Phú An Nam
Vải địa
Vải địa kỹ thuật được ứng dụng phổ biến tại nhiều công trình xây dựng, địa chất hay công trình thủy lợi,… Sản phẩm vải địa với đa dạng thông số kỹ thuật có thể đáp ứng yêu cầu thi công khác nhau của mỗi công trình. Vậy vải địa kỹ thuật là gì? Loại sản phẩm này có đặc điểm, phân loại và ứng dụng thực tế ra sao? Hãy cùng Phú An Nam tìm hiểu thêm thông tin về loại vải này qua bài viết dưới đây!
Vải địa kỹ thuật là gì?
Vải địa kỹ thuật (hay ngắn gọn là vải địa) là loại vải được sản xuất từ chất liệu nhựa nguyên sinh, đó là polypropylene (PP) hoặc polyester (PE). Ngoài ra, vải địa còn có thể được chế tạo từ chế phẩm phụ của dầu mỏ.
Sản phẩm có đặc tính chống thấm cực kỳ tốt, do đó được sử dụng như màng phân cách nằm bên dưới các lớp đất. Vải địa kỹ thuật còn có độ kéo giãn tốt, thích nghi hiệu quả với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Vải địa kỹ thuật ART có đặc điểm gì?
- Vải địa kỹ thuật hay còn được gọi là vải địa, được làm từ hạt nhựa nguyên sinh cao phân tử PP hoặc PE, khổ rộng từ 3.5m – 6m.
- Vải địa có cường độ chịu kéo cao, độ giãn dài thấp (<25%).
- Có các loại chính: vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật dệt và dạng phức hợp.
- Ứng dụng phổ biến nhất của vải địa chính là làm tầng lọc, tầng phân cách và gia cường cho các công trình đê kè, thủy lợi, giao thông, cầu đường,…
- Vải địa kỹ thuật có quy cách dạng cuộn, dễ dàng vận chuyển và thi công.
Thi công vải địa kỹ thuật thực tế tại công trường
Phân loại vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật không dệt
Vải địa kỹ thuật không dệt là loại vải địa có kết cấu sợi vải ngắn dài đan xen một cách ngẫu nhiên, không theo hướng nào nhất định. Các sợi vải không liên kết với nhau mà được kết dính bằng chất keo, bằng nhiệt hoặc lực tác động cơ học bằng kim, dùi.
Sản phẩm có tác dụng là lớp ngăn cách, thẩm thấu và lọc ngược. Nhờ vậy giúp gia cường, chống thất thoát đất, ứng dụng quan trọng trong xử lý nền đất yếu.
Thị trường Việt Nam hiện nay phổ biến 2 thương hiệu vải địa không dệt:
- Vải địa kỹ thuật không dệt ART: có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam. Vải địa kỹ thuật ART là thương hiệu vải địa kỹ thuật được sản xuất tại Việt Nam. Với uy tín hơn 20 năm hoạt động trong ngành, đã phục vụ hàng ngàn công trình tại Việt Nam, nên thương hiệu ART cũng là một thương hiệu uy tín và các sản phẩm giá cả tốt, hàng sẵn có, không bị đứt đoạn đáp ứng được mọi yêu cầu về tiến độ thi công của công trình. Thương hiệu nổi tiếng với các loại vải địa thông dụng như: ART 6, ART 7, ART 9, ART 12, ART 15, ART 17, ART 20, ART 25, ART 28.
- Vải địa kỹ thuật không dệt TS: là sản phẩm được sản xuất bởi Tencate Polyfelt – tập đoàn lớn của Hà Lan và có nhà máy đặt tại Malaysia. Hãng đã khẳng định được uy tín thông qua chất lượng sản phẩm. Các loại vải địa thông dụng từ TS như sau: TS 20, TS 30, TS 40, TS 50, TS 60, TS 65, TS 70.
Vải địa kỹ thuật dệt
Vải địa kỹ thuật dệt (hay vải địa gia cường) sản xuất từ chất liệu xơ PE/PET hoặc PP bằng phương pháp đan dệt thông thường như vải may mặc. Vải địa dệt có cường độ chịu kéo cao (> 50kN/m) và độ giãn dài thấp, ứng dụng xử lý nền đất yếu cần gia cố cường lực cao.
