá rọ đá, thảm rọ đá Phú An Nam

Thông tin cần cung cấp để nhận báo giá chính xác

Trước hết cần xác định nhu cầu sử dụng rọ đá mạ kẽm hay là mạ kẽm bọc nhựa PVC. Nếu là rọ đá mạ kẽm thì cần đưa ra thông tin cho những câu hỏi sau:

  • Mạ kẽm thường hay là mạ kẽm nặng?
  • Có cần thêm về tiêu chí kỹ thuật nào hay không?
  • Ô lưới, mắt lưới bao nhiêu? (Hiện nay Phú An Nam cung cấp phổ biến 2 kiểu ô lưới trên thị trường: (80×100)mm và (100×120)mm)
  • Quy cách dài, rộng, cao như thế nào?
  • Đặt số lượng bao nhiêu?
  • Dây đan và dây viền rọ bao nhiêu.(Tiêu chuẩn rọ đá thường có các loại: 2.2mm, 2.4mm, 2.7mm và 3.0mm)
  • Tiến độ thi công của công trình cần hàng trong bao lâu từ khi đặt hàng?
  • Cần hỗ trợ tư vấn lắp đặt hay dùng đá đi kèm như thế nào?
  • Lấy hàng tại kho sản xuất hay giao hàng tận nơi?

Rọ đá Phú An Nam đóng thành từng kiện thuận tiện cho việc vận chuyển

Rọ đá Phú An Nam đóng thành từng kiện thuận tiện cho việc vận chuyển

Với những khách hàng có nhu cầu mua rọ đá bọc nhựa PVC. Để nhận được báo giá chính xác, khách hàng cũng cần cung cấp các thông tin cần thiết tương tự như nhu cầu về rọ đá mạ kẽm về: ô lưới, dây đan và dây viền, số lượng, địa điểm giao hàng. So với rọ đá mạ kẽm, tất nhiên rọ đá bọc nhựa PVC nhu cầu khách hàng sẽ nhiều hơn, thông dụng hơn nên sản xuất cũng nhanh có hơn. Đôi lúc những loại rọ thông dụng như: 2x1x0.5mm, P8/2.2mm hay 2.7mm còn có hàng sẵn.
Chúng tôi dựa vào thiết kế hay sự lựa chọn rọ đá của quý khách hàng khi nghe chúng tôi tư vấn, sẽ chọn là rọ đá, thảm rọ đá phù hợp và gửi nhanh chóng cho khách hàng về giá cả, phương thức thanh toán, phương thức nhận hàng cũng như thời gian giao hàng.
Bằng báo giá qua điện thoại, email hay zalo. Chúng tôi cung cấp rọ đá từ Huế, Quảng Bình, Nghệ An đến Cần Thơ và tận đất mũi Cà Mau. Yêu cầu của chúng tôi là những nơi vận chuyển bằng đường bộ hay bằng đường thủy được.

Các phương pháp báo giá rọ đá, thảm rọ đá tại Phú An Nam

  • Trường hợp 1: Nếu quý khách hàng cần báo giá về lưới thép mạ kẽm, lưới rọ bọc nhựa PVC, Phú An Nam sẽ báo giá theo mét vuông. Quý khách hàng cần cung cấp thông số đường kính dây đan và kích thước mắt cáo (hay còn gọi là ô lưới, mắt lưới).
  • Trường hợp 2: Nếu quý khách hàng cần báo giá về rọ đá, thảm rọ đá, Phú An Nam sẽ báo giá theo cái. Đơn giá là Việt Nam Đồng trên cái (VNĐ/cái).

Để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Quý khách có thể liên hệ đến hotline 0915378118 hoặc gửi bản thiết kế về nhu cầu của quý khách đến Email: salesp.phuannam@gmail.com.
Bên cạnh đó, nếu quý khách là chủ đầu tư, hộ gia đình hay khách hàng cá nhân, Phú An Nam cũng sẽ cần một số thông tin dưới đây để có thể đáp ứng nhu cầu của quý khách tốt nhất:

  • Khách hàng chú trọng về chi phí hay mỹ quan công trình?
  • Rọ đá ứng dụng làm hàng rào chắn hay kè ao, kè sông,…?
  • Yêu cầu về độ bền sản phẩm?

