Thi công rọ đá bằng hai phương pháp
Ngày đăng: 28 March, 2022
Mục lục
Lựa chọn thiết kế rọ đá phù hợp nhất
– Trong thiết kế xây dựng đê kè, khâu thi công thả rọ chỉ chiếm một phần nhỏ. Nhưng để quý khách hàng nắm rõ hơn và lắp đặt tốt hơn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn, nêu các điểm đáng chú ý khi thi công lắp đặt rọ đá.
– Tùy vào địa hình, đặc điểm của công trình thiết kế mà chọn thiết kế rọ đá, thảm đá cho phù hợp. Với ưu tiên là rọ càng lớn thì càng tốt. Vì rọ có kích thước lớn thì khả năng đứng vững tốt, khó bị xê lệch, giảm giá thành sản xuất vì ít vị trí ghép rọ. Rọ đá càng nhỏ vừa tốn nhiều nhân công cắt ráp, vừa phế phẩm nhiều.
– Các rọ thường được dùng nhiều nhất có quy cách là (2 x 1 x 1)m hoặc (2 x 1×0.5)m. Kích thước vừa đủ lớn thuận tiện cho việc ráp rọ, lắp đặt, thả đá và vận chuyển ra công trình.
– Để thuận tiện cho việc vận chuyển, bốc xếp nên rọ thường được xếp lại dưới dạng tấm và đóng thành kiện. Khi đến giai đoạn thi công, thả rọ thì rọ mới được dựng lên theo khung có sẵn theo thiết kế. Dựa vào các vị trí dây viền ta sẽ dựng các vách các mặt lưới, khi dựng lên mặt trên sẽ trống để bỏ đá vào.
Tổng hợp các phương pháp thả rọ
Tùy vào tính chất đặc điểm từng công trình. Mà ta chọn phương pháp phù hợp. Đối với các công trình trên cạn hay mực nước thấp. Thì ta nên dựng rọ lắp đặt rọ xong rồi mới thả đá. Để thả đá nhanh chóng nên thả bằng máy xáng cạp, máy cuốc…. Đá được bỏ phải phù hợp mắc lưới của rọ. Nếu mắc lưới rọ là (8 x 10)cm thì ta phải bỏ những viên đá có kích cỡ tiết diện phải lớn hơn (8 x 10)cm để không bị lọt đá. Để tránh vấn đề khi thả rọ do khối lượng quá lớn. Làm rọ cong quẹo, xiêu lệch. Thì ta nên có một bệ đỡ chắc chắn bằng thép để định hình, đỡ rọ. Nguyên tắc cẩu, thả rọ đá cũng giống như cẩu, thả kiện hàng.
Phương pháp 1: Thả rọ rồi mới bỏ đá
– Với biện pháp này sẽ được áp dụng phổ biến và hiệu quả đối với các công trình trên bờ và các công trình xây dựng tường chắn….
– Các loại rọ đá dùng trong biện pháp này là rọ đá bọc nhựa PVC, rọ đá mạ kẽm. Sau khi rọ đá được giao đến công trình. Các công nhân tiến hành trải các tấm thép trên bề mặt đất phẳng trước. Để nắn phẳng, nắn vuông góc với hình dạng mắt lưới thép. Kiểm tra các mối của dây buộc thép chắc chắn.
– Sau khi kiểm tra chắc chắn và thả rọ xuống vị trí cần thả. Sau đó, tiến hành bỏ đá vào rọ không. Với tuỳ từng mặt bằng và tính chất của địa hình thì có thể lựa chọn máy móc thả đá phù hợp.
Phương pháp 2: Bỏ đá rồi mới thả rọ
– Trái ngược với biện pháp thả rọ đá rồi mới tiến hành bỏ đá. Với biện pháp này thường sử dụng cho công trình có mật nước sâu hoặc khu vực có nước như mái – lòng kênh, đê kè chắn lũ,….
– Sau khi rọ đá được giao đến công trình công nhân tiến hành bỏ đá vào rọ. Kích thước các loại đá bỏ vào rọ khác nhau, đá to bỏ bên ngoài, đá nhỏ bỏ bên trong. Để tiết kiệm được đá và đảm bảo đá không bị lọt qua các mắt của rọ thép.
– Sau khi kiểm tra chắc chắn các mối dây buộc đủ số lượng đá. Thì tiến hành thả rọ đã đựng đá vào vị trí cần thả rọ của dự án. Cần buộc rọ trên địa hình khu vực khô ráo, sau đó dùng cần trục nâng nâng rọ đá đặt vào vị trí dự án.
– Các đá được thả nên có kích thước đều nhau. Không chênh lệch quá lớn. Để đá có thể xếp chặt chẽ tạo thành một khối trong rọ. Còn đối với công trình kè thả rọ ở những nơi có mực nước cao. Nếu thả rọ trước rồi mới bỏ đá thì gặp rất nhiều khó khăn từ khâu ấn định vị trí thả, đến vấn đề rọ cũng dễ bị xê dịch.
– Lúc đó, ta sẽ bỏ đá vào rọ đá trước rồi đậy nắp rọ lại. Dùng dây buộc bằng thép (có thể là thép mạ kẽm bọc nhựa PVC). Để buộc chặt nắp.
>>> Xem thêm bài viết khác: Bạt chống thấm được sản xuất theo tiêu chuẩn nào?
Nguyên tắc thiết kế rọ đá
– Khi thiết kế rọ đá tránh thiết kế các rọ đá có mắc lưới (10 x12)cm mà dây đan 2.2mm . Vì loại rọ này có ô lưới thưa nên dây đan mà còn nhỏ. Thì rọ rất yếu, ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Nếu sử dụng mắc lưới (10 x12)cm thì nên thiết kế dây đan 2.7mm.
– Tóm lại, để công trình xây dựng đê kè chất lượng có tính lâu dài. Thì tất cả các khâu từ chọn lựa thiết kế, nhà thầu, sản phẩm vật tư công trình phải được đảm bảo, chỉnh chu từng chi tiết. Có làm tốt từng chi tiết, từng bộ phận thì cái tổng quan, tổng thể sẽ được đảm bảo cho sau này.
Rọ đá bọc nhựa PVC đóng thành kiện gọn gàng, giao đến công trình
Tin tức liên quan
Một thiết kế dự án sử dụng rọ đá và vải địa kỹ thuật tại Long An
Mục lục1 Thảm đá1.1 Dây đan1.2 Dây viền1.3 Vách ngăn và tấm đáy1.4 Dây cột1.5 Đá dùng trong thảm đá2 […]
Các công trình kè, dự án kè có ý nghĩa như thế nào với bà con miền Trung
Ngày nay, nhiều nước quốc gia trên thế giới, sạt lở bờ sông là vấn đề cấp thiết cần có […]
Rọ đá làm kè giúp hạn chế thiên tai, sạt lở
Việc chống sạt lở, xói mòn do thiên tai đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. […]
Phân biệt lưới thép B40 và rọ đá khác nhau như thế nào
Như chúng ta đã biết, ngày nay cái tên rọ đá và lưới thép B40 không còn xa lạ với […]
RỌ ĐÁ NEO DÙNG TRONG TƯỜNG CHẮN
Mục lục1 MÔ TẢ2 CÁC TIÊU CHUẨN THAM CHIẾU3 QUY ĐỊNH VẬT LIỆU3.1 Bộ phận bề mặt – rọ đá […]
Tại sao nên sử dụng rọ đá trong đê kè, công trình chống sạt lỡ?
Ngày nay, rọ đá được sử dụng phổ biến trong các công trình thủy lợi, các vấn đề về gia […]