Vải địa kỹ thuật dệt được chia thành 2 loại chính:
Vải địa kỹ thuật dệt PP:
Vải địa dệt PP thường có màu đen, cường lực chịu kéo từ 25kN/m (loại PP 25) đến 50kN/m (loại PP 50). Loại này có giá thành rẻ, ứng dụng phổ biến tại các công trình đường nội bộ hoặc nhà xưởng.
Hệ số thấm không quá cao giúp ngăn chặn tình trạng thấm ngược lên sàn bê tông. Nhờ vậy, công trình đảm bảo được độ thoáng, hạn chế nấm mốc phát triển đồng thời gia tăng khả năng chịu tải của nền nhà khi thường xuyên có phương tiện vận tải qua lại.
Vải địa dệt cường lực cao
Sản phẩm có cường lực chịu kéo lớn từ 50 – 600kN/m, có khả năng gia cường nền đất yếu, nâng cao khả năng chịu tải bề mặt. Vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao được ứng dụng phổ biến tại các công trình lớn, yêu cầu cao về chất lượng như công trình giao thông, cầu cảng, đường cao tốc, sân bay, khu vực thường xuyên qua lại của các phương tiện trọng tải nặng hay hai đầu cầu nơi chịu ứng suất cắt lớn.
Hiện nay trên thị trường thông dụng các loại vải địa dệt cường lực cao sau: GET 5, GET 10, GET 15, GET 20, GET 40, GET 100, GET 200.
Vải địa kỹ thuật phức hợp
Vải địa kỹ thuật phức hợp là sự kết hợp giữa vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt. Loại vải này tận dụng được hết những ưu điểm, tính chất nổi bật của 2 loại vải địa dệt và không dệt do đó giá thành sẽ khá cao.
Ở Việt Nam hiện nay chưa quá phổ biến việc sử dụng vải địa kỹ thuật phức hợp. Loại này thường được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia hoặc Trung Quốc nếu khách hàng có nhu cầu.
Bảng so sánh sự khác nhau giữa các loại vải địa kỹ thuật
TIÊU CHÍ SO SÁNH | VẢI ĐỊA KỸ THUẬT DỆT | VẢI ĐỊA KỸ THUẬT KHÔNG DỆT | VẢI ĐỊA KỸ THUẬT PHỨC HỢP |
Phương pháp sản xuất | Sợi vải PP hoặc PE được đan dệt với nhau tạo thành liên kết chặt chẽ, ổn định | Các sợi PE hoặc PP được sắp xếp và đan dệt một cách ngẫu nhiên, không theo hướng nhất định. Sử dụng chất dính hoặc được gia nhiệt để liên kết với nhau. | Là sự kết hợp các tính chất giữa vải địa kỹ thuật dệt và không dệt. |
Độ giãn dài khi kéo đứt | ≤ 25% | 35/80% | ≤ 10% |
Cường lực chịu kéo đứt | 25 – 500kN/m | 7 – 30kN/m | 35 – 100kN/m |
Chức năng | Phân cách và gia cường nền đất yếu | Lọc nước, phân cách và gia cường nền đất yếu | Gia cường và tiêu thoát. |
Ứng dụng | Trong các công trình lớn, quan trọng: Đầu cầu, bến cảng, sân bay, đường cao tốc… | Các công trình cầu đường, đê kè, tường chắn đất,… | Các công trình: bờ kè, đê đập, gia cường mố biên, tường chắn đất,… |
Xuất xứ | Sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu | Sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu | Nhập khẩu |
Ứng dụng thực tế của vải địa kỹ thuật
Ứng dụng vải địa làm lớp phân cách
Với cường độ chịu kéo cao và độ giãn dài thấp, vải địa kỹ thuật thường được ứng dụng làm lớp phân cách chính giữa 2 lớp vật liệu có hệ số hạt khác nhau. Chức năng của nó là ngăn cách và không làm trộn lẫn 2 loại vật liệu. Từ đó tránh được tình trạng thất thoát đất đắp, đảm bảo đất đủ độ cứng khi lu lèn.
Các công trình cầu đường, giao thông thường được trải một lớp vải địa kỹ thuật bên dưới trước khi bơm cát/san lấp. Chức năng của vải địa là làm tầng lọc giúp nước đi qua và giữ lại cát. Nhờ vậy ngăn được mạch nước ngầm gây xói mòn, sụt lún nền công trình. Sản phẩm cũng được ứng dụng trong các công trình đê kè sông biển.