Bảng báo giá rọ đá các loại

Loại rọ đá Mắt lưới (mm) Dây đan (mm) Quy cách rọ đá (m) Giá thành
(Đ/cái)

Rọ đá mạ kẽm

P8: (80×100) 2.2 2 x 1 x 0.5 182.000đ – 189.000đ
2 x 1 x 1 260.000đ – 330.000đ
2.7 2 x 1 x 0.5 252.000đ – 259.000đ
2 x 1 x 1 360.000đ – 367.000đ

Rọ đá bọc nhựa

P10: (100×120)

2.2

2 x 1 x 0.5 189.000đ – 196.000đ
2 x 1 x 1 270.000đ – 277.000đ
P8: (80×100) 2.7 2 x 1 x 0.5 308.000đ – 315.000đ
2 x 1 x 1 440.000đ – 447.000đ

 Bảng báo giá thảm rọ đá các loại

Loại thảm rọ đá Mắt lưới (mm) Dây đan (mm) Quy cách rọ đá (m) Giá thành
(Đ/cái)
Thảm rọ đá mạ kẽm P10: (100 x 120) 2.2 5 x 2 x 0.3 585.200đ – 592.200đ
6 x 2 x 0.3 699.600đ – 706.600đ
P8: (80 x 100) 2.7 4 x 2 x 0.3 770.400đ – 777.400đ
Thảm rọ đá bọc nhựa P10: (100 x 120) 2.2 5 x 2 x 0.3 718.200đ – 725.200đ
6 x 2 x 0.3 858.600đ – 865.600đ
P8: (80 x 100)

2.7

4 x 2 x 0.3 941.600đ – 948.600đ

Rọ đá là gì

Rọ đá là một hệ thống lưới thép có cấu tạo từ lõi thép mạ kẽm, hoặc lõi thép mạ kẽm bọc nhựa PVC đan lại với nhau thành những ô lưới xoắn kép dạng mắt cáo. Và được định hình rọ bằng khung có dây viền với đường kính lớn hơn thành khối hình học rỗng bên trong để đựng đá. Mỗi rọ đá đều có nắp (nắp liền hoặc nắp rời tùy theo kích thước) và dây buộc kèm theo. Đây là một trong những sản phẩm địa kỹ thuật được ứng dụng phổ biến tại nhiều công trình xây dựng, công trình địa chất.
Chúng được ứng dụng phổ biến tại các công trình thủy lợi nhằm bảo vệ đê kè, chống sạt lở hay xói mòn trong khi có dòng nước mạnh,… Sản phẩm rọ đựng đá còn được dùng làm tường chắn đất giúp tránh sạt lở khi mưa bão.
Sản phẩm được sản xuất thủ công bằng tay hoặc bằng máy. Hiện nay, các sản phẩm rọ đá tại Phú An Nam đều là loại đan bằng máy với chất lượng và độ bền cao.

Rọ đá được làm bằng máy

Rọ đá được làm bằng máy

Cấu tạo rọ đá

Rọ đá có cấu tạo thông thường từ các bộ phận sau:

  • Dây đan: Được làm bằng thép mạ kẽm. Là dây thép trực tiếp tham gia tạo nên mắt lưới lục giác. Có độ đồng đều về chất lượng, lực kéo. Được xoắn 2 hoặc 3 vòng chắc chắn. Có 2 loại là dây thép mạ kẽm và dây thép mạ kẽm bọc nhựa PVC
  • Dây viền: Là dây thép viền xung quanh tấm lưới lục giác xoắn kép đưa vào trong lúc đan lưới hoặc chế tạo khi bo đầu các tấm lưới bằng dụng cụ cơ khí khi hoàn thiện. Dây viền là dây thép có kích thước đường kính lõi lớn hơn dây thép đan. Cố định cho các tấm lưới đan và làm khung định hình rọ đá chắc chắn. Là vị trí liên kết các cấu kiện lưới bằng dây buộc hoặc chốt thép khi tạo hình hộp.
  • Dây buộc: Là dây thép sử dụng cho rọ đá và thảm rọ đá. Dây buộc được công nhân sử dụng để buộc nắp rọ/thảm và liên kết các cấu kiện với nhau.
  • Vách ngăn: Tạo thành từ các dây thép đan với nhau. Tùy vào yêu cầu của công trình, dự dán rọ đá có vách ngăn giữa hoặc không có vách ngăn đều được. Mục đích của vách ngăn sẽ giúp cho rọ đá cứng cáp và chắc chắn hơn.

Tính linh hoạt và độ bền cao của kết cấu thép hình lục giác giúp cho rọ và thảm rọ đá có khả năng chịu đựng được những biến động lớn về thời tiết và môi trường xung quanh. Điều này làm cho rọ và thảm rọ đá trở thành lựa chọn phổ biến trên các khu vực có nền đất yếu, nơi mà kết cấu đất cần được gia cố và xử lý thêm.
Kết cấu lưới thép trong rọ đá cũng tạo ra khả năng thoát nước nhanh, giảm áp lực nước phía sau tường chắn và ngăn chặn áp lực nước từ dưới lên. Điều này giúp giảm độ dày cần thiết của rọ đá theo yêu cầu thiết kế. Đồng thời tối ưu hóa hiệu quả trong việc sử dụng vật liệu và công nghệ xây dựng.

