Vữa không co ngót là gì? 4 loại vữa không co ngót được ưa chuộng nhất
Ngày đăng: 18 March, 2022
Vữa không co ngót là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong ngành thi công xây dựng hiện nay bởi nhiều ưu điểm nổi bật mà nó mang lại. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vữa không co ngót là gì, công dụng của loại vật liệu này cũng như các loại vữa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc, cùng đón xem nhé!
Mục lục
Vữa không co ngót là gì?
Vữa không co ngót (hay còn gọi là vữa xi măng thủy lực), trong điều kiện môi trường thích hợp thì không bị co lại khi đông kết. Chính vì thế, thể tích cuối cùng sẽ lớn hơn hoặc bằng với thể tích vữa đổ khuôn ban đầu. Loại vữa này được sử dụng như một loại vật liệu truyền tải giữa các cấu kiện, có khả năng chịu lực với độ chống ẩm, chống ăn mòn cao. Nhờ vậy mà vật liệu phù hợp sử dụng cho nhiều hạng mục công trình khác nhau.
Ngoài đặc tính là không co ngót, mác vữa này còn có khả năng chống thấm, chống ăn mòn cao, được thiết kế cấp phối nhằm đạt cường độ nén cao. Tùy thuộc vào yêu cầu chịu lực của vữa khi sử dụng mà cường độ chịu nén có thể đạt mác M400, M600 hoặc M800.
Công dụng vữa không co ngót là gì?
Trong ngành thi công xây dựng, loại mác vữa không co ngót đang được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay bởi sở hữu nhiều ưu điểm và công dụng nổi bật:
-
Không bị co ngót do đó giúp kiểm soát được sự giãn nở và co lại của vữa.
-
Tính chống thấm, chống ăn mòn cao.
-
Cường độ cao, có thể tùy chỉnh kết cấu độ sệt của vữa.
-
Đặc tính ổn định kích cỡ khá hoàn hảo, phù hợp với nhiều công trình xây dựng.
-
Dễ dàng thi công vữa lên các bề mặt với độ bám dính cao, kể cao bề mặt trần hay mặt phẳng đứng.
-
Giúp sửa chữa bê tông bị tróc vỡ do cốt thép bị ăn mòn đồng thời tăng khả năng kháng dầu, hóa chất, chống thấm,…
-
Vữa không co ngót rót tự chảy, điền đầy khuôn và giúp sửa chữa bê các khu vực bị lỗ rỗng, rỗ tổ ong.
-
Được pha trộn sẵn nên rất tiện lợi khi sử dụng, tiết kiệm thời gian và công sức cho người thi công.
***Xem thêm: Bảng báo giá màng hdpe chống thấm chất lượng
Hướng dẫn cách thi công vữa không co ngót
Thi công với vữa co không co ngót thế nào mới đúng cách? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều người. Dưới đây là các bước thực hiện thi công với mác vữa xây dựng không co ngót mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Trước khi tiến hành thi công cần xử lý, vệ sinh sạch sẽ bề mặt. Yêu cầu đặt ra là:
-
Bề mặt bê tông phải sạch, không bám vụn vật liệu xây dựng, không dính dầu mỡ hay các tạp chất khác.
-
Các bề mặt công trình bằng kim loại sắt/thép phải không bám vảy, rỉ sét hay dính dầu mỡ.
-
Bề mặt hút nước thì phải được bão hòa hoàn toàn nhưng không để đọng nước.
Bước 2: Khuấy trộn
-
Thêm bột từ từ vào phần nước đã được định lượng trước để tạo thành hỗn hợp với độ sệt, sánh như mong muốn.
-
Trộn đều hỗn hợp bằng máy trộn với tốc độ thấp, tối đa chỉ 500 vòng/phút và khuấy trộn ít nhất trong vòng 3 phút cho đến khi đạt độ sệt mịn.
Bước 3: Thi công rót vữa
Rót vữa sau khi trộn và phải đảm bảo rằng không khí bị nhốt trong vữa được giải phóng hết. Cần duy trì cột áp suất ổn định trong quá trình rót vữa để giữ cho dòng chảy không bị gián đoạn. Ván khuôn cần được đảm bảo dựng chắc chắn và kín nước. Lưu ý để đạt được hiệu quả giãn nở tối ưu thì bước thi công rót vữa được thực hiện càng nhanh càng tốt (tốt nhất là trong vòng 15 phút sau khi trộn).
-
Rót vữa ở các bệ máy: Thực hiện tưới nước lên toàn bộ bệ máy nhưng không để đọng nước trên các lỗ bu lông. Rót vữa vào các lỗ leo trước, sau đó tiếp tục rót vào đế, giữ cố định cho dòng vữa chảy liên tục.
-
Rót vữa vào mặt đáy: Tưới nước trước khoảng 24 tiếng và không để đọng nước. Để vữa chảy liên tục và ổn định vào mặt đáy cần giữ cho áp suất không đổi. Phải đảm bảo bọt khí thoát hết ra ngoài dễ dàng.
