Thi công màng chống thấm HDPE làm hồ chứa nước
Ngày đăng: 28 March, 2022
Tóm tắt nội dung:
Màng chống thấm HDPE được ứng dụng, tạo hồ chứa nước nhầm cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước sạch ở những đảo nhỏ ngoài khơi, và nhiều nhu cầu khác. Muốn công trình đạt chất lượng cao, thì màng chống thấm HDPE phải được sản xuất từ công nghệ tiên tiến, thi công màng chống thấm HDPE đạt chất lượng cao cần phải có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệm, máy móc thiết bị hiện đại của những nước phát triển như Mỹ, Thụy sỹ.
Bài viết này nhằm mục đich giới thiệu phương pháp thi công, lắp dặt hàn nối các màng chống thấm HDPE với nhau, các trang thiết bị cần thiết sử dụng trong quá trình thi công. Ngoài ra, bài viết này còn giới thiệu các quy định về đường hàn, kiểm tra đường hàn và sửa chửa đường hàn khi xuất hiện lỗi trong quá trình thi công để công trình đảm bảo chất lượng.
Phương pháp thi công màng chống thấm HDPE
Mục lục
Trang thiết bị và dụng cụ phục vụ thi công
– Bộ thiết bị hàn: Máy hàn kép dung để hàn các đường thẳng, hàn liên kết các tấm màng chống thấm HDPE lại với nhau. Để chất lượng đường hàn được tốt nhất, máy hàn kép thường được sử dùng là máy hàn Demtech của Mỹ hoặc máy hàn Leister của Thụy Sỹ. Máy hàn đùn dùng để hàn nối các chi tiết ngắn, công, như hàn màng chống thấm HDPE với ông cấp, ống thoát nước vào hồ… Máy cầm tay hàn dính và thổi khí nóng sấy khô.
– Nguồn điện: Dây điện, máy phát điện và các thiết bị an toàn về điện.
– Thiết bị di chuyển, rải màng: Xe nâng, cáp mềm; Giá đỡ.
– Dụng cụ đo, cắt: Thước đo độ dài (thước dây, thước nhôm), cữ lấy dấu, bút dạ (sơn trắng); Dao, kéo.
– Dụng cụ kéo, chỉnh, chặn, vệ sinh màng: Kìm, thiết bị kẹp để kéo màng (Puller); Bao tải cát; Giẻ lau
– Trang bị bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ: Quần áo, giầy đế mềm, kính, găng tay bảo hộ; Thang dây, bình chữa cháy, nước, cát v.v… Thuốc men và dụng cụ sơ cứu vết thương.
Các nguyên tắc cơ bản lắp đặt màng chống thấm HDPE
– Yêu cầu mặt bằng trước khi rải màng chống thấm HDPE: Lớp bảo vệ màng phía dưới phải hoàn thiện, được đầm chặt, bảo đảm độ phẳng, nhẵn; Không có nước trên bề măt để tránh hiện tượng màng dính chặt vào mặt nền; Dọn sạch các vật sắc nhọn như: Đá dăm, sỏi sạn, vỏ hầu hà v.v…
– Nguyên tắc cơ bản lắp đặt màng chống thấm HDPE cho hồ chứa: chỉ dẫn trên hình H.1. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn trình tự lắp đặt sao cho hiệu quả nhất, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong quá trình lắp đặt dưới đây:
Hình H.1 Cách lắp đặt màng chống thấm cho hồ chứa nước
Ghi chú:
1n, 2n, 3n,…,Mn- Các tấm màng rải theo chiều rộng hoặc chiều ngắn nhất của hồ.
1d, 2d,…, Md- Các tấm màng rải theo chiều dài
1g, 2g, 3g,…- Các tấm màng rải các góc
+ Cách rải các tấm màng chống thấm HDPE theo chiều rộng: Tấm màng ngang đầu tiên (ký hiệu 1n trên hình H.1) được trải bắt đầu từ rãnh neo mái bên này và kết thúc tại rãnh neo bên mái đối diện. Vị trí của tấm đầu tiên này đặt cách chân khay của chiều rộng hồ ít nhất 1,5m. Hướng rải màng xuôi theo hướng gió. Mép tấm rải sau chồng lên mép tấm rải trước từ 10cm đến 15cm. Tấm màng ngang cuối cùng (ký hiệu Mn trên hình H.1) phải trải cách chân khay đối diện ít nhất 1,5m.