Cấu tạo của rọ đá

Cấu tạo của rọ đá

Đặc tính của rọ đựng đá

Chất liệu sợi thép cần được lấy mẫu thí nghiệm cường lực và đáp ứng được khả năng chịu kéo theo đúng tiêu chuẩn trước khi đưa vào sản xuất rọ đá.
Tùy vào từng loại rọ đá mà có những tiêu chuẩn sản xuất nhất định:
Với rọ đá mạ kẽm: sợi thép còn được mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng. Phương pháp này giúp cho kẽm nóng thẩm thấu sâu hơn vào các sợi thép từ đó sản phẩm gia tăng thêm độ bền bỉ, khả năng chống chịu trước những thay đổi của thời tiết. Theo TCVN 2053:1993 (2008) và tiêu chuẩn Anh BS 443, hàm lượng kẽm mạ lần lượt đạt 50 – 65 g/m2 và 220 – 280 g/m2.
Với rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC: chất liệu nhựa PVC phải là loại nhựa nguyên sinh, độ dày tối thiểu lớp bọc nhựa và 0.5mm. Đối với một số công trình, yêu cầu đặt ra còn là lựa chọn chất liệu nhựa có khả năng kháng tia UV.
Lõi thép dây đan rọ đựng đá có đường kính 2.2mm, 2.4mm, 2.7mm và 3.0mm tùy theo thiết kế của từng dự án và lõi thép dây viền rọ đựng đá phải lớn hơn dây đan để tăng khả năng chịu lực từ 2.7mm – 3.4mm
Mắt lưới thông dụng nhất là: P6 (60 x 80) mm, P8 (80 x 100) mm và P10 (100 x 120) mm.
Dây buộc được cung cấp chung với rọ đựng đá, thảm rọ đá phải bằng 2 – 3% trọng lượng rọ đựng đá, thảm rọ đá.
Với các loại thảm rọ đá còn yêu cầu lắp đặt thêm vách ngăn bên trong.
>>> Xem thêm bài viết khác: Bảng giá màng chống thấm HDPE

Kích thước rọ đá

Tùy vào yêu cầu khách hàng kích thước rọ đá sẽ khác nhau

Tùy vào yêu cầu khách hàng kích thước rọ đá sẽ khác nhau

Rọ đá có nhiều ứng dụng khác nhau nên rất đa dạng về mẫu mã, kích thước và kiểu dáng. Cụ thể, một số kích thước thông dụng nhất hiện nay của rọ đá như sau:

  • Kích thước đường kính của sợi dây đan dao động từ: 2.2mm – 3.0mm.
  • Kích thước đường kính sợi dây viền dao động từ: 2.7mm – 3.4mm
  • Kích thước mắt lưới thường là (80×100)mm hoặc (100×120)mm.

Sau đây là kích thước các loại rọ/thảm rọ đá mà Phú An Nam thường nhận được yêu cầu đặt hàng từ khách hàng:

Dài x Rộng x Cao
(m)
Quy cách cụ thể
(2x1x0.5)m; (2x1x1)m; (2x1x0.3)m; (1x1x0.5)m; (1×0.5×0.5m); (3x2x0.5)m – 2 vách ngăn; (3x2x0.3)m – 2 vách ngăn; (4x2x0.3)m – 3 vách ngăn; (5x2x0.3)m –  4 vách ngăn; (6x2x0.3)m- 5 vách ngăn;… Kích thước mắt lưới (100×120)mm, dây đan 2.7mm, dây viền 3.4mm
(2x1x0.5)m; (2x1x1)m; (2x1x0.3)m; (1x1x0.5)m; (1×0.5×0.5m); (3x2x0.5)m – 2 vách ngăn; (3x2x0.3)m – 2 vách ngăn; (4x2x0.3)m – 3 vách ngăn; (5x2x0.3)m –  4 vách ngăn; (6x2x0.3)m- 5 vách ngăn;… Kích thước mắt lưới (100×120)mm, dây đan 2.2mm, dây viền 2.7mm
(2x1x0.5)m; (2x1x1)m; (2x1x0.3)m; (1x1x0.5)m; (1×0.5×0.5m); (3x2x0.5)m – 2 vách ngăn; (3x2x0.3)m – 2 vách ngăn; (4x2x0.3)m – 3 vách ngăn; (5x2x0.3)m –  4 vách ngăn; (6x2x0.3)m- 5 vách ngăn;… Kích thước mắt lưới (80×100)mm, dây đan 2.2mm, dây viền 2.7mm

Phân biệt rọ đá và thảm rọ đá

Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt sự khác nhau giữa rọ đá và thảm rọ đá. Trên thực tế, thảm rọ đá cũng chính là một loại rọ đá. Điểm khác biệt chính là thảm rọ đá có kích thước dài hơn, chiều cao nhỏ hơn thường là 0.3m. Bởi kích thước khá dài của các loại thảm rọ đá mà ta cần lắp đặt thêm các vách ngăn bên trong.
Điều này nhằm ngăn chặn sự dịch chuyển của các viên đá bên trong rọ, đảm bảo độ cứng chắc chắn và khả năng chịu lực của rọ đá. Hệ thống thảm rọ đá hạn chế được sự xô lệch, xiêng quẹo khi bị tác động, tăng tuổi thọ công trình tối ưu.