-
Rót vữa lỏng vào các hốc lớn/thể tích lớn: Tùy thuộc vào thể tích cần lấp đầy và độ dày của khoảng hở mà thêm cốt liệu lớn vào vữa lỏng với tỷ lệ 50 – 100% khối lượng của bột vữa. Khi rót vữa vào các hốc có độ dày hơn 6cm thì nên dùng thêm cốt liệu lớn như sỏi/đá lớn hoặc nước lạnh để là giảm nhiệt độ phát sinh trong giai đoạn đông cứng ban đầu.
Bước 4: Bảo dưỡng
Đây là bước khá quan trọng trong thi công vữa không co ngót cho các công trình xây dựng. Cần lưu ý giữ cho bề mặt lộ thiên có thể nhìn thấy được càng nhỏ càng tốt. Đồng thời sử dụng các biện pháp bảo dưỡng thông thường như phủ bao bố ướt, sử dụng hợp chất bảo dưỡng như Antisol E, giữ ẩm,… để bảo vệ vữa tránh mất hơi nước.
Bước 5: Vệ sinh
-
Vữa đã đông cứng chỉ có thể vệ sinh làm sạch bằng các biện pháp cơ học.
-
Sau thi công cần làm sạch ngay các dụng cụ và thiết bị.
***Xem ngay vật liệu nilon lót sàn chất lượng tại Phú An Nam
4 loại vữa co ngót phổ biến nhất hiện nay
Vữa không co ngót Sika Grout 214-11
Sika Grout 214-11 HS là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Đây là loại vữa gốc xi măng, tự san bằng và không co ngót với thời gian thi công kéo dài để thích ứng với nhiệt độ.
Thông số sản phẩm
|
Định mức
Một bao vữa Sika Grout 214-11 25kg cho khoảng 13 lít vữa và cần khoảng 76 bao để tạo 1m3 vữa:
-
Lỗ hổng tối thiểu để rót vữa Sika Grout 214-11 là 1cm.
-
Nếu sử dụng rót vữa cho khu vực có thể tích lớn thì nên thêm cốt liệu lớn như sỏi, đá cuội với đường kính khoảng 6 – 8mm, 8 – 16mm, 16 – 32mm.
-
Không sử dụng thêm xi măng hay cắt để pha trộn thêm vào hỗn hợp vữa rót.
-
Nhiệt độ thi công tối ưu trong khoảng 10 – 40oC.
Tính chất
-
Sikagrout 214-11 dễ dàng pha trộn, thi công thuận tiện cho nhiều công trình.
-
Độ chảy lỏng tốt, có khả năng ổn định kích thước một cách hoàn hảo.
-
Cường độ cao, độ sệt có thể điều chỉnh dễ dàng bằng cách thêm nước.
-
Đặc tính kháng va đập và rung động tốt.
-
Hỗn hợp không bị tách nước sau khi pha.
-
Vật liệu không gây độc hại và không bị ăn mòn.
-
Có thể thi công bằng phương pháp bơm vữa bằng máy bơm.
Ứng dụng
-
Sika Grout 214-11 là loại vật liệu được ứng dụng để kháng lại sự co ngót của vữa và bê tông.
-
Đồng thời vật liệu này còn hấp thụ và giảm thiểu các ảnh hưởng của sự rung động lên nền móng.
-
Dễ dàng thi công dưới cường độ cao và thích hợp với những công trình chịu tải trọng lớn như cột chịu lực, dầm dự ứng lực, bu lông, móng máy, gối cầu, thanh tà vẹt,…
Vữa Sikagrout GP
Vừa Sikagrout GP gốc xi măng 40MPa không co ngót có thể được dùng cho nhiều hạng mục công trình khác nhau, thích hợp với nhiệt độ môi trường khi thi công.
Thông số
|
Định mức
-
Tỷ lệ trộn hàm lượng nước/SikaGrout: 13 – 15%
-
Với một bao Sikagrout GP sẽ cho khoảng 13.1 lít vữa, cần khoảng 67 bao để tạo được 1m3 vữa không co ngót.
-
Nhiệt độ thi công tối ưu trong khoảng: 10 – 40oC
-
Lỗ hổng thi công tối thiểu: 10mm.
Tính chất
Sản phẩm có những đặc tính nổi bật như:
-
Độ chảy hoàn hảo, tính ổn định kích thước cực tốt.
-
Không bị tách nước.
-
Cường độ cao, có thể điều chỉnh độ sệt của hỗn hợp.
-
Bột được pha trộn sẵn, khi cần sử dụng chỉ cần pha thêm nước.
-
Khả năng chống va đập, rung động, chịu lực tốt.
-
Vật liệu không độc hại và không bị ăn mòn.
-
Có thể bơm vữa vào các khu vực bằng máy bơm thích hợp.
