Xác định áp lực kháng bục của vải địa kỹ thuật.

Ngày đăng: 28 March, 2022

Thị trường rộng lớn của vải địa kỹ thuật cũng ít nhiều gây khó khăn cho các đơn vị. Khi phải chọn ra nhà cung cấp sản phẩm uy tín nhất. Ngày nay, để có thể kiểm tra được chất lượng của sản phẩm vải địa. Các đơn vị đã tiến hành thử nghiệm đối với các thông số cụ thể.

Bài viết này sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về các loại vải địa hiện có trên thị trường. Cũng như cách kiểm tra chất lượng vải địa qua thông số áp lực kháng bục.

Các loại vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật là vật liệu đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, hiện đã trở nên phổ biến. Và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhu cầu ứng dụng vải địa kỹ thuật ngày càng tăng. Nên thị trường vải địa kỹ thuật ở nước ta cũng ngày càng phát triển. Từ sau năm 2010, Việt Nam đã có rất nhiều nhà máy sản xuất loại vật liệu này. Vải địa kỹ thuật về cơ bản chỉ có 3 loại. Nhưng tại đây chúng tôi sẽ cung cấp, cho các bạn những thông tin thêm về “nhánh nhỏ” của từng loại 3 loại của vải địa kỹ thuật.

Gồm có vải địa dệt, vải địa không dệt và vải địa phức hợp. Nhưng do ở Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất vải địa phức hợp. Nên trong phần này chúng tôi sẽ chỉ tập trung phân tích về các loại vải dệt và vải không dệt. Nhìn chung, các loại vải địa kỹ thuật đều giữ những chức năng giống nhau như gia cường, thoát nước… Tuy nhiên khi đã tìm hiểu kĩ thì ta sẽ thấy mỗi loại sẽ khác nhau hoàn toàn về thông số.

Chức năng giống nhau nhưng lại khác hẳn về thông số kỹ thuật

Chức năng giống nhau nhưng lại khác hẳn về thông số kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật dệt

Vải địa dệt ở nước ta thường được sản xuất bằng Polyester. Về độ chịu lực thì vải địa dệt vượt trội hơn hẳn. Vải không dệt nhưng về khả năng thoát nước lại rất yếu. Vải địa dệt ở nước ta được chia làm 2 loại nhỏ, là vải địa cường độ cao và vải địa cường độ thấp.

  • Vải địa dệt cường độ thấp: Thường sẽ được sản xuất bằng sợi Polypropylen. Độ chịu lực sẽ không bằng vải dệt cường độ cao. Nhưng vẫn sẽ cao hơn vải địa không dệt. Vải địa dệt cường độ thấp có lực kéo tối đa là 100 kiloniuton.

  • Vải địa dệt cường độ cao: Được sản xuất từ sợi Polyester. Độ biến dạng của loại vải này vô cùng thấp. Khả năng chịu lực cao trong đó lực kéo tối đa có thể lên đến 200 kiloniuton.

Cả hai loại vải địa kỹ thuật dệt trên đều có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Giá thành của vải địa dệt rẻ hơn vải địa không dệt.

Vải địa kỹ thuật không dệt

Vải địa kỹ thuật không dệt có thể được sản xuất từ cả hai loại Polymer , đó là Polyester và Polypropylen. Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất là . Kết cấu sợi của vải không dệt sẽ “lộn xộn” hơn kết cấu sợi của vải dệt nhiều. Vải địa không dệt bao gồm 2 loại . Là vải không dệt có kết cấu sợi ngắn và vải dệt sợi dài.

  • Sợi ngắn: Được sản xuất bằng kỹ thuật xuyên kim, liên kết các sợi thành tấm vải có nhiều độ dày khác nhau. Phù hợp với từng loại công trình. Độ dày của vải dệt cũng sẽ ảnh hưởng đến các thông số khác như lực kéo và độ giãn dài của vật liệu.

  • Sợi dài: Tương tự với loại sợi ngắn, vải địa không dệt sợi dài cũng được tạo nên bằng kỹ thuật xuyên kim. Tuy nhiên, kích thước các sợi của loại này phải được đảm bảo đồng nhất và chiều liên kết cũng phải cân nhắc nhiều hơn loại vải sợi ngắn. Hiện nay nước ta vẫn chưa tự sản xuất được loại vải không dệt sợi dài này nên toàn bộ đều là hàng nhập khẩu và giá thành cũng đắt hơn loại vải sợi ngắn.

So với vải địa dệt thì vải địa kỹ thuật không dệt có khả năng thoát nước tốt hơn, thích hợp với nhiều công trình hơn cũng như được ứng dụng phổ biến hơn hẳn. Giá thành của vải địa không dệt cao hơn vải dệt nhưng do giờ đây đã được sản xuất nội địa nên nhìn chung giá của sản phẩm này cũng rất phải chăng.

Nước ta hiện chưa sản xuất vải địa không dệt sợi dài

Nước ta hiện chưa sản xuất vải địa không dệt sợi dài

Xác định áp lực kháng bục của vải địa kỹ thuật

Giữa thị trường vải địa kỹ thuật rộng lớn thì việc làm thí nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm,  là vô cùng cần thiết. Trong phần này ta sẽ tìm hiểu về cách xác định.  Thông số áp lực kháng bục của vải địa kỹ thuật. Áp lực kháng bục là thông số được tính bằng đơn vị kPa. Là kết quả lớn nhất ghi lại được của áp lực tác động trực tiếp lên mẫu thử khiến nó bị rách.

Để xác định được áp lực kháng bục, ta cố định mẫu thử bằng ngàm kẹp . Và thiết bị nén. Thiết bị nén sẽ trực tiếp tạo áp lực lên mẫu thử tới một mức độ nào đó cho đến khi mẫu thử bị bục. Thì mới dừng lại. Kết quả ghi nhận được trên thiết bị nén chính. Là thông số áp lực kháng bục của sản phẩm vải địa.

Áp lực kháng bục là một trong những thông số quan trọng của vải địa kỹ thuật

Áp lực kháng bục là một trong những thông số quan trọng của vải địa kỹ thuật

>>> Xem thêm: Những ứng dụng thực tế của màng chống thấm HDPE trong nhiều lĩnh vực

Dụng cụ liên quan đến thí nghiệm

Dụng cụ

Mô tả

Chú thích (nếu có)

Mẫu thử

Được cắt trực tiếp từ sản phẩm vải địa

  • Tối thiểu 5 mẫu

  • Hình vuông

Thiết bị tạo áp lực

Màng ngăn của thiết bị sẽ cùng với ngàm kẹp cố định lại mẫu thử, bên cạnh đó áp lực tác động trực tiếp thông qua màng ngăn sẽ khiến vải bị bục, từ đó cho ra kết quả thí nghiệm.

  • Trước khi thực hiện phải đảm bảo đồng hồ đo áp lực hiển thị giá trị nhỏ nhất (=0 kPa)

  • Thiết bị chỉ có thể thực hiện trên sản phẩm vải địa có độ chịu kéo bé hơn 50kN

Ngàm kẹp

Cố định mẫu thử

Khi thực hiện cần đảm bảo không gian tiếp xúc giữa ngàm kẹp và mẫu thử phải trên 40mm, tránh tình trạng bị tuột, rơi khi đang thí nghiệm.

Thước đo

Để kẻ, đo kích thước mẫu thử cũng như xác định không gian tiếp xúc của ngàm kẹp và mẫu thử.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button