Rọ đá và thảm rọ đá

Rọ đá và thảm rọ đá

>>>Xem thêm: Bảng báo giá giấy dầu lót đổ bê tông mới nhất tại Phú An Nam

Phân biệt các loại rọ đá thông dụng

Trên thị trường hiện nay, có thể phân loại rọ đá thành 2 loại thông dụng nhất chính là rọ đá mạ kẽm và rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC. Mỗi loại rọ đá đều có những đặc tính, ưu nhược điểm riêng cũng như tính ứng dụng khác nhau. Cùng theo dõi thông tin dưới đây để phân biệt và lựa chọn cho đúng:

Rọ đá mạ kẽm

Rọ đá mạ kẽm là loại rọ đựng đá được sản xuất từ sợi thép mạ kẽm. Các sợi thép được nhúng qua kẽm nóng nhằm tăng độ bền bỉ, khả năng chống chịu trước khi được đưa vào sản xuất rọ đá. Sợi thép đi qua máy đan, tạo thành tấm lưới thép với vô số mắt lưới hình lục giác.

Thành phẩm rọ đá mạ kẽm và dây buộc rọ đá

Thành phẩm rọ đá mạ kẽm và dây buộc rọ đá

Hiện nay, rọ đá mạ kẽm được chia thành 2 loại: rọ đá mạ kẽm nặng và rọ đá mạ kẽm thường. Sản phẩm giúp tăng khả năng chống chịu của các công trình trước tác động của môi trường.
Đặc biệt đối với các công trình, khu vực địa chất có nền đất yếu, dễ bị sạt lở, xói mòn khi bị tác động của dòng chảy, thời tiết,…
Ưu điểm của rọ đá mạ kẽm là giá thành rẻ, phù hợp đầu tư cho hầu hết các công trình. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn còn hạn chế ở độ bền không quá cao.

Xuống hàng rọ đá mạ kẽm

Xuống hàng rọ đá mạ kẽm

Rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC

Rọ đá mạ kẽm bọc PVC cũng được sản xuất tương tự với sợi thép đi qua máy đan tạo thành các tấm lưới với nhiều mắt lưới hình lục giác.
Điều làm nên khác biệt đó chính là sợi thép không chỉ được mạ kẽm mà còn được gia công bọc nhựa PVC. Nhờ vậy rọ đá mạ kẽm bọc PVC có độ bền cao, lớp nhựa bên ngoài bảo vệ vững chắc cho lõi thép bên trong.
Rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC đặc biệt phù hợp với những công trình có yêu cầu cao về độ bền bỉ, khả năng chống chịu trước môi trường.
Ví dụ như các công trình kè biển với độ ăn mòn kim loại lớn thì việc sử dụng rọ đá mạ kẽm bọc nhựa là yêu cầu thi công bắt buộc.
Rọ đá mạ kẽm bọc PVC được đánh giá cao về độ bền bỉ, khả năng chống chịu ngoại lực từ môi trường. Tương ứng với đó, giá thành sản phẩm cũng cao hơn so với rọ đá mạ kẽm.

Thành phẩm rọ đá bọc nhựa PVC với mắt lưới hình lục giác

Thành phẩm rọ đá bọc nhựa PVC với mắt lưới hình lục giác

Tầm quan trọng của các bản thiết kế rọ đá, thảm rọ đá

Các bản thiết kế rọ đá, thảm rọ đá không chỉ đơn thuần là một giải pháp kỹ thuật, mà chúng còn là yếu tố quyết định trong việc hoàn thành tiến độ thi công nhanh hay chậm của cả một dự án, một công trình. Khi thực hiện một dự án xây dựng, tầm quan trọng của các bản thiết kế này là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Bởi nó ảnh hưởng và quyết định đến việc lựa chọn vật liệu xây dựng đầu vào, mô phỏng thế giới cảnh quan bảo vệ môi trường và góp phần duy trì tính ổn định, tuổi thọ cho các công trình. Ngoài ra, chúng còn được đề cao do khả năng tác động tích cực đến cả hệ sinh thái và cộng đồng.
Việc tạo ra các bản thiết phù hợp giúp cho việc ứng dụng rọ đá, thảm rọ đá phát huy tối đa hiệu quả trong việc ngăn chặn xói lở bờ sông, bờ biển, mái dốc. Bảo vệ cơ sở hạ tầng và đời sống của đại bộ phận người dân sống quanh khu vực đó.
Cùng với việc biến đổi khí hậu và sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa tiềm ẩn những biến đổi phức tạp. Vì vậy, việc lên thiết kế và vận dụng vào xây dựng cũng góp ích rất nhiều cho việc lựa chọn phương pháp thi công. Đảm bảo an toàn cho cả cộng đồng sống quanh khu vực đó. Điều này chứng tỏ rằng: thiết kế rọ đá, thảm rọ đá không chỉ mang tính cấp bách trong việc đảm bảo tiến độ thi công. Mà còn thể hiện tư duy kỹ thuật hiện đại trong thời kỳ hội nhập như hiện nay: “Thích ứng thì đi lâu dài, lạc hậu thì bị đào thải”.

