Vì sao làm kè cần vải địa kỹ thuật và rọ đá
Ngày đăng: 28 March, 2022
Vì sao làm kè cần vải địa kỹ thuật và rọ đá
Kè là công trình được xây dựng dọc theo hai bờ kênh, sông, suối. Hoặc biển nhằm bảo vệ bai bên bờ. Ngăn hiện tượng xói mòn, sạt lở do tác động của dòng nước, sóng. Kè ngày nay thường được thiết kế là kè bê tông. Đồng thời, vải địa kỹ thuật được trải một lớp bên trong trước khi san lắp mặt bằng . Và một lớp dưới chân kè làm tầng lọc trước khi thả rọ đá bên trên.
– Chân kè luôn bị tác động liên tục bởi dòng chảy. Nếu chân kè không được bảo vệ. Dòng nước sẽ cuốn các hạt dất cát dưới chân kè gây xói mòn và dẫn đên sạt lỡ. Để bảo vệ chân kè, người ta thường dùng rọ đá và vải địa kỹ thuật để làm vật liệu bảo vệ.
– Vải địa kỹ thuật không dệt có chức năng làm tầng lọc nước giúp nước đi qua nhưng giữ hạt cát đất lại, giúp chân kè không bị xói mòn.
– Rọ đá có chức năng phân tán lực tác động của dòng chảy, sóng giúp chân kè bị ít tác động của ngoại lực, chân kè ổn định, gia tăng tuổi thọ của kè.
– Vải địa kỹ thuật không dệt thường được thiết kế có cường lực bao nhiêu? Tùy theo địa hình, sức mạnh của dòng chảy mà thiết kế các loại vải dùng làm kè có cường lực 15kN/m, 20kN/m, 25kN/m hoặc 28kN/m.
– Đối với rọ đá, thường thiết kế có rọ đá có kích thước mắt cáo (8 x 10)cm, dân đan 2.2mm bọc PVC thành 3.2mm. Tuy nhiên kích thước rọ đá được thiết kế phải phụ thuộc vào địa hình, dòng chảy.

Hình ảnh ứng dụng vải địa kỹ thuật làm kè