Dùng vải địa để lọc ngược nước
Đối với nền đất yếu, có tính thấm nước kém, vải địa kỹ thuật sẽ tăng cường khả năng thoát nước của nền đất theo phương ngang. Cường độ chịu kéo và sức kháng thủng (CBR) cao giúp gia cường hiệu quả, nâng cao tuổi thọ công trình.
Vải địa cũng được ứng dụng làm lớp lót bảo vệ màng chống thấm HDPE, hoặc có thể được sử dụng như lớp phủ trong các bãi xỉ tro than nhiệt điện tại các nhà máy lớn.
Ứng dụng vải địa làm lớp phân cách trước khi san lấp mặt đường
Thiết kế vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật được thiết kế dựa trên cơ sở chức năng chính mà nó đảm nhiệm. Các bước trong quy trình thiết kế vải địa như sau:
- Bước 1: Xác định chức năng chính của vải địa dựa trên lĩnh vực ứng dụng, đặc điểm công trình, khu vực thi công,…
- Bước 2: Xác định các yếu tố tác động đến tình trạng hoạt động của vải địa và các yêu cầu, tính chất kỹ thuật nhằm đáp ứng các tác động đó.
- Bước 3: Thiết lập quy định chặt chẽ về bảo quản và thi công nhằm đảm bảo giao nhận, thi công đúng yêu cầu đặt ra.
>> Xem thêm: Phân biệt giữa vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt
Những chức năng chính của vải địa kỹ thuật
Ổn định nền đường
Vải địa kỹ thuật được ứng dụng phổ biến làm lớp phân cách giữa 2 lớp chất liệu mà cụ thể là giữa nền đất yếu và lớp đất đắp. Mục đích của việc sử dụng vải địa là nhằm ngăn chặn tình trạng nền đất yếu thâm nhập lên nền đường và ngược lại ngăn chặn đất đắp bị lún chìm. Từ đó, công trình giao thông, cầu đường đảm bảo duy trì độ dày nền đường theo thiết kế ban đầu và tăng khả năng chịu tải của nền đường.
Vải địa kỹ thuật ổn định nền đường
Lọc và thoát nước
Vải địa kỹ thuật còn có chức năng sơ cấp là lọc và thoát nước. Vải được đặt giữa lớp đất và cốt liệu thô thoát nước, phát huy khả năng thoát nước tốt đồng thời là lớp phân cách giữ đất ổn định trong suốt thời gian công trình vận hành. Sản phẩm vải địa cần đáp ứng đủ độ bền, khả năng chịu ứng suất gây ra trong quá trình trải vải và thi công tại công trình.
Vải địa kỹ thuật dùng lọc nước
Trường hợp sử dụng vải địa không dệt làm tầng lọc và thoát nước, cần lưu ý kích thước lỗ hổng vải địa phải tương ứng với cấp khối hạt của đất.
Cốt gia cường mái dốc
Một trong những chức năng quan trọng của vải địa kỹ thuật chính là làm cốt gia cường mái dốc cho các công trình thi công mới hoặc sửa chữa nhằm tăng tính ổn định. Vải địa còn được sử dụng bọc mặt ngoài mái dốc nhằm ngăn chặn biến dạng ngang trong quá trình đầm nén. Lớp đất đắp nằm sát biên mái dốc nhờ vậy sẽ được đầm chặt hơn so với khi không dùng vải địa kỹ thuật.
Vải địa gia cường cho tường chắn đất, mái dốc, đập đất
Ổn định nền đê, đập
Vải địa kỹ thuật đóng vai trò là lớp phân cách giữa nền đất yếu và lớp đất đắp. Trong trường hợp này, sản phẩm sẽ duy trì độ ổn định của nền đất yếu cũng như chiều dày đất đắp ban đầu. Nhờ vậy thiết bị thi công cơ giới nặng có thể đi lại dễ dàng, nhanh chóng trong suốt quá trình thi công đắp đất.
Vải địa kết hợp với các vật liệu như tre, cừ tràm,… còn là phương pháp cực kỳ hữu dụng trong thi công san lấp, đắp đất trên nền đất yếu (CBR<1).
