Phú An Nam

Bấc Thấm

Tại thị trường bấc thấm ở Việt Nam hiện nay, có nhiều loại bấc thấm của các thương hiệu khác nhau. Chủ yếu được nhập khẩu của các nước: Hàn Quốc, Thái Lan hay cơ sở sản xuất là hàng nội địa 100% do Việt Nam ta sản xuất. Phú An Nam chúng tôi đang phân phối chính nguồn sản phẩm bấc thấm nội địa này. Sản phẩm do nhà máy ART sản xuất với thương hiệu VID, RID….
Bấc thấm người thường chia 2 loại: bấc thấm đứng và bấc thấm ngang. Bấc thấm đứng sẽ thông dụng hơn. Trong đó, bấc thấm đứng VID của hãng ART chiếm thị phần lớn ở nước ta hiện nay. Với ưu điểm là giá rẻ, sản xuất theo yêu cầu về số lượng cũng như theo dự án tốt cho kịp tiến độ thi công. Khối lượng nhỏ thì luôn có hàng sẵn. Còn khối lượng tương đối thì phải đặt hàng trước để sản xuất.
– Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi chi tiết hơn về bấc thấm. Để quý công ty, quý khách hàng, nhà thầu và các chủ đầu tư nắm rõ, hiểu hơn về sản phẩm bấc thấm này.

Bấc thấm là gì?

Bấc thấm hay còn gọi là bấc thấm thoát nước, là một loại vật liệu dùng trong ngành xây dựng. Được dùng để gia cố nền đất yếu cho một số loại công trình xây dựng. Nhằm gia tăng quá trình cố kết của nền móng. Chúng được bọc bằng lớp vải địa kỹ thuật không dệt có độ bền cơ học, hệ số thấm cao, kích thước lỗ nhỏ. Giúp ngăn cách các hạt sét nhỏ thâm nhập vào lõi.

Bấc thấm đứng và bấc thấm ngang Phú An Nam cung cấp

Bấc thấm đứng và bấc thấm ngang Phú An Nam cung cấp

Cấu tạo của bấc thấm

Đây là một loại ống (được xếp dẹp lại để thuận lợi trong khi thi công) gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài là ống vải địa kỹ thuật có độ bền kéo tốt: Vỏ bọc làm bằng sợi polyester mỏng, có tác dụng ngăn bẩn. Đồng thời, tăng thêm khả năng thoát nước cho lõi bấc thấm.
+ Lớp trong là nhựa PP: Lõi được làm từ chất polypropylene/ polyester. Tiết diện hình chữ nhật, nhiều rãnh có tác dụng thoát nước.

Bảng báo giá bấc thấm

Qui cách báo giá vật tư bấc thấm là md. Tùy vào loại bấc thấm mà md mỗi cuộn sẽ khác nhau. Bấc thấm Phú An Nam cung cấp và báo giá luôn luôn chẵn cuộn, chứ không cắt lẻ.
Dưới đây là bảng báo giá thông dụng 2 loại bấc thấm

STT Loại vật tư Đơn vị tính
(md)
Quy cách Đơn giá
(Đ/md)
1 Bấc thấm đứng VID 75 md 300md 2.400 – 3.000
2 Bấc thấm ngang RID 200 md 50md 20.000 – 22.000
Ghi chú: Đơn giá tùy thuộc vào khối lượng và địa điểm giao hàng

Phân loại

Dựa vào phương hoạt động của bấc thấm mà hiện nay, có 2 loại bấc thấm: bấc thấm đứng và bấc thấm ngang.

Bấc thấm đứng

Bấc thấm đứng

Bấc thấm đứng

Bấc thấm đứng hoạt động theo phương dọc. Được thiết kế như một ống dẫn nước ngầm từ lòng đất lên bề mặt theo chiều đứng. Loại bấc thấm này thường có chiều rộng 10cm (100mm) và có độ dày từ 0.3cm đến 0.7cm.

Thông số kỹ thuật chung của bấc thấm đứng VID, RID

Thông số kỹ thuật chung của bấc thấm đứng VID, RID

– Lõi nhựa bên trong được định hình theo Zixzac hoặc Hamonica rảnh dọc theo chiều đứng của bấc thấm. Lõi nhựa có rảnh này như một ống mao dẫn để thoát nước từ dưới lòng đất lên trên bề mặt nhờ sức nặng của khối gia tải.
– Lớp vải lọc có tính thấm nước cao và chịu được trong môi trường axit hoặc kềm hóa trong một thời gian rất dài.
– Bấc thấm đứng làm chức năng thoát nước lỗ rỗng từ dưới nền đất yếu lên tầng cát đệm mỏng (có thể được thay thế bằng bấc thấm ngang) để thoát nước ra ngoài. Như vậy, sẽ tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất yếu.