Thiết kế rọ đá, thảm rọ đá

Tùy vào thiết kế của từng hạn mục công trình khác nhau, kết hợp cùng các yếu tố về địa hình, tính năng. Mà các nhà thầu, chủ đầu tư sẽ trình lên các thiết kế sao cho phù hợp và đáp ứng tiến độ cung cấp và thi công của từng công trình.
Dưới đây là một (1) số thiết kế điển hình mà khách hàng gửi cho Phú An Nam chúng tôi để sản xuất rọ đá, thảm rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC:
+ Rọ đá (2x1x1)m, 1 vách ngăn, mắt lưới P8, bọc nhựa PVC

Bản thiết kế rọ đá bọc nhựa PVC

Bản thiết kế rọ đá bọc nhựa PVC

+ Thảm rọ đá (6x2x0.3)m, 5 vách ngăn, mắt lưới (100×120)mm, dây đan 2.2mm, bọc nhựa PVC
+ Rọ đá (2x1x0.5)m, 1 vách ngăn, mắt lưới (100×120)mm, dây đan 2.2mm, bọc nhựa PVC

 Bản thiết kế thảm rọ đá, rọ đá

 Bản thiết kế thảm rọ đá, rọ đá

+ Rọ đá mạ kẽm (2x1x0.5)m, 1 vách ngăn, mắt lưới (80×100)mm, dây đan 2.7mm, dây viền 3.4mm.

Bản vẽ thiết kế rọ đá mạ kẽm

Bản vẽ thiết kế rọ đá mạ kẽm

Công dụng của rọ đựng đá

Bảo vệ các công trình

Rọ đá đạt chuẩn chất lượng có tính đàn hồi cao, chịu lực tốt. Nhờ vậy sản phẩm có thể chống chịu được các tác động mạnh hay áp lực do đất, nước, dòng chảy mạnh,… tạo ra.
Rọ đựng đá với kết cấu đặc biệt sẽ là yếu tố không thể thiếu tại các công trình, vùng địa chất yếu, dễ bị sạt lở và xói mòn do tác động của các dòng chảy mạnh nhằm bảo vệ công trình.

Rọ đá bảo vệ các công trình

Rọ đá bảo vệ các công trình

Chống sạt lở, xói mòn

Một trong những công dụng quan trọng của rọ đá đối với các công trình đó chính là khả năng chống sạt lở, xói mòn. Rọ đựng đá cố định các viên đá lớn một cách chặt chẽ, tạo thành liên kết vững mạnh nhằm bảo vệ công trình.
Đặc biệt, khi các dòng chảy mạnh cuốn theo bùn đất, sỏi cát len lỏi vào các khoảng trống giữa những viên đá, liên kết rọ đá lại càng thêm chặt chẽ, bền vững. Nhờ vậy, rọ đá có khả năng chống xói mòn, sạt lở đất, đê kè,… hiệu quả cho các công trình thủy lợi hay cầu đường.

Rọ đá chống sạt lở, xói mòn

Rọ đá chống sạt lở, xói mòn

Đảm bảo khả năng thoát nước

Với thiết kế đặc biệt theo dạng ô lưới, rọ đá các loại có khả năng thoát nước cực tốt. Kết cấu này phù hợp với những công trình, vùng địa chất thường hay ngập nước, lũ lụt,…

