Trồng cây dược liệu
Ngày đăng: 6 November, 2024
Trồng cây dược liệu không chỉ là một xu hướng mới mà còn là một giải pháp kinh tế bền vững cho nhiều địa phương ở Việt Nam. Trong bối cảnh đất đai và khí hậu không thuận lợi cho cây nông nghiệp, chuyển đổi sang trồng dược liệu đang dần trở thành con đường thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình. Bài viết hôm nay, Phú An Nam sẽ cùng bạn khám phá chi tiết về tiềm năng và lợi ích của việc trồng cây dược liệu nhé. Đừng bỏ lỡ những thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguồn thu nhập hấp dẫn từ trồng cây dược liệu hiện nay
Việt Nam tự hào là một trong 15 quốc gia có vị trí trong bản đồ dược liệu thế giới. Không chỉ khai thác thác từ thiên nhiên, ngày càng nhiều bà con, đặc biệt là ở các vùng núi cao, đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây dược liệu. Việc này không chỉ giúp họ cải thiện đời sống mà còn góp phần bảo tồn các loài cây quý hiếm.
Tiềm năng phát triển của việc trồng cây dược liệu hiện nay
Theo thống kê, trồng cây Dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa. Ở các địa phương như Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Kon Tum và Lâm Đồng… Bà con đã chứng minh rằng cây trồng cây Dược liệu không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà còn tạo ra nguồn thu nhập lớn, giúp họ làm giàu.
Có nhiều địa phương trong cả nước phát triển mạnh việc trồng cây dược liệu. Điển hình là tại Nam Định, nhiều hộ dân đã chuyển qua trồng cây đinh lăng thay vì trồng cây cảnh. Đây chính là một hướng đi tích cực của “nền kinh tế xanh”.
Tại Sa Pa, việc trồng cây dược liệu cũng đang rất phổ biến. Cây dược liệu phổ biến được trồng chính là cây atiso và cây bạch nhật. Nhiều bà con dân tộc tìm ra trên các đồi rừng. Từ đó, nhân giống trồng tại gia đình. Đem lại thu nhập cao từ việc trồng dược liệu.
Tiềm năng phát triển của trồng cây dược liệu tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Với tổng diện tích phát triển cây dược liệu lên tới 357.178 ha. Việt Nam đang nắm giữ một kho tàng di sản vật phong phú. Các vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên là những nơi có thể phát triển dược liệu với nhiều loại cây quý.
Thống kê được tìm thấy, nhu cầu sử dụng các loại thuốc trong y học cổ truyền tăng lên khoảng 800 loài với tổng nhu cầu khoảng 30.000 tấn mỗi năm. Điều này chứng minh rằng tiềm năng kinh tế của cây dược liệu là vô cùng lớn.
Phát triển thành công các mô hình trồng cây dược liệu
Những chủ trương, chính sách phát triển dược liệu ở mỗi địa phương
Với sự quan tâm từ Chính phủ phủ thông tin qua các chương trình đầu tư như Chương trình MTQG dành cho vùng đồng dân tộc thiểu số và miền núi là một yếu tố quan trọng thúc đẩy việc phát triển cây dược liệu. Chương trình này không hỗ trợ cụ thể về tài chính mà còn tạo ra những cơ chế pháp lý có lợi cho việc phát triển mô hình trồng cây dược liệu.
Nhiều địa phương đã phát triển thành công các mô hình trồng cây dược liệu. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Sự phát triển này không chỉ góp phần tạo ra sinh kế bền vững. Mà còn giúp bảo tồn các giá trị văn hóa và tri thức dân gian về dược liệu.
Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân từ mô hình cây dược liệu
Những thách thức cần phải đối mặt
Mặc dù có nhiều cơ hội nhưng việc phát triển trồng cây dược liệu cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay chính là các sản phẩm dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, phần lớn cây dược liệu vẫn đang được bán dưới dạng nguyên liệu thô, dẫn đến giá trị kinh tế không cao.
Để khai thác triệt để tiềm năng của cây dược liệu, cần có cơ chế, chính sách khai thác, phát triển phù hợp. Đồng thời có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến sâu dược liệu. Việc phát triển các mô hình liên kết giữa y học cổ truyền và dược liệu tạo ra ẩm thực và chữa bệnh, gắn với du lịch sẽ mở ra nhiều cơ hội mới.
Hướng quy hoạch và phát triển cây dược liệu bền vững trong tương lai
Để phát triển dược liệu vững chắc, các địa phương cần xây dựng quy hoạch, chiến lược cụ thể. Biến nguồn tài nguyên này thành tiềm năng, lợi thế chủ lực cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Sự kết hợp giữa bốn nhà: nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người dân sẽ là chìa khóa thành công của ngành Dược liệu.
Chương trình MTQG 1719 đã và đang từng bước giải quyết những khó khăn và đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý. Các dự án liên kết chuỗi giá trị không chỉ tạo ra kế hoạch sinh thái cho người dân mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của cây dược liệu. Đây sẽ là đòn bẩy, khắc phục được những khó khăn, thách thức hiện có… để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của cây dược liệu vùng DTTS và miền núi.
Trồng cây dược liệu không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn là cách để bảo tồn nguồn thực vật quý giá cho thế hệ mai sau. Chúng tôi tin rằng với sự quan tâm của chính phủ, nỗ lực của cộng đồng và tham gia của doanh nghiệp, việc trồng cây dược liệu sẽ đem lại sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hãy cùng nhau đồng hành và phát huy giá trị từ cây dược liệu, xây dựng một nền tảng kinh tế vững chắc cho đất nước.
Địa chỉ cung cấp vải địa kỹ thuật trong trồng cây
Ứng dụng vải địa kỹ thuật trong trồng cây
Phú An Nam có bán sản phẩm vải địa kỹ thuật ứng dụng trong trồng cây. Tính năng và tác dụng của vải địa kỹ thuật trong trồng cây giúp thoát nước tốt, giúp giữ đất, giữ ẩm và chống xói mòn nên chủ yếu được sử dụng trong các vườn ươm. Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm vải địa ứng dụng trong trồng cây, nhanh tay liên hệ với Phú An Nam để được tư vấn và báo giá ngay nhé!