Lọc ngược trong kết cấu bảo vệ bờ sông, biển
Không thể không kể đến chức năng lọc ngược, ngăn chặn xói mòn của vải địa khi kết hợp với rọ đá, thảm đá, đá xây lát,… Vải địa kỹ thuật sẽ tạo thành lớp vỏ mềm dẻo với khả năng giữ lại lớp đất đồng thời vẫn thoát nước tốt. Nhờ vậy, kết cấu bảo vệ bờ sông, kè biển,… được đảm bảo bền vững, chắc chắn trong suốt quá trình vận hành.
Vải địa kỹ thuật có chức năng bảo vệ xói lở
Bảo vệ màng chống thấm
Màng chống thấm HDPE khi đứng trước tác động của tải trọng tĩnh và động trong quá trình thi công rất dễ bị thủng rách. Do đó, việc sử dụng vải địa kỹ thuật làm lớp đệm sẽ giúp chống lại ứng suất chọc thủng màng chống thấm. Ngoài ra sản phẩm cũng thực hiện nhiệm vụ thoát khí, thoát nước trong đất hiệu quả.
Vải địa kỹ thuật được sử dụng trong thực tế
Vải địa kỹ thuật hiện đang là loại vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng phổ biến tại nhiều công trình giao thông, địa chất, thủy lợi,… Sản phẩm đóng vai trò quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đến quý khách hàng những thông tin hữu ích về loại sản phẩm này!
Phú An Nam hiện đang cung cấp các loại vải địa kỹ thuật: vải địa dệt, vải địa không dệt với chất lượng cao, bền bỉ và giá thành tốt. Quý khách hàng cần tư vấn và báo giá chi tiết về sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin sau:
Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Phú An Nam
ĐC: 655 Lũy Bán Bích, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. HCM
Tel: 028.3974.2858 – 091.537.8118
Email: salesp.phuannam@gmail.com
Vải địa kỹ thuật ART 1200
Đặc điểm của vải địa kỹ thuật ART 1200 ART1200 là sản phẩm mới của Công Ty CP Vải Địa […]
Vải địa kỹ thuật PP 30 30kN/m
Vải địa kỹ thuật PP30 là vải địa kỹ thuật dệt được làm từ hạt PP có cường lực chịu kéo […]
Vải địa kỹ thuật PP 35 35kN/m
Vải địa kỹ thuật PP35 là vải địa kỹ thuật dệt được làm từ hạt PP có cường lực chịu kéo […]
Vải địa kỹ thuật PP 40 40kN/m
Vải địa kỹ thuật PP40 là vải địa kỹ thuật dệt được làm từ hạt PP có cường lực chịu kéo […]
Vải địa kỹ thuật PP 45 45kN/m
Vải địa kỹ thuật PP 45 là vải địa kỹ thuật dệt được làm từ hạt PP có cường lực chịu […]
Vải địa kỹ thuật PP 60 60kN/m
Vải địa kỹ thuật PP60 là vải địa kỹ thuật dệt được làm từ hạt PP có cường lực chịu kéo […]
Vải Địa Kỹ Thuật dệt GET 25
Vải địa kỹ thuật dệt GET 25. Được sản xuất tại Việt Nam từ sợi PP chính phẩm. Nhập khẩu […]
Vải Địa Kỹ Thuật dệt GET 30
Vải địa kỹ thuật dệt GET30 được sản xuất tại Việt Nam từ sợi PP chính phẩm. Nhập khẩu 100% […]
Vải Địa Kỹ Thuật dệt GET50
Vải địa kỹ thuật dệt cường lực cao GET 50 được sản xuất tại Việt Nam từ sợi PP chính […]
Vải Địa Kỹ Thuật dệt GET 150
Vải địa kỹ thuật dệt cường lực cao GET 150 được sản xuất tại Việt Nam từ sợi PP chính phẩm, […]
Vải Địa Kỹ Thuật dệt GET 300
Vải địa kỹ thuật dệt cường lực cao GET300 được sản xuất tại Việt Nam từ sợi PP chính phẩm, […]
Vải Địa Kỹ Thuật TS 10
Đặc điểm của vải địa kỹ thuật TS 10 Vải địa kỹ thuật TS10 phân phối trên thị trường Việt […]