+ Cách rải các tấm màng chống thấm HDPE theo chiều dài:
Tấm màng dọc đầu tiên (ký hiệu 1d, H.1). Bắt đầu từ rãnh neo được rải dọc theo chiều dài hồ. Và chồng lên mép của tấm màng 1 đã rải theo chiều rộng hồ. Từ 10 cm đến 15 cm. Vị trí tấm này phải cách chân khay mái chiều dài ít nhất 1,5m. Mép tấm rải sau chồng lên mép tấm rải trước từ 10cm đến 15cm. Tấm cuối cùng (ký hiệu Md) phải đặt cách chân khay mái đối diện ít nhất 1,5m.
+ Cách rải các tấm màng chống thấm HDPE ở các góc:
Các tấm góc sau khi đo, cắt chính xác kích thước hình học được rải tuần tự từ đáy lên đỉnh và tuân theo qui tắc chồng mép. Đối với hồ chứa, các góc có diện tích nhỏ nên chế tạo hoàn thiện các tấm góc riêng sau đó tiến hành lắp ghép.
+ Căn chỉnh chính xác khoảng cách chồng mép, chặn bao cát. Vẽ sơ đồ lắp đặt và đánh số thứ tự các tấm theo chiều ngược hoặc xuôi kim đồng hồ.
Kết thúc công đoạn lắp đặt thì chuyển sang công đoạn hàn. Trong thực tế thi công thường tiến hành song song 2 việc này, rải xong tấm nào hàn tấm đó.
– Lắp đặt màng chống thấm thân đập: tương tự như lắp đặt trên mái hồ chứa và tuân theo nguyên tắc trên hình H.2. Độ dài “h” lấy theo kết quả khảo sát chiều sâu mạch nước ngầm.
– Lắp đặt màng chống thấm trên mặt phẳng nghiêng: Những mặt phẳng nghiêng có diện tích lớn hơn tích của chiều rộng tấm màng (W x W) thì khi lắp đặt các tấm màng chống thấm HDPE phải rải theo chiều dọc của mặt phẳng nghiêng. Trên mặt bằng không áp dụng qui tắc này.
Hình H.2 cách lắp đặt màng chống thấm HDPE thân đập
Phương pháp hàn nối và các thiết bị hàn nối màng chống thấm HDPE
Các bước công nghệ hàn màng chống thấm
Hình ảnh miêu tả các bước công nghệ hàn màng chống thấm
Các thông số cơ bản cho đường hàn
– Nhiệt độ hàn (phụ thuộc vào nhiệt độ nóng chảy của vật liệu, nhiệt độ môi trường, oC);
– Áp lực nén của rulô ép (N; KN); Tốc độ hàn (m/phút); Khoảng cách chồng mép L (cm);
Ghi chú: – Để xác định được các thông số trên phải tiến hành hàn thử và kiểm tra chất lượng mối hàn thử ngay tại hiện trường bằng máy kéo xách tay (Portable Tensiometer)
– Chiều dài đường hàn thử ít nhất 5m, số lần hàn thử ít nhất là 3 ứng với các thông số hàn khác nhau. Từ kết quả đường hàn thử có chất lượng tốt nhất chọn ra các thông số hàn để thi công. Tất cả các thông số này phải ghi vào nhật ký thi công
Thiết bị hàn đường thẳng kép
– Các loại máy hàn như: Hot wedge welder của hãng Clumbine (USA), Comet, Astro, Twinny, Twinmat v.v…của hãng Leister (Thuỵ sĩ) chế tạo là những máy hàn đường thẳng dựa trên nguyên lý gia nhiệt (H.3)
– Nguyên lý làm việc của máy hàn đường thẳng: Hai mép màng chống thấm HDPE sau khi cài vào máy được áp sát vào mặt trên và dưới của bản gia nhiệt. Hai bề mặt màng HDPE tại thời điểm nóng chảy được gắn kết đồng nhất (diện tích gắn kết chính là diện tích đường hàn) nhờ bộ lô lăn ép ở áp lực cao (800N đến 1000N). Do lô lăn ép có cấu tạo rãnh (rộng 10mm hoặc 20mm) ở giữa, phần diện tích màng chống thấm HDPE nằm trong chiều rộng rãnh không chịu áp lực nén và không gắn kết với nhau, tạo ra kênh khí trong đường hàn kép.
