Vải địa kỹ thuật trong đường dẫn cầu
Ngày đăng: 28 March, 2022
Mục lục
Giải pháp cho quy hoạch, xây dựng và quản lý việc thi công công trình đường dẫn cầu
– Việc xây dựng các cây cầu để kết nối các hộ dân sống biệt lập với bên ngoài. Hay gia cố các con đường lớn dẫn lên các cây cầu lớn tại các tỉnh miền Nam, Đông Nam Bộ. Và đặc biệt là tại các tỉnh miền Tây. Hệ thống giao thông phức tạp, xe cộ chen chúc. Mức sống của đại bộ phận người dân sinh sống xung quanh các khu vực quanh cái con sông, ao hồ ngày càng được nâng cao. Việc chú trọng giao thông hóa trong việc tu bổ hay xây mới, mở rộng các con đường kết nối được chú trọng hơn bao giờ hết.
– Công tác quy hoạch đường, tính toán kỹ càng các quy trình thực hiện. Chú trọng và cân nhắc lựa chọn các vật tư xây dựng phù hợp. Các dự án xây dựng vừa đáp ứng đúng tiến độ thi công. Vừa bảo đảm mục đích chính của công tác xây dựng này. Các Đảng ủy phân công, các cấp chính quyền địa phương triển khai thực hiện nhanh chóng. Đã và đang đem đến nhiều khả quan.
Thực tiễn nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng – Vải địa kỹ thuật
Khả năng áp dụng
– Với các tính năng nổi bật, cùng khả năng thích ứng cao cho từng hạn mục công trình. Dù là địa hình khô ráo, bằng phẳng. Hay là nơi khắc nghiệt nhất, trũng hay đầm lầy.
– Với các tính năng: lọc, phân tách và gia cường nền đất yếu. Tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết. Được sản xuất tại Việt Nam và được nhập khẩu tại nước ngoài. Nên sẽ có nhiều lựa chọn cho các chủ đầu tư. Vải địa kỹ thuật là vật tư công trình hiện nay được ứng dụng nhiều vào các công trình xây đựng. Và công trình đường dẫn cầu cũng không ngoại lệ.
– Đường thì đa số chịu lực thẳng đứng nên vải địa trong các trường hợp này thông số về kháng thủy, độ giản dầy là quan trọng. Nhưng vải địa lót ở đầu cầu vải địa còn chịu lực theo phương dọc. Vải địa trong trường hợp này còn giúp gia cường cho nền đường, chịu tải cùng đường.
Ứng dụng thực tiễn vải địa kỹ thuật trong các công trình xây dựng
Phân lớp trải vải địa
+ Lớp 1 thường là vải địa kỹ thuật chịu kéo 12kN/m (gồm vải địa kỹ thuật ART 12, vải địa kỹ thuật TS30 (11.5KN/m). Loại vải địa có cường lực chịu kéo này dùng để phân cách lớp nền đất yếu của các vùng đường giáp cần để đổ các vật liệu. Như cát, đá cần thiết để gia cố nền đường. Tất nhiên song song hoặc trước đó thì phải đóng bấc thấm đứng để xử lý nền đất yếu ven sông, kênh rạch. Và tiến hành cho đóng cừ la sen (có thể bằng nhựa, hép). Đóng cọc gia cố nền.
+ Lớp vải địa kỹ thuật thứ 2 là trải giữa lớp cát và lớp đá. Vải địa kỹ thuật thường được dùng là vải địa kỹ thuật ART 25 hoặc vải địa kỹ thuật TS 70. Vải địa dùng ở lớp này vừa có tính năng phân cách nền. Vừa để gia cường lớn đất. Không cho cát chèn trộn lẫn đá khi lu lên. Một phần giúp tiết kiệm vật tư do không bị trộn lẫn (đá không bị lún trong cát quá nhiều).
+ Lớp vải địa thứ 3: Là lớp trên lớp đá. Vải địa kỹ thuật thường dùng trong lớp này là vải địa kỹ thuật dệt (vải địa kỹ thuật gia cường) có cường lực 200/50kN/m; 100/50kN/m. Ở đây là GET 20 và GET 10.
Hình ảnh vải địa kỹ thuật được sử dụng tại công trình đường dẫn cầu