Vải địa kỹ thuật dùng trong công trình TP Bạc Liêu
Ngày đăng: 28 March, 2022
Mô tả Vải địa tại bạc liêu
Hạng mục này bao gồm công việc cung cấp, rải vải địa kỹ thuật vào vị trí thiết kế như một phần của nền đường, trong phạm vi xử lý nền đất yếu,…
Vật liệu
Mục lục
Vải địa tại bạc liêu
Trừ khi trong hồ sơ thiết kế có chỉ định khác hoặc tư vấn giám sát có yêu cầu khác, vải địa kỹ thuật tùy vào mục đích sử dụng phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật sau:
Vải địa kỹ thuật dùng ngăn cách đất yếu và nền đắp, tầng lọc thoát nước
– Loại không dệt
– Cường độ chịu kéo theo phương dọc và ngang(TCVN 8871-1:2011):≥12kN/m
– Cường độ chịu kéo giật (TCVN 8871-1:2011):≥0.8kN
– Cường độ chịu xé rách (TCVN 8871-2:2011):≥0.3kN
– Khả năng chống xuyên thủng CBR (TCVN 8871-3:2011):≥1500N
– Độ dãn dài khi đứt (TCVN 8485:2010):≤65%
– Kích thước lỗ biểu kiến(TCVN 8871-6:2011):
- O95≤0.43mm với đất có d15> 0.075mm
- O95≤0.25mm với đất có d50≥ 0.075mm≥d15
- O95≥0.075mm với đất có d50< 0.075mm
Trong đó d15 và d50 lần lượt là đường kính hạt của đất mà các hạt có đường nhỏ hơn nó chiếm 15% và 50% theo trong lượng.
– Độ thấm đơn vị (ASTM D4491):
- ≥0.5 s-1 với đất có d15>0.075mm
- ≥0.2 với đất có d50≥0.075mm≥d15
- ≥0.1 với đất có d50<0.075mm
– Độ bền cực tím(ASTM D4355):Cường độ >50% sau 500 giờ chịu tia cực tím.
Vải địa kỹ thuật dùng ngăn cách lớp kc mặt đường:
– Loại không dệt
– Cường độ chịu kéo theo phương dọc và ngang(TCVN 8871-1:2011):≥25kN/m
– Cường độ chịu kéo giật (TCVN 8871-1:2011):≥1.5kN
– Cường độ chịu xé rách (TCVN 8871-2:2011):≥0.77kN
– Khả năng chống xuyên thủng CBR (TCVN 8871-3:2011):≥2500N
– Độ dãn dài khi đứt (TCVN 8485:2010):≤50%
– Kích thước lỗ biểu kiến(TCVN 8871-6:2011):
- O95≤0.43mm với đất có d15> 0.075mm
- O95≤0.25mm với đất có d50≥ 0.075mm≥d15
- O95≥0.075mm với đất có d50< 0.075mm
Trong đó d15 và d50 lần lượt là đường kính hạt của đất mà các hạt có đường nhỏ hơn nó chiếm 15% và 50% theo trong lượng.
-Độ thấm đơn vị (ASTM D4491):
- ≥0.5 s-1 với đất có d15>0.075mm
- ≥0.2 với đất có d50≥0.075mm≥d15
- ≥0.1 với đất có d50<0.075mm
-Độ bền cực tím(ASTM D4355):Cường độ >50% sau 500 giờ chịu tia cực tím.
Vải địa kỹ thuật dùng ngăn cách đất yếu và nền đắp, tầng lọc thoát nước:
– Loại dệt
– Vật liệu: Polyester
– Cường độ chịu kéo khi đứt(TCVN 8871-1:2011): theo phương dọc ≥200kN/m, theo phương ngang ≥50kN/m
– Cường độ chịu kép giật(TCVN 8871-1:2011)≥1.8kN
– Khả năng chống xuyên thủng CBR( TCVN 8871-3:2011):≥4000N
– Độ giãn dài khi đứt thep phương dọc và ngang(TCVN 8871-1:2011):≤15%
– Kích thước lỗ biểu kiến(TCVN 8871-6:2011):
- O95≤0.25mm với đất có d50≥ 0.075mm≥d15
- O95≥0.075mm với đất có d50< 0.075mm
Trong đó d15 và d50 lần lượt là đường kính hạt của đất mà các hạt có đường nhỏ hơn nó chiếm 15% và 50% theo trong lượng.
– Hệ số thấm(ASTM D4491):≥0.02 s-1
– Độ bền cực tím(ASTM D4355):Cường độ >70% sau 500 giờ chịu tia cực tím.
Vải địa kỹ thuật dùng trong công trình
Chỉ khâu và máy khâu
Chỉ khâu vải địa là chỉ chuyên dụng có đường kính 1-1.5mm, cường độ chịu kéo đứt lớn hơn 40kN/1 sợi chỉ.
Phải có máy khâu chuyên dụng để khâu vải địa kỹ thuật, là loại mấy chuyên nghiệp có khoảng cách mũi từ 7-10mm.
Thi công
Trước khi tiến hành thi công các hạng mục được mô tả ở mục này, Nhà thầu phải đảm bảo các hạng mục cần thiết phỉa thi công trước đã hoàn thiện.
-Cắm lại tìm và cọc định vị phạm vi rải vải, kiểm tra cao độ mặt bằng chuận bị rải vải
-Vải địa kỹ thuật sẽ được rải trên phạm vi được thể hiện ở bản vẽ thi công.
Bơm hút nước hoặc tháo khô nền đường toàn bộ diện tích rải vải địa kỹ thuật.
Bề mặt được chuẩn bị rải vải phải được dọn sạch gốc cây, cỏ rác, những vật liệu cứng,sắt nhọn,những vật liệu khác.
San phẳng đất nền trước khi trải vải.
Vải địa kỹ thuật dùng trong công trình