Nhu cầu lao động năm 2023 biến động ra sao?

Ngày đăng: 25 April, 2023

Theo Thống kê tại Báo cáo tình hình thị trường lao động việc làm quý I năm 2023, thị trường, nhu cầu lao động năm 2023 tiếp tục duy trì đà phục hồi. Số lượng người có việc làm tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trước những tác động của thế giới, thị trường lao động Việt Nam cũng có nhiều thách thức.

Tình hình lao động việc làm quý I năm 2023 theo báo cáo Tổng cục thống kê

Tìm hiểu thị trường lao động tại Việt Nam năm 2023

Tìm hiểu thị trường lao động tại Việt Nam năm 2023

Vào sáng ngày 6/4/2023, Tổng cục thống kê (TCTK) đã tổ chức họp báo công bố tình hình lao động việc làm quý I năm 2023.
Theo báo cáo, thị trường lao động quý I năm 2023 tiếp tục duy trì đà phục hồi. Số người có việc làm, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục tăng so với quý trước.

Thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục tăng so với quý trước

Thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục tăng so với quý trước

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,2 triệu người, tăng 88,7 nghìn người so với quý trước. Và tăng hơn 1 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 51,1 triệu người tăng 113,5 nghìn người so với quý trước. Và tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi khoảng 885,5 nghìn người. Tỷ lệ thiếu việc làm giảm 12,4 nghìn người so với quý trước. Và giảm 443,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 1,94%, giảm 0,04% so với quý trước. Tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,31%; khu vực nông thôn là 2,34%.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1,05 triệu người. Số người thất nghiệp giảm 34,6 nghìn người so với quý trước. Và giảm 65,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu lao động năm 2023 vẫn gặp nhiều hạn chế

Nhìn chung thị trường lao động quý I năm 2023 đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Trọng tâm là chất lượng cung lao động chưa đáp ứng cho cầu lao động của thị trường lao động hiện đại.
Số lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề cao còn thấp. Năm 2022, tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ đạt 26,2%. Chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường lao động. Thị trường vẫn chưa tận dụng hết cơ hội của thời kỳ dân số vàng để thu hút nguồn đầu tư FDI.

Số lượng lao động có trình độ cao còn thấp

Số lượng lao động có trình độ cao còn thấp

Điều này dẫn đến thị trường lao động có hiện tượng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ. Có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành kinh tế. Cơ chế kết nối cung cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu.

Những giải pháp phục hồi lao động của tổng cục thống kê

Nhu cầu lao động năm 2023 có sự mất cân đối giữa cung và cầu. Để thị trường lao động phục hồi bền vững, Tổng cục Thống kê đã đề xuất nhiều giải pháp:
– Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Phát động chương trình kích cầu nội địa, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới. Cần có giải pháp hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp thiếu vốn, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ các ngành, lĩnh vực bị tác động bất lợi do nhu cầu thị trường thế giới suy giảm. Ví dụ như: dệt may, giày da, điện – điện tử, …
– Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nguồn nhân lực. Nhất là nhân lực cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực. Cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đảm bảo cung cấp đủ lao động có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo người lao động để duy trì việc làm.
– Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị thị trường lao động phù hợp. Tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả kết nối cung cầu lao động, việc làm, an sinh xã hội.

Những khó khăn, thách thức lớn của thị trường lao động Việt Nam

Nhu cầu lao động năm 2023 có sự chênh lệch giữa cung và cầu 

Nhu cầu lao động năm 2023 có sự chênh lệch giữa cung và cầu

Thứ trưởng Lê Văn Thanh – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã nêu ra 3 thách thức lớn của thị trường lao động Việt Nam:
Thứ nhất, điều kiện Covid – 19 vẫn còn. Các nước ứng xử rất khác nhau, việc sản xuất, kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ hai, lạm phát ở các nước đang đẩy giá thành nguyên vật liệu tăng cao. Xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Xung đột này gây khó khăn cho việc sản xuất, nhất là các ngành chế biến, chế tạo.
Thứ ba, nền kinh tế suy thoái trong bối cảnh lãi suất cao. Dẫn đến nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm 2022 và tháng đầu năm 2023 sụt giảm. Ảnh hưởng trực tiếp tới đơn hàng các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lường trước những khó khăn, thách thức sắp tới, các ngành cần có giải pháp khắc phục. Đồng thời giải đáp được những vấn đề đang ảnh hưởng đến nhu cầu lao động năm 2023 của Việt Nam.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button