– Tốc độ của máy hàn thẳng có thể điều chỉnh từ 0 đến 6 m/phút.
– Đường hàn thẳng (đường hàn kép) có dạng như hình (H.4)
Hình H.3 Nguyên lý máy hàn kép
Hình H.4 dạng đường hàn kép
– Tất cả các đường hàn thẳng phải được kiểm tra bằng áp lực khí (Phương pháp không phá huỷ) ngay tại hiện trường và lấy mẫu để kiểm tra sức bền kháng kéo và kháng bóc tại các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn .
Thiết bị hàn đùn (Extrusion Welding equipment)
– Các loại máy hàn đùn: U7-SC; U7-COMP v.v… do hãng Columbine – Mỹ. Haudi, Weldmax, Section1, Section2, Section3,…do hãng Leister – Thuỵ Sĩ sản xuất để hàn các chi tiết mà máy hàn nóng chảy không thực hiện được. Ngoài ra thiết bị này dùng để sửa chữa đường hàn lỗi.
– Nguyên lý làm việc của máy hàn đùn (H.5): Nguyên liệu hàn dưới dạng hạt hoặc dây có thành phần trùng với thành phần cấu tạo của màng chống thấm HDPE được tự động đưa vào xilanh của máy hàn, tại đây nguyên liệu hàn được nung nóng tới nhiệt độ nóng chảy và đẩy ra đầu đùn bằng trục xoắn. Guốc hàn bằng sứ chịu nhiệt, mặt trên phẳng, mặt dưới hình lòng mo tiếp xúc với điểm hàn. Tốc độ ra của nguyên liệu hàn được điều chỉnh bởi tốc độ quay của trục xoắn và phụ thuộc vào tốc độ hàn sao cho lượng nguyên liệu ra vừa đủ.
– Tốc độ hàn phụ thuộc vào tay nghề của người điều khiển.
Hình H.5 Nguyên lý hàn đùn và dạng đường hàn
Cách kết nối màng chống thấm HDPE với kết cấu khác
Cách kết nối màng chống thấm HDPE với kết cấu bêtông, gạch, đá xây.
Cách 1: Kết nối bằng Polylock.
– Polylock là các chi tiết bằng polime chế tạo sẵn, có cùng thành phần vật liệu với màng chống thấm HDPE, có kiểu dáng rất đa dạng (dạng Chữ I, C, E, Omega v.v… ) và nhiều kích thước khác nhau (Polylock của hãng GSE có kích thước tiêu chuẩn: dài 3m; Rộng:15cm; chân: 2,5cm )
– Kết cấu kết nối màng chống thấm HDPE bằng Polylock với các kết cấu bêtông, gạch, đá xây như: móng, tường, trụ, mang cống, cột, sàn v.v… được chỉ dẫn ở hình H.6
Hình H.6 Kết nối màng chống thấm HDPE với bê tông bằng Polylock
– Polylock được lắp đặt đồng thời trong khi thi công các kết cấu bêtông, gạch, đá v.v…Chẳng hạn Polylock gắn vào cốt thép hoặc coppha trước khi đổ bê tông.
Cách 2: Kết nối bằng bu lông, nẹp và giăng cao su (chỉ dẫn ở hình H.7).
– Gioăng cao su chế tạo có thành phần phù hợp với mục đích chống thấm. Để chống thấm dầu dùng gioăng là cao su Neoprene hoặc Nitrine. Để chống thấm hồ chứa, bể nước sinh hoạt v.v… trong thành phần phụ gia gioăng cao su phải không có chất độc hại.
Hình H.7 Kết nối màng chống thấm HDPE bằng bulong
– Nẹp, bu lông, vòng đệm chế tạo từ thép không rỉ.