Bấc thấm ngang

Bấc thấm ngang

Bấc thấm ngang

Bấc thấm ngang sẽ hoạt động theo phương ngang. Thiết kế như một ống dẫn dẹp để thoát nước theo phương ngang trên mặt đất.

Thông số kỹ thuật chung của bấc thấm ngang RID

Thông số kỹ thuật chung của bấc thấm ngang RID

– Bấc thấm ngang không dùng máy chuyên dụng để cắm, mà dùng kim bấm để kết nối với bấc thấm đứng. Tạo một hệ thống thoát nước cả hai phương ngang và dọc.
– Cấu tạo của bấc thấm ngang cũng bao gồm một lõi nhựa. Được bao quanh bởi một lớp vải địa kỹ thuật không dệt có tính thấm nước cao và kích thước lỗ nhỏ. Để tạo tính thoát nước mạnh trên bề mặt, có thể có gia tải hoặc không có gia tải.
– Bấc thấm ngang cấu tạo khác biệt với bấc thấm đứng là bản rộng và dày, định hình lõi nhựa bên trong là rất đa dạng. Có thể là bề mặt lồi lõm, hoặc âm dương.

Tính năng ưu việt của bấc thấm

+ Giảm thiểu sự xáo trộn của tầng đất.
+ Đảm bảo khả năng thoát nước cao. Bấc thấm có khả năng dẫn nước và thoát nước nhanh chóng, giúp giảm thiểu nguy cơ thấm nước gây hư hại cho công trình.
+ Tăng độ ổn định và cải thiện chất lượng của nền đất. Sau khi lắp đặt, bấc thấm giúp duy trì hiệu quả thoát nước lâu dài mà không cần bảo dưỡng thường xuyên.
+ Lõi và vỏ của bấc thấm thân thiện với môi trường. Với chất liệu vải không dệt, bấc thấm có độ bền cao, khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt, không bị phân hủy dưới tác động của môi trường.
+ Có thể thi công nền đất yếu sâu trên 50m.
+ Dễ thi công lắp đặt. Bấc thấm có thiết kế linh hoạt, dễ dàng vận chuyển và thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các công trình.

Ứng dụng của bấc thấm

– Bấc thấm đứng và bấc thấm ngang đã và đang được sử dụng phổ biến để gia cố nền đất yếu cho rất nhiều dự án. Bấc thấm giúp thoát nước hiệu quả, bảo vệ kết cấu công trình khỏi sự hư hại do nước ngầm. Cụ thể có thể kể đến như:
+ Đường cao tốc, đường sắt, nhà ga, sân bay.
+ Dự án lấn biển, nạo vét.
+ Dự án cảng biển.
+ Các khu công nghiệp, nhà máy.
– Sản phẩm được ứng dụng và sử dụng phổ biến trong các dự án yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công nhanh như: công trình giao thông trong thành phố bị hạn chế về mặt bằng gia tải….

Thi công bấc thấm

Máy chuẩn bị đóng bấc thấm đứng tại công trình

Máy chuẩn bị đóng bấc thấm đứng tại công trình

 Yêu cầu về bấc thấm

– Bề rộng của bấc thấm phải phù hợp với thiết bị cắm bấc thấm.
– Đường kính tương đương của bấc thấm phải phù hợp

