Ý nghĩa việc phát triển hạ tầng giao thông hiện nay
Ngày đăng: 28 March, 2022
Mục lục
Thực trạng phát triển hạ tầng giao thông của Việt Nam
Các công trình giao thông được quy hoạch và đầu tư
Nhờ tập trung huy động mọi nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông. Hạ tầng giao thông của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.
Các công trình giao thông được quy hoạch và đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Như: đường bộ cao tốc, sân bay, cảng biển quốc tế đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Trong đó phải kể đến đã quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia. Kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm Bắc – Nam; các cửa khẩu, sân bay, cảng biển quốc tế và các tuyến đường vành đai đô thị; tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, Tp. HCM; các cảng biển cửa ngõ quốc tế.
Giao thông đô thị từng bước được cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Đặc biệt tại các đô thị lớn, góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc hành khách, hàng hóa. Các trục giao thông hướng tâm, các đường vành đai, các nút giao lập thể được đầu tư xây dựng. Xây dựng tại các giao lộ lớn, tuyến tránh đô thị, đặc biệt là ưu tiên các đường vành đai.
Hình ảnh vải địa kỹ thuật trong hạ tầng giao thông
Hạ tầng đường giao thông nông thôn tại nước ta
Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ. Đến tận các làng, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi,… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển KT – VH – XH của các địa phương.
Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT – XH nông thôn. Hiện nay dần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội. Đảm bảo an ninh lương thực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Hạ tầng GTNT phát triển phù hợp với chiến lược phát triển KT – XH về xây dựng nông thôn mới. Phát triển GTNT một cách bền vững, tạo sự thông suốt từ mạng lưới GTQG đến mạng lưới đường GTNT.
Ý nghĩa của việc phát triển hạ tầng giao thông
Kết cấu hạ tầng giao thông là nền tảng cơ sở vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng. Giúp cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh được thuận lợi và hiệu quả. Góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Một hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế:
+ Tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Giảm sự chênh lệnh về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông giúp cho nền kinh tế tối ưu hóa được các nguồn lực. Tận dụng được lợi thế giữa các vùng, miền trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Từ đó, nền sản xuất hàng hóa sẽ có cơ hội phát triển thông qua trao đổi và phân phối.
+ Phát triển hạ tầng giao thông mang lại lợi ích về phân công lao động. Khi một vùng được kết nối tốt với các trung tâm kinh tế, cơ hội việc làm được mở ra. Doanh nghiệp mới có điều kiện được hình thành, điều này tạo ra sự phân bổ lao động hiệu quả. Giúp giảm bớt tình trạng người lao động tập trung quá mức vào các đô thị lớn.
+ Phát triển mạng lưới giao thông vận tải luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế. Mạng lưới, chất lượng đường giao thông cần phù hợp với sự phát triển của phương tiện vận tải. Cũng như nhu cầu lưu thông ngày càng tăng cao như hiện nay.
+ Mạng lưới giao thông hiện đại và đồng bộ góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo. Hệ thống giao thông an toàn, thuận tiện và liên kết dễ dàng giữa các khu vực, vùng miền. Là cơ sở để kích thích nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.
+ Một hệ thống giao thông đồng bộ và chất lượng còn nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI. Và sử dụng vốn FDI để xây dựng hạ tầng giao thông, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất. Góp phần tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.
Tin tức liên quan
Địa kỹ thuật
Như các bài viết khác Phú An Nam chia sẻ, ngành địa kỹ thuật là một ngành kỹ thuật liên quan đến […]
Top các vùng sử dụng vải địa kỹ thuật nhiều nhất ở Việt Nam
Việt Nam được chia làm 3 vùng và 8 miền với tất cả 63 tỉnh thành. Danh sách các tỉnh […]
Vận chuyển hàng hóa ngành địa kỹ thuật
Trong lĩnh vực xây dựng và thi công, các công trình cần đảm bảo sự chính xác và an toàn. […]
Top sản phẩm địa kỹ thuật chất lượng, uy tín nhất hiện nay
Như chúng ta đã biết ngành địa kỹ thuật là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý […]
Top các loại vật tư địa kỹ thuật bán chạy nhất hiện nay
Địa kỹ thuật là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của […]
Cao tốc Bắc – Nam: Trục liên kết huyết mạch thúc đẩy tính liên kết giữa các vùng
Việc phát triển Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam: Trục liên kết huyết […]