Rọ đá có khả năng thoát nước cực tốt

Rọ đá có khả năng thoát nước cực tốt

>>> Xem thêm bài viết khác: Báo giá nilon lót sàn mới nhất hiện nay

Thi công rọ đá, thảm rọ đá

Công tác chuẩn bị thi công

  • Chuẩn bị vật liệu:
  • Chuẩn bị rọ đá, thảm rọ đá: Rọ, thảm rọ đá được sản xuất tại nhà máy theo kích thước thiết kế, buộc thành từng kiện theo từng loại, tấm buộc sẵn với khung định hình. Rọ, thảm rọ đá sẽ được ghép buộc tại công trường. Các tấm lưới được buộc chặt thành kiện vận chuyển đến công trường mới lắp ráp. Cốt thép làm rọ, thảm rọ đá phải đúng chủng loại thiết kế, là loại thép mạ kẽm hoặc mạ và bọc nhựa PVC. Đảm bảo đường kính, lớp mạ bền chặt, không bị bong rộp, trầy xước quá giới hạn quy định. Dây buộc để buộc nắp rọ/thảm rọ đá và liên kết các cấu kiện với nhau. Dây buộc cũng phải được mạ kẽm hoặc mạ kẽm và bọc nhựa PVC.
  • Chuẩn bị đá đổ: Phải tiến hành lựa chọn các nguồn cung cấp đá cho công trình. Đá từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân công trình.
  • Chuẩn bị mặt bằng thi công: Tiến hành kiểm tra hệ thống cọc, mốc định vị tim và mép công trình. Việc thi công lắp đặt rọ, thảm rọ đá chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi công đã được nghiệm thu, lớp đệm bên dưới cũng như tầng lọc ngược đã được thi công hoàn tất và được Tư vấn giám sát chấp nhận.
  • Chuẩn bị thiết bị và các dụng cụ thi công:
  • Dụng cụ thi công rọ, thảm rọ đá: Các dụng cụ cần thiết cho công tác lắp dựng rọ, thảm rọ đá như: Xà beng để gò ép rọ đá khi cần đậy và buộc, kìm mũi dài, móc khóa, các dụng cụ khác như: giá khuôn, cọc thép neo, thanh văng, tăng đơ,…
  • Các thiết bị thi công: các thiết bị cần thiết cho công tác bố trí rọ, thảm rọ đá, công tác đổ đá,…

Lắp dựng rọ, thảm rọ đá

Công tác lắp dựng rọ, thảm rọ đá được tiến hành theo các quy định. Ở những chỗ khô ráo, công tác này được thực hiện ngay tại vị trí sẽ đặt rọ đá để không làm biến dạng hoặc hư hại rọ, thảm rọ đá. Để đảm bảo chất lượng công trình cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Khi lắp dựng không được làm hư hại lớp phủ của dây.
  • Tất cả các tấm lưới thép cần được chế tạo trong nhà máy. Những tấm này được tính toán đầy đủ các dự phòng để khi lắp ghép lại thì được một rọ, thảm rọ đá đúng như kích thước thiết kế.
  • Khi ghép buộc phải đảm bảo các tấm lưới thép căng và phẳng, các mặt đứng và các vách ngăn thẳng đứng, các góc đúng yêu cầu của thiết kế, các nút buộc liên kết đúng kỹ thuật.

Bố trí rọ, thảm rọ đá

Sau khi được lắp dựng, đặt rọ, thảm rọ đá vào đúng vị trí thiết kế. Trước khi đổ đá, phải làm các công việc sau:

  • Ở những chỗ nước sâu, sử dụng thợ lặn để kiểm tra vị trí và liên kết giữa các rọ, các thảm rọ đá so với yêu cầu thiết kế, hiệu chỉnh vị trí nếu có sai phạm.
  • Đặt các rọ, thảm rọ đá trống lên nền móng đã hoàn thiện, buộc liên kết các rọ với nhau, các thảm rọ đá với nhau (với tất cả các rọ (thảm rọ đá) bên cạnh và rọ (thảm rọ đá) dưới đã hoàn thiện). Nguyên tắc liên kết là cạnh giáp cạnh. Kỹ thuật buộc giống như buộc ghép rọ, thảm rọ đá, dây buộc phải liên tục.
  • Kéo căng rọ, thảm rọ đá trước và trong quá trình đổ đá nhằm làm cho rọ, thảm rọ đá được phẳng đẹp, không bị phình, bị lún xệ xuống và không bị méo.

Đặt các rọ, thảm rọ đá cần tuân theo sai số cho phép nêu trong bảng sau:

Sai số cho phép khi tiến hành đặt rọ đá

Số TT Tên sai s Trị số cho phép (mm)
Đối với các đoạn thẳng Đối với các góc và chỗ tiếp giáp
1 Độ lệch của tuyến chính 30 20
2 Các chỗ lồi hay lõm của rọ, thảm so với mặt chính 30 20
3 Sai số theo chiều cao của từng lớp rọ, thảm 4 20

