Tiêu chuẩn cùng các bước thi công vải địa kỹ thuật hiệu quả

Ngày đăng: 6 April, 2022

Vải địa kỹ thuật ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Với mục đích củng cố, gia tăng độ bền và nâng cao khả năng thoát nước cho đất. Do đó, phưng pháp thi công vải địa kỹ thuật cần được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong thi công? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn chọn vải địa kỹ thuật chất lượng

Chọn vải địa cần tùy vào từng trường hợp, từng mục đích sử dụng. Cụ thể như:

  • Chức năng phân cách khi sử dụng thi công làm đường. Cần chọn loại vải phải có độ thấm hút tốt.
  • Chức năng gia cường và phân cách khi sử dụng thi công các con đê, đập cao thì cần chọn vải địa lại phải có cường độ chịu kéo cao.

Ngoài ra, để công trình sau khi hoàn thiện được đảm bảo tốt nhất, vải địa phải đảm bảo tính chất tiêu thoát và lọc ngược tốt. Vậy nên, để đảm bảo các tính chất này thì việc lựa chọn vải địa phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây là các tiêu chuẩn chọn vải địa:

Vải có khả năng chống hư hỏng trong quá trình thi công và lắp đặt

Khi chọn phải vải địa kém chất lượng, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng vải địa bị hỏng trong quá trình thi công và lắp đặt. Vì thế, để vải địa đạt hiệu quả 1 cách tốt nhất thì phải chọn sản phẩm không bị dễ chọc thủng, bởi các vật kiểu sắc cạnh như gạch, đá, sỏi. Hay không bị các vật cứng xuyên thủng trong quá trình thi công, hoặc lớp đất đắp không đủ dày trong khi đổ đất. Để ngăn ngừa những trường hợp không mong muốn này xảy ra. Nhà sản xuất phải tính toán rất kỹ để có thể xác định tính kháng chọc thủng.

Sản phẩm vải địa phải có các đặc điểm thích hợp để thoát nước và lọc ngược

Để có thể đánh giá được khả năng thoát nước và lọc ngược của 1 tấm vải địa, người ta thường đề ra 2 tiêu chuẩn. Đầu tiên là khả năng giữ đất của vải địa. Tiếp theo là hệ số thấm của vải. Do đó, để đạt đủ hai tiêu chuẩn này thì vải địa cần phải có cấu tạo với kích thước các lỗ hổng vừa đủ. Nhằm có thể đảm bảo có đủ khả năng thấm nước, cho nước được tiêu tán nhanh.
Vải địa có độ bền cao khi tiếp xúc lâu ngoài ánh sáng
Thông thường các loại vải thường sẽ bị cứng và mủn ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu. Đối với, vải địa cũng tương tự vậy vì khi sử dụng trong các công trình xây dựng. Nó không thể tránh khỏi việc vải địa bị phơi dưới ánh nắng mặt trời trong một khoản thời gian gian.
Do đó, chọn vải địa kém chất lượng sẽ khiến cho vải địa nhanh bị hỏng. Vì vậy, cần phải sử dụng loại vải địa có độ bền cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

>>> Xem thêm: Báo giá màng chông thấm HDPE dùng trong thi công uy tín, giá tốt

Các bước tiến hành thi công vải địa kỹ thuật

Thi công vải địa sẽ được tiến hành theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng để trải vải

Bước chuẩn bị mặt bằng để trải vải là vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của công trình sau này. Vì vậy, bạn không được bỏ hay làm sơ xài ở bước này. Công việc cần phải làm đó là:

  • Phát quang, dọn sạch bụi rậm và dọn cỏ trong phạm vi thi công.
  • Loại bỏ các vật liệu cứng, sắc, nhọn để tránh đâm thủng trong quá trình thi công vải địa.
  • Bóc lớp hữu cơ và các lớp vật liệu khác.
  • Gốc cây cần phải đào sâu 0.6m dưới mặt đất.
  • San đều, phẳng mặt bằng và không để địa hình trải vải gồ ghề, mấp mô.
  • Khi mặt bằng thi công ướt, cần bơm và hút nước khô nền.
  • Xác định lại tim, cắm cọc định vị phạm vi rải vải địa kỹ thuật.

Chuẩn bị bề mặt là bước làm quan trọng khi thi công vải địa

Chuẩn bị bề mặt là bước làm quan trọng khi thi công vải địa

Bước 2: Tiến hành trải vải địa

Cần tùy thuộc vào sức chịu lực của đất ở khu vực thi công mà thực hiện rải vải phù hợp. Lớp vải sẽ được tiếp nối lớp vải kia theo một khoảng phủ bì.
Đối với trường hợp dùng vải để phân cách, thì nên trải vải địa kỹ thuật phải theo chiều cuộn. Và cùng hướng di chuyển của các thiết bị thi công. Còn khi dùng vải vào mục đích gia cố, vải địa kỹ thuật cần được rải theo chiều cuộn của vải và có hướng thẳng góc với tim đường.
Khi trải, các nếp nhăn, nếp gấp cần phải được kéo thẳng. Chú ý rằng, khi dùng bao cát hoặc ghim sắt để cố định các mép vải thì cần đảm bảo các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển, xô lệch.

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật trải vải

Sau khi thi công vải địa kỹ thuật, trước khi tiến hành đắp đất cần phải kiểm tra, nghiệm thu. Trong trường hợp vải bị hư hỏng, cần xem xét mức độ để có biện pháp xử lý tốt nhất có thể là:

  • Thay thế bằng vật liệu vải địa mới.
  • Trải thêm một lớp vải địa kỹ thuật khác lên trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng bao phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được quy trình thi công vải địa kỹ thuật. Mong rằng qua đó, bạn có được kiến thức bổ ích, giúp quá trình thực hiện đạt hiệu quả nhất. Ngoài ra, để mua được sản phẩm vải địa kỹ thuật chất lượng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

Số lượng vải địa kỹ thuật Phú An Nam cung cấp cho khách hàng sử dụng tại công trình

Số lượng vải địa kỹ thuật Phú An Nam cung cấp cho khách hàng sử dụng tại công trình

Thông tin liên hệ:  

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ AN NAM
Điện thoại: 0915378118
Email: Salesp.phuannam@gmail.com

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button