Yêu cầu kỹ thuật của bấc thấm

Những điểm lưu ý trước khi thi công cắm bấc thấm
–  Trước khi khởi công hạng mục thi công nền công trình, phải thị sát hiện trường, nghiên cứu tìm hiểu kỹ hồ sơ thiết kế và lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công chi tiết.
–  Trước khi khởi công thi công, phải có đường tạm đủ điều kiện cho xe, máy đi lại, hoạt động trong mọi thời tiết. Đồng thời, phải có các cơ sở thí nghiệm về vật liệu phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng thi công.
– Phải chuẩn bị đủ lực lượng xe, máy, thiết bị thi công tương ứng với yêu cầu và tiến độ trong bản thiết kế tổ chức thi công đã được duyệt. Cần bố trí đủ nhà xưởng và lực lượng bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy thi công. Khuyến khích sử dụng xe, máy thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại.
– Chuẩn bị hiện trường thi công. Đảm bảo mặt nền được làm sạch, loại bỏ các vật liệu không cần thiết.
– Khôi phục và cố định các cọc định vị trí các hạng mục theo hồ sơ thiết kế.
– Cùng với việc khôi phục mốc để phục vụ cho quá trình thi công sau này cần phải tiến hành bổ sung thêm lưới trắc địa khống chế mặt bằng và khống chế độ cao (lưới khống chế đo vẽ). Cụ thể là bổ sung các mốc (tọa độ, độ cao) theo hồ sơ thiết kế.
– Khi khôi phục mốc đồng thời phải xác định rõ phạm vi giải phóng mặt bằng để phục vụ thi công công trình.
– Định vị các điểm đặc trưng:
+ Trước khi thi công phải kiểm tra từng mặt cắt thiết kế trên thực địa và dựa vào đó để cố định (bằng cọc hoặc cọc tiêu) các vị trí đặc trưng của hạng mục trên thực địa. Nhằm bảo đảm thi công các hạng mục đúng với hình dạng kích thước thiết kế.
+ Các cọc hoặc cọc tiêu phải dễ nhận biết và được bảo vệ tốt trong suốt quá trình thi công. Khoảng cách dọc giữa các cọc tiêu tại hiện trường không được quá 50 m trên đường thẳng và 10 m trên đường cong.
– Bảo đảm thoát nước hiện trường thi công:
+ Trước và trong quá trình thi công phải luôn có các biện pháp thoát nước hiện trường (kể cả đối với nước mặt và nước ngầm) để tạo thuận lợi cho việc bảo đảm tiến độ và chất lượng thi công.  Đồng thời, không để nước ảnh hưởng đến dân cư lân cận.
+ Khi cần thiết phải làm thêm các công trình thoát nước tạm để thoát nước hiện trường thi công, không để nước đọng lại.
– Dọn dẹp mặt bằng thi công: Trước khi thi công các hạng mục, cần phải dọn dẹp cây cỏ, bóc các lớp đất hữu cơ và dọn dẹp các chướng ngại vật trong phạm vi thi công với các yêu cầu cụ thể sau đây:
+ Phải bóc sạch lớp đất bề mặt, lớp đất hữu cơ, rẫy sạch cỏ trong phạm vi thi công. Nên trù liệu việc tận dụng đất hữu cơ bóc ra cho các khâu công việc hoàn thiện các hạng mục sau này.
+ Trong quá trình dọn dẹp mặt bằng, biện pháp đổ bỏ hoặc tiêu hủy các phế thải phải tuân thủ pháp luật và các quy định ở địa phương. Không được để ảnh hưởng đến dân cư và các công trình lân cận. Nếu chỗ đổ phế thải nằm ngoài phạm vi chỉ giới giải phóng mặt bằng thì phải có sự cho phép của chính quyền địa phương.

Thi công đóng bấc thấm chuyên dụng

Yêu cầu về thiết bị thi công

Thiết bị thi công cắm bấc thấm phải có các đặc trưng kỹ thuật sau:
– Trục tâm để lắp bấc thấm có tiết diện phù hợp với bấc thấm, dọc trục có vạch chia để theo dõi chiều sâu cắm bấc thấm. Và phải có dây dọi hoặc thiết bị con lắc để thường xuyên kiểm tra được độ thẳng đứng.
– Máy cắm bấc phải có lực cắm đủ lớn để cắm bấc thấm đến độ sâu thiết kế.
– Tốc độ cắm không tải đạt tới 1,1 m/s.
– Tốc độ kéo lên không tải đạt tới 1,75 m/s.
– Tốc độ cắm có tải trong phạm vi từ 0,15 m/s đến 0,6 m/s (phụ thuộc vào chiều sâu cắm và điều kiện địa chất).
– Chiều sâu cắm lớn nhất phải đạt được độ sâu đặt bấc thấm theo yêu cầu thiết kế.
– Máy cắm bấc thấm phải bảo đảm vững chắc, làm việc ổn định trong mọi điều kiện thời tiết mưa, gió.

Yêu cầu thi công

– Ép tĩnh, không làm xáo trộn nền đất.
– Năng suất 2000-3000m/h.
– Chiều sâu đóng trên 50m.
– Giàn máy tự hàng, không cần sử dụng thêm các thiết bị phụ trợ như máy điện, búa rung.

Quy trình thi công

Trình tự thi công xử lý nền bằng biện pháp cố kết