Vải địa kỹ thuật trong xây dựng kè ở TP Cao Lãnh
Ngày đăng: 28 Tháng Ba, 2022
Mục lục
Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp – Đô thị trung tâm của tỉnh
– Thành phố Cao Lãnh đang là đô thị loại 2 và là đô thị trung tâm bật nhất của tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
– Là một trung tâm hành chính, kinh tế – văn hóa quan trọng của tỉnh. Được thiên nhiên ban tặng phù sa trù phú bởi hệ thống các sông, kênh, rạch. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao cho người nông dân tại đây. Thì không ít cảnh người dân phải chịu cảnh sạt lở nhà, trường học hoặc các cơ sở kinh doanh buôn bán. Bởi việc hứng chịu lũ quét, mưa bão xảy ra hằng năm tại đây.
– Việc đối phó với tình trạng sạt lở diễn ra hằng năm như trên. Là điều mà các cấp chính quyền của Cao Lãnh đang chú trọng hơn bao giờ hết. Tìm hiểu, khảo sát và lựa chọn dòng vật tư công trình. Và nhà cung cấp uy và đảm bảo chất lượng các chỉ tiêu kỹ thuật mà các dự án đưa ra. Đã và đang được các cấp hết sức quan tâm.
Hình ảnh số lượng vải địa kỹ thuật Phú An Nam giao đến công trình cho khách hàng
Chú trọng công tác lựa chọn và sử dụng dòng vải địa tối ưu nhất
Vải địa kỹ thuật là loại vải dệt Polypropylen đáp ứng, thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật sau:
– Vải địa kỹ thuật dùng để sử dụng cho công trình phải có xuất xứ rõ ràng.
– Sợi dùng để sản xuất vải địa kỹ thuật. Phải chống chịu một cách lâu dài khi tiếp xúc với các tầng có chứa dung dịch xi măng, axit. Hoặc kiềm với độ PH thay đổi từ 2-13.
– Mỗi cuộn vải địa cung cấp tới công trình phải có số hiệu, số sản phẩm in ở ngoài bìa mỗi cuộn. Và dễ dàng nhận biết chất lượng để có thể kiểm soát được.
– Chỉ sử dụng chuyên dùng để khâu vải địa kỹ thuật là loại Polyprotylen, Polyester, hoặc Polyethylen. Có đường kính chỉ từ 1-1,5mm. Và phải đảm bảo có các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng với vải được sử dụng.

Cách bảo quản và kiểm tra vải địa khi sử dụng
Bảo quản vải địa
– Vải địa kỹ thuật khi cung cấp đến chân công trình phải có lớp bọc bảo vệ. Phải có kho chứa để bảo quản, tránh phơi chúng dưới điều kiện tự nhiên. Đơn vị thi công phải xuất trình bảng hướng dẫn cách lắp đặt vải của nhà chế tạo.
– Vải địa kỹ thuật cường độ trung bình phải được bảo quản cẩn thận. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá 3 ngày.
Thao tác kiểm tra vải địa theo tiêu chuẩn
– Các cách kiểm tra vải địa trong công trình kè phải được tiến hành theo tiêu chuẩn ngành “Chỉ dẫn thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật để lọc công trình thủy lợi” 14TCN 110-1996 của Bộ NN & PTNT. Nếu cần thiết để kiểm chứng các thông số kỹ thuật mà đơn vị thi công cung cấp.
– Mẫu vải sẽ được gửi đến một đơn vị thí nghiệm có đầy đủ cơ sở pháp lý (kết quả thí nghiệm này sẽ là kết quả chỉ tiêu cuối cùng).
– Vải địa kỹ thuật cường độ trung bình có các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
Chỉ tiêu | Thông số tính toán |
---|---|
Loại vải | Vải địa kỹ thuật không dệt |
Khối lượng đơn vị | 285g/m² |
Độ dày | 2,50mm |
Cường độ chịu kéo | 21,5KN/m |
Độ giản dài khi đứt | 80/40% |
Cường độ xuyên thủng | 3300N |
Hệ số thấm đứng | >= 3,0×10-3(cm/s) |
Cường độ kéo giật | 1300/1200N |
Độ giản dài kéo giật | 75/40% |
Sức kháng xuyên thủng thanh | 550N |
Hệ số thấm đơn vị | 1,7S-1 |
Sử dụng máy khâu và chỉ khâu chuyên dụng
Phần chồng ghép trên vải địa trong công trình kè phải được khâu kép và phải được khâu bằng máy khâu chuyên dùng có khoảng cách mũi chỉ là 7-10mm. Việc khâu vải phải được thực hiện theo đúng yêu cầu bản vẽ của đơn vị thiết kế. Khi phát hiện đường khâu có lõi (bằng mắt thường) thì đơn vị thi công phải có trách nhiệm khâu lại.