Xác định lực xuyên thủng CBR của vải địa kỹ thuật
Ngày đăng: 28 March, 2022
Trong bài viết này, Phú An Nam sẽ cung cấp cho các bạn. Những thông tin thú vị về nguồn gốc của vải địa kỹ thuật. Bên cạnh đó, cũng chia sẻ cho các bạn cách xác định lực xuyên thủng CBR – một thông số kỹ thuật quan trọng của vải địa kỹ thuật.
Mục lục
Xác định lực xuyên thủng CBR của vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật là loại vật liệu xây dựng có thông số phức tạp nhất. Để tuyển chọn được vải địa kỹ thuật chất lượng. Và phù hợp với công trình thì các đơn vị thi công phải dành không ít thời gian để thực hiện những bước thử nghiệm. Lực xuyên thủng CBR là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng của vải địa kỹ thuật. Và trong phần này Phú An Nam xin cung cấp cho các bạn những điều cần biết . Trước khi, tiến hành xác định lực xuyên thủng CBR của vải địa kỹ thuật.
Thử nghiệm để xác định các thông số là việc làm cần thiết
Thuật ngữ
Trong vải địa kỹ thuật có nhiều thông số trong đó có lực xuyên. Và lực xuyên thủng CBR. 2 thuật ngữ về lực xuyên này khác nhau chứ không hoàn toàn giống như nhiều người lầm tưởng.
Lực xuyên là chỉ lực ấn mũi đột lên bề mặt mẫu thử. Là kết quả ghi lại được từ lúc mũi đột bị nén đến khi mẫu thử bị đâm xuyên.
Lực xuyên thủng CBR cũng được tính từ lúc mũi đột bị nén đến khi mẫu thử bị đâm xuyên. Nhưng khác là kết quả được ghi nhận phải là giá trị lớn nhất.
Cách tiến hành
Mẫu thử được cố định bằng ngàm kẹp. Sử dụng mũi xuyên kết hợp với thiết bị nén. Được cài đặt sẵn tốc độ đâm vuông góc bề mặt mẫu thử. Giá trị lớn nhất ghi nhận được trong thiết bị nén chính là lực xuyên thủng CBR
Lưu ý khi trước khi tiến hành xác định lực xuyên thủng CBR
Thí nghiệm xác định lực xuyên thủng CBR sẽ KHÔNG thể tiến hành nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
-
Mẫu thử là vải địa kỹ thuật gia cường có lực kéo cao
-
Lỗ hổng trên bề mặt vải địa kỹ thuật vượt quá 1mm
-
Độ ẩm của địa điểm tiến hành thí nghiệm nằm ngoài khoảng 60 đến 70%
-
Nhiệt độ của địa điểm tiến hành thí nghiệm nằm ngoài khoảng từ 20 đến 23 độ C.
Chuẩn bị dụng cụ
-
Thiết bị xác định lực nén xuyên thủng CBR
-
Mũi xuyên
-
Ngàm kẹp
-
Giá đỡ ngàm kẹp
-
5 mẫu thử (vải địa kỹ thuật đạt yêu cầu về độ chịu kéo và kích thước lỗ hổng)
-
Thước đo
Các đơn vị phải tuân thủ những nguyên tắc trên để có kết quả chính xác
Sự ra đời của vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật là tên của một vật liệu quen thuộc đối với những người làm trong lĩnh vực thi công xây dựng. Nhưng có lẽ vẫn còn khá xa lạ với phần lớn khách hàng. Trong phần này, Phú An Nam sẽ chia sẻ cho các bạn . Các thông tin thú vị liên quan đến nguồn gốc của vải địa kỹ thuật.
Nguồn gốc
Vải địa kỹ thuật được xem là sự kết hợp độc đáo. Và là “cầu nối” giữa lĩnh vực thi công xây dựng và lĩnh vực dệt may. Vải địa kỹ thuật đã được phát minh ra từ rất lâu. Nhưng tới khoảng năm 1950 trở về sau thì vải địa kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng và có được sự công nhận. Thời gian “đầu đời” của vải địa kỹ thuật gắn liền với nước Mỹ. Người ta, ứng dụng vải địa kỹ thuật vào các công trình với chức năng chủ yếu là lọc nước, lúc bấy giờ vải địa kỹ thuật được biết tới bằng tên gọi “tấm lọc”.
Mãi đến hơn 10 năm sau, tên tuổi của “tấm lọc” mới “thoát” khỏi Mỹ và được người châu Âu biết đến nhiều hơn. Người châu Âu, đặc biệt là người Pháp đã dành thời gian nghiên cứu và tìm tòi thêm nhiều điểm thú vị khác ở loại vật liệu này.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, một nhà máy ở châu Âu đã cho ra đời tấm vải không dệt đầu tiên được làm bằng hợp chất Polymer, và tấm vải này đã được ứng dụng vào thi công xây dựng tại Pháp và giành được những sự công nhận chính thức. Về sau, người Mỹ cũng bắt đầu ứng dụng loại vật liệu này với nhiều chức năng hơn, bên cạnh chức năng lọc nước, họ còn sử dụng vải địa nhằm mục đích gia cố công trình và chống xói mòn.
Vải địa kỹ thuật ở Việt Nam
Vải địa kỹ thuật bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, nhưng lúc bấy giờ chỉ là hàng nhập khẩu chứ chưa có nhà máy sản xuất. Nói đến vải địa kỹ thuật trước đây như là một vật liệu hiếm, không được nhiều người biết đến và sử dụng trong các công trình.
Mãi đến năm 2003 thì vải địa kỹ thuật mới thật sự thu hút được sự quan tâm từ các đơn vị thi công, và chỉ 2 năm sau đó, nước ta đã tự sản xuất ra những tấm vải địa kỹ thuật đầu tiên. Ngành sản xuất vải địa kỹ thuật ở nước ta bắt đầu phát triển mạnh từ sau năm 2010 với rất nhiều nhà máy sản xuất vải địa dệt và vải địa không dệt. Tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa tự sản xuất được vải địa phức hợp.
Mỹ và Pháp là hai nước dẫn đầu về sản xuất vải địa kỹ thuật
Tin tức liên quan
Yêu cầu kỹ thuật vải địa, chỉ khâu, máy khâu và lưới địa do khách hàng gửi cho Phú An Nam để báo giá
Yêu cầu kỹ thuật dự án như sau: Mục lục1 Vải địa kỹ thuật1.1 Mô tả1.2 Vật liệu1.2.1 Vải địa […]
Báo giá, phân biệt vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt
Vải địa kỹ thuật là một trong những vật liệu địa kỹ thuật chuyên dụng được ứng dụng phổ biến […]
Địa kỹ thuật
Như các bài viết khác Phú An Nam chia sẻ, ngành địa kỹ thuật là một ngành kỹ thuật liên quan đến […]
Top các vùng sử dụng vải địa kỹ thuật nhiều nhất ở Việt Nam
Việt Nam được chia làm 3 vùng và 8 miền với tất cả 63 tỉnh thành. Danh sách các tỉnh […]
Vận chuyển hàng hóa ngành địa kỹ thuật
Trong lĩnh vực xây dựng và thi công, các công trình cần đảm bảo sự chính xác và an toàn. […]
Top sản phẩm địa kỹ thuật chất lượng, uy tín nhất hiện nay
Như chúng ta đã biết ngành địa kỹ thuật là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý […]