Vải địa kỹ thuật dùng trong xây dựng di tu nâng cấp đường ở Cà Mau
Ngày đăng: 28 March, 2022
Mục lục
Cà Mau – Mảnh đất cực Nam của tổ quốc và nhu cầu sử dụng vải địa
– Cà Mau là vùng đất đầm lầy, vùng đồng bằng ven biển nên có nhiều kênh rạch chảy qua. Vì cũng là điểm cực Nam của tổ quốc, cả 3 (ba) mặt đều giáp biển. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Người dân chủ yếu sống dựa vào đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Nên nền đất ở đây tương đối yếu.
– Việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ rất khó khăn. Việc giao thương các hoạt động sản xuất kinh doanh và buôn bán giữa Cà Mau và các tỉnh lân cận. Ttrước đây chủ yếu dựa vào đường thủy là chủ yếu.
– Vì vậy, nền kinh tế Cà Mau kém phát triển hơn so với các tỉnh miền Tây khác. Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước. Xu hướng áp dụng nền công nghệ kỹ thuật 4.0. Cùng với đó, nền công nghệ vật liệu phát triển, đã phát minh ra loại vải địa kỹ thuật. Dùng lót bên dưới nền đường trước khi đắp đất nền đường.
– Hiện nay, gần như tất cả các xây dựng, di tu hay nâng cấp công trình giao thông ở Cà Mau. Đều được thiết kế sử dụng vải địa kỹ thuật.
Sử dụng phổ biến vải địa kỹ thuật trình các công trình xây dựng tại Cà Mau
Lựa chọn dòng vải địa kỹ thuật có chọn lọc
Tính năng nổi trội
– Làm lớp phân cách, đồng thời gia cường cho nền đất yếu.
– Vải địa kỹ thuật được sử dụng làm lớp lọc. Giúp giữ cát trong nền đất đắp khi dòng nước đi qua phía dưới nền đường. Vải địa sử dụng với chức năng này là vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật dệt.
– Tùy vào địa hình và khí hậu từng khu vực tại Cà Mau. Mà các dự án, công trình sẽ lựa chọn loại vải địa nào là phù hợp nhất. Đáp ứng đúng tiến độ thi công cho từng hạng mục công trình.
Ứng dụng thực tiễn
+ Vải địa thông dụng nhất là dòng vải địa thường được thiết kế có cường lực chịu kéo 12kN/m.
+ Đối với những công trình đường giao thông lớn, lưu lượng giao thông cao và có xe tải trọng lớn lưu thông. Thì thường được thiết kế thêm 1 lớp vải địa kỹ thuật gia cường ở lớp trên. Vải địa kỹ thuật thường được sử dụng là vải địa kỹ thuật có cường lực 25kN/m.
+ Tại các đầu cầu nơi tiếp giáp giữa hai vật liệu có độ cứng khác nhau. Chịu ứng suất cắt lớn thì thường được thiết kế dùng lớp vải địa kỹ thuật cường lực cao 200kN/m.
Tuy nhiên, đối với một số đoạn được đi qua có kênh mương tưới tiêu, khó khăn trong việc đắp tauly. Người ta thường thiết kế sử dụng rọ đá thả dọc theo bên đường để làm kè bảo vệ.
Sự kết hợp mang tính song song này. Giúp bảo vệ kè và hạn chế đến mức tối đa tình trạng sạt lở bờ kênh bởi lưu lượng nước lớn.