Ứng dụng
Sikagrout GP được ứng dụng phổ biến cho nhiều hạng mục, đặc biệt là rót vữa cho:
-
Nền móng máy (không rung động), bệ đường ray
-
Trụ cột trong các kết cấu đúc sẵn
-
Định vị bu lông, gối cầu
-
Các lỗ hổng, khe hở, hốc tường
-
Sửa chữa bê tông
Vữa Sikadur-42 MP
Vật liệu Sikadur-42 MP là loại vữa không co ngót gốc nhựa Epoxy với 3 thành phần không dung môi được ứng dụng phổ biến trong rót vữa cho bệ máy, bản đế gối cầu, định vị bu lông và trám các lỗ hổng trong bê tông.
Thông số sản phẩm
-
Dạng: hỗn hợp, màu xám.
-
Quy cách đóng gói: 12kg/bộ
-
Khối lượng thể tích: xấp xỉ 2.13 kg/lít
-
Điều kiện bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nhiệt độ bảo quản trong khoảng từ 5 – 30oC.
-
Thời hạn sử dụng: 24 tháng nếu được lưu trữ đúng cách, bao bì nguyên kiện chưa mở.
-
Cường độ nén: > 100 N/mm2 (ở nhiệt độ 27oC), tiêu chuẩn ASTM C-349
-
Cường độ uốn: 35 N/mm2 (ở nhiệt độ 27oC), tiêu chuẩn ASTM C-348
Định mức
-
Tỷ lệ trộn: Thành phần A:B:C = 5:2:30 theo khối lượng
-
Độ dày thi công: tối thiểu 10mm và tối đa 150 mm
-
Nhiệt độ thi công tối ưu: 5 – 40oC.
Tính chất của Sikadur-42 MP
-
Không bị co ngót khi đông cứng
-
Vật liệu không chứa dung môi
-
Độ chảy lỏng cao ngay trong trường hợp lớp vữa mỏng.
-
Phù hợp để sử dụng và thi công trên cả bề mặt khô và ẩm.
-
Đặc tính kháng dầu, nhờn, nước và đặc biệt là hóa chất.
-
Cường độ cao, chịu được rung động lớn.
Ứng dụng trong thực tế
Vữa không co ngót Sikadur-42MP được ứng dụng trong thi công xây dựng ở các hạng mục như:
-
Kết dính các kết cấu: thép chờ, thanh thép nối và chống, cột chống, neo,…
-
Dùng rót vữa cho gối cầu, bản đệm, mối nối cơ học cho cầu,…
-
Rót vữa cho bệ đường ray, đường ray cần trục, trên cầu hay trong đường hầm.
Vữa không co ngót Congrout 1000
Thông số sản phẩm
-
Hình thái: dạng bột, màu xám
-
Đóng gói: 25kg/bao
-
Tỷ trọng: ~1.56 – 1.60 kg/lít.
-
Cường độ liên kết với bê tông: > 2 N/mm2 (7 ngay), > 3 N/mm2 (28 ngày).
-
Cường độ < 500 ở 23oC C/RH 50% ASTM ở 28 ngày.
-
Độ giản nở lên đến 1% hoặc cao hơn nếu bố trí nguyên liệu không đúng theo tiêu chuẩn ASTM C827.
-
Thời gian đông kết ban đầu: 2.3-3.4 giờ (tiêu chuẩn ASTM 1107-91)
-
Thời gian đông kết cuối cùng: 4 – 5.6 giờ (tiêu chuẩn ASTM 1107-91)
Định mức
Trong thi công xây dựng, 25kg bột Congrout 1000 sử dụng đổ được 13.7 lít (~0.0137 m3) bê tông thành phẩm. Điều đó có nghĩa là để đổ được 1m3 bê tông sẽ cần đến: 1000/0,0137 = 73 (hoặc 74) bao vữa không co ngót.
Tính chất
-
Không co ngót khi ở cả 2 trạng thái cứng hay dẻo.
-
Khả năng tự chảy và lấp đầy lỗ hổng hay san phẳng các bề mặt.
-
Có thể lấp đầy các lỗ rỗng, lỗ tổ ong phức tạp.
-
Sử dụng thi công được ở cả cường độ cao, tính ổn định kích thước hoàn hảo.
-
Không tách nước hay phân tầng khi sử dụng.
-
Đặc tính giãn nở tốt.
Ứng dụng
-
Ứng dụng vật liệu trong định vị bulong, đáy bệ cột, trụ cầu,…
-
Lấp đầy khoảng trống, chỗ hở ở đầu cột, đầu vách tường.
-
Sửa chữa kết cấu bê tông bị hư hỏng hoặc bị lỗi bề mặt khi tháo dầm, cột, vách,…
-
Dùng rót vữa chân cột thép công trình, bệ máy nặng hoặc nơi có nhiều thép,…
Kết
Không phải tự nhiên mà vật liệu vữa không co ngót được nhiều đơn vị thi công ứng dụng trong xây dựng các công trình. Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có được cái nhìn chính xác hơn về loại vật liệu hữu ích này, phân biệt được các loại vữa không co ngót phổ biến nhất hiện nay và đặc tính của từng loại. Từ đó có thể ứng dụng chính xác và mang đến chất lượng, độ bền bỉ tuyệt vời cho công trình của mình.