Trong quá trình xếp lớp và đổ đá lớp thứ nhất phải thường xuyên dùng máy đo đạc kiểm tra tuyến mặt công trình, xác định và so sánh cao độ thực tế đỉnh lớp và cao độ trong bản vẽ thi công.
Lớp thứ hai và các lớp tiếp theo được đặt phù hợp với bản vẽ thi công và tiến độ thi công tương tự như lớp thứ nhất. Chỉ có thể đặt và đổ đá lớp sau sau khi lớp trước đã lún đến một trị số thiết kế dự kiến.
Khi xếp các rọ, thảm rọ đá của lớp thứ hai và các lớp tiếp theo phải dùng các lớp nằm dưới để làm chuẩn hỗ trợ các rọ, thảm trong mặt bằng. Để giữ thẳng tuyến mặt chính diện phải dùng máy đo đạc kiểm tra theo các mốc định vị trên cạn.
Trong quá trình đặt các rọ, thảm rọ đá và đổ đá cần phải dùng máy cao đạc kiểm tra mặt phẳng trên của mỗi lớp rọ, thảm rọ đá.
Những khu vực đặc biệt của rọ, thảm rọ đá gồm phần cuối và các góc, phần giáp với công trình hiện có, những chỗ thay đổi của mặt cắt dọc, các điều kiện đất nền v.v… cần phải thi công đặc biệt cẩn thận, vì những khu vực đó dễ dàng bị biến dạng.
Việc đặt rọ đá được phép có những sai số không vượt quá trị số nêu trong bảng sau:
Sai số cho phép của từng khối so với mặt phẳng lớp

Số TT Chiều cao tường Sai số cho phép của tường rọ đá (mm)
Chiều đứng Chiều ngang
1 2m ¸ 2.5m 100 100
2 3m ¸ 3.5m 120 100
3 4m ¸ 4.5m 120 100
4 5m ¸ 5.5m 150 100
5 6m 150 150

Đổ đá vào rọ, thảm rọ đá

Sau khi đổ đá đầy thì rọ, thảm rọ đá không bị tung mối buộc, không bị phình, giữ được hình dạng và kích thước ban đầu.
Việc tổ chức thi công rọ đá, thảm rọ đá được thực hiện bằng biện pháp nhân công xếp kết hợp với cơ giới. Có phương án tổ chức thi công cơ bản là tiến hành thi công trực tiếp tại mặt bằng và thi công xếp trước tại một vị trí khác và dùng thiết bị thi công di chuyển lắp đặt rọ vào vị trí mặt bằng (biện pháp thi công rọ, thảm  rọ đá xếp trước). Phương án thứ nhất được áp dụng cho các công trình trên bờ có thể thực hiện được bằng việc xếp nhân công, phương án thứ hai sử dụng cho công trình thủy và các công trình có điều kiện mặt bằng đặc biệt.
Đối với phương án thi công công trình thủy công với rọ, thảm rọ đá xếp trước, biện pháp thi công được tiến hành bởi máy thả định vị chuyên dụng cho công tác thả thảm rọ đá, bằng băng tải dẫn hướng hoặc thi công bằng cầu với khung gia cường hoặc hộp thả mở đáy.

Đậy nắp rọ, thảm rọ đá

Sau khi đổ đá vào đầy rọ (cao hơn rọ 0,025m) nhà thầu tiến hành san phẳng rồi đậy và buộc nắp, cần giữ cho nắp rọ, thảm rọ đá không bị căng quá và đậy kín lại. Dây buộc nắp cũng là dây đã sử dụng để buộc rọ, thảm rọ đá. Nút cuối cùng phải ở góc và quấn 3 vòng.

Thi công rọ đá tại công trình

Thi công rọ đá tại công trình

Rọ đựng đá ứng dụng như thế nào trong thực tế?

Đối với công trình đê kè

Giữa các viên đá đựng trong rọ luôn có những khoảng trống, khe rãnh đảm bảo được khả năng rút nước tốt đồng thời còn giúp phân tán lực khi có tác động lực từ các con sóng hoặc dòng chảy mạnh. Đây được xem là một trong những yếu tố không thể thiếu tại các công trình đê kè bởi khả năng bảo vệ công trình hiệu quả.

Đối với công trình có nền đất yếu, áp lực cát san lấp mặt bằng

Với các công trình có nền đất yếu, mất ổn định, lớp rọ đá trên đỉnh kè thường sẽ bị xô lệch, nghiêng ra ngoài; vải địa kỹ thuật gia cường cũng bị thủng rách.
Phương pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề nghiêm trọng này chính là sử dụng rọ đựng đá làm kết cấu kè mái nghiêng trên nền cọc cừ tràm và không thể thiếu kết hợp với vải địa kỹ thuật gia cường.

Rọ đựng đá ứng dụng làm tường chắn đất

Rọ đựng đá ứng dụng làm tường chắn đất

PHÚ AN NAM cung cấp rọ đá chất lượng tốt nhất

Rọ đá của PHÚ AN NAM cung cấp được sản xuất trên dây chuyền nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Chất liệu thép sử dụng trong sản xuất đều được đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa vào gia công.

PHÚ AN NAM chuyên cung cấp rọ đá uy tín, chất lượng trên thị trường

PHÚ AN NAM chuyên cung cấp rọ đá uy tín, chất lượng trên thị trường

Chỉ tiêu kỹ thuật thép sợi đưa vào sản xuất rọ đựng đá

  • Dây thép mạ sử dụng chế tạo lưới lục giác xoắn kép là loại dây có cường độ chịu kéo từ 38 – 52 Kg/mm2 với độ giãn dài không nhỏ hơn 12%, thử nghiệm theo tiêu chuẩn BS EN10244-2 bằng phương pháp thí nghiệm ASTM-A370. Có thể lựa chọn một trong hai phương pháp trên và giá trị sau khi thử nghiệm được quy đổi về đơn vị Kg/mm2 diện tích mặt cắt của dây thép.
  • Độ dày lớp kẽm mạ đạt 50-65g/m2 hoặc 220-280 g/m2.

Một số loại rọ đá thông dụng Phú An Nam cung cấp

Loại rọ đá Mắt lưới Dây đan
(mm)
Dây viền
(mm)
Bọc PVC tối thiểu
(mm)
Rọ đựng đá 2.2mm P6 (60 x 80)mm 2.2 2.7 1
P8 (80 x 100)mm
P10 (100 x 120)mm
Rọ đựng đá 2.4mm P6 (60 x 80)mm 2.4 2.7 1
P8 (80 x 100)mm
P10 (100 x 120mm)
Rọ đựng đá 2.7mm P8 (80 x 100)mm 2.7 3.4 1

Ứng dụng rọ đá thực tế trong công trình đê kè bờ sông

Ứng dụng rọ đá thực tế trong công trình đê kè bờ sông

Các chỉ tiêu về mắt lưới và dây đan rọ đựng đá

Mắt lưới (mm) Đường kính dây đan (mm) Đường kính dây viền (mm)

Dung sai

Mạ kẽm Bọc nhựa Mạ kẽm Bọc nhựa

1.Dung sai kích thước mắt lưới (Dài, rộng): ± 10%.

2.Dung sai về đường kính dây:

+Dây có đường kính từ 2.0÷3.0mm: +0.04; -0.12

+Dây có đường kính từ 3.0÷5.0mm: +0.05; -0.16

P6 (60 x 80) 2.2 3.2 2.7 3.7
2.4 3.4 3.0 4.0
2.7 3.7 3.4 4.4
P8 (80 x 100) 2.2 3.2 2.7 3.7
2.4 3.4 3.0 4.0
2.7 3.7 3.4 4.4
3.0 4.0 4.0 5.0
P10 (100 x 120) 2.2 3.2 2.7 3.7
2.4 3.4 3.0 4.0
2.7 3.7 3.4 4.4
3.0 4.0 4.0 5.0

Cam kết đối với sản phẩm rọ đá, thảm rọ đá do Phú An Nam cung cấp

Rọ đá, thảm rọ đá do chúng tôi cung cấp ít nhất là theo tiêu chuẩn dung sai như sau:
– Dung sai (dài, rộng, cao): ± 5%; ± 5%; ± 10%.
– Ký hiệu mắt lưới (80×100)mm, kích thước mắt lưới danh định (83×114)mm dung sai: ± 10%
– Ký hiệu mắt lưới (100×120)mm, kích thước mắt lưới danh định (102×135)mm dung sai: ± 10%
– Đường kính dây: 2.2mm (Dung sai: +0.04; -0.12mm)
– Đường kính dây: 2.4mm (Dung sai: +0.04; -0.12mm)
– Đường kính dây: 2.7mm (Dung sai: +0.04; -0.16mm)
– Đường kính dây: 3.0mm (Dung sai: +0.04; -0.16mm)
– Đường kính dây: 3.4mm (Dung sai: +0.04; -0.16mm)
– Dung sai dây bọc nhựa PVC, chiều dày trung bình: ± 0.05mm
Cam kết đổi trả hàng trong vòng từ 07 đến 15 ngày nếu hàng không đúng quy cách và kích thước, cam kết hàng mới chưa qua sử dụng. Cam kết thời gian giao hàng đúng theo thỏa thuận trên đơn đặt hàng, hợp đồng. Có chứng nhận xuất xưởng kèm theo khi giao hàng.
Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm rọ đá, thảm rọ đá hoặc có nhu cầu tư vấn về sản phẩm. Vui lòng liên hệ trực tiếp với PHÚ AN NAM để được tư vấn tốt nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ AN NAM
Điện thoại: 0915378118
Email: salesp.phuannam@gmail.com
Một số bài viết khác: 

Bảng định mức bê tông cho tất cả các mác 100, 150, 200
Cách trộn xi măng láng nền đúng chuẩn cho các công trình
Khe co giãn là gì? Cấu tạo, tác dụng khe co giãn đường bê tông
Các sản phẩm vừa xem
top button