Cách kết nối màng chống thấm HDPE với đường ống
– Các chi tiết để Thi công màng chống thấm HDPE. Nối màng chống thấm HDPE với ống (thép, bêtông, gốm, sứ, nhựa v.v… ) gồm: Tấm bêtông cốt thép có độ dày ít nhất 15cm, mác M 20, dạng tròn, vuông, chữ nhật, kích thước theo thiết kế; Polylock lắp đặt trong khi thi công tấm bêtông, dạng vuông, chữ nhật, đa giác đều, tâm trùng với tâm ống; Nẹp chế tạo bằng thép không rỉ, kích thước theo thiết kế.
– Thành phần cấu tạo gioăng chọn theo chỉ dẫn nêu trên, kích thước gioăng chọn theo thiết kế.
– Trường hợp thành phần vật liệu của ống cùng loại với thành phần vật liệu của màng chống thấm HDPE thì kết nối trực tiếp giữa màng chống thấm HDPE với ống bằng phương pháp hàn đùn nhưng phải vẫn giữ nguyên hệ nối tiếp trung gian gồm tấm bêtông cốt thép và Polylock (hoặc bu lông-nẹp-gioăng). Nhờ hệ nối tiếp trung gian mà sự chuyển vị của màng khi gia tải (như: đổ vật liệu mới, tích nước lần đầu v.v…) không làm gẫy ống, nhất là đối với những ống nằm trên mặt phẳng nghiêng.
Hình H.8 Sơ đồ công nghệ kết nối màng chống thấm HDPE với đường ống
Quy định về đường hàn màng chống thấm HDPE
Đối với tấm nằm trên mặt phẳng:
Không qui định hướng và độ dài của đường hàn.
Đối với tấm nằm trên mặt nghiêng
– Các đường hàn nối các tấm màng phải chạy dọc theo mặt phẳng nghiêng.
– Các đường hàn nối ngang các tấm màng chống thấm HDPE có độ dài không được vượt quá độ dài của chiều rộng khổ vải tại một vị trí (nếu hai tấm dọc đều có đường nối ngang được lắp đặt liền nhau thì các đường nối ngang phải nằm so le với nhau); Đường hàn không được trùng với đường đỉnh mái và đường chân khay; Số đường hàn tại các góc phải tính toán sao cho ít nhất (hình H.9)
Hình H.9 Các quy định về hướng và vị trí đường hàn màng chống thấm HDPE
Cách sửa chửa đường hàn lỗi
Trường hợp 1: Đứt, hở một trong hai lớp màng CT ở kênh khí.
Trình tự và cách sửa chữa: Vệ sinh chỗ hở —> Hàn đùn —> Kiểm tra vết hàn (hình H.10)
Hình H.10 Cách sửa chữa chỗ hở tại kênh khí và Hình H.11 Cách sửa chữa chỗ hở một trong hai đường hàn kép
Trường hợp 2: Hở một trong hai đường hàn kép do vệ sinh khu vực hàn không sạch, không bóc nhãn, mác, băng dính v.v…trước khi hàn.
Trình tự và cách sửa chữa: Vệ sinh mép ngoài và cắt lượn cách đầu mút đoạn hàn tốt ít nhất 10cm —> Hàn đùn —> Kiểm tra vết hàn (Hình H.11)
Trường hợp 3: Hàn vá chỗ thủng, rách. Trình tự và cách hàn vá: Cắt miếng vá đồng dạng với lỗ thủng rách sao cho đường bao miếng vá trùm lên đường bao lỗ thủng rách ít nhất 10cm. Vệ sinh sạch sẽ miếng vá và diện tích hàn. Dùng máy thổi khí nóng cầm tay và rulo hàn định vị miếng vá lên lỗ thủng rách, chờ nguội. Dùng máy hàn đùn hàn liên tục theo đường bao miếng vá cho đến khi đường hàn khép kín. Kiểm tra đường hàn vá bằng phương pháp hút chân không (xem hình H.12).
Hình H.12 Cách hàn vá lỗ thủng, rách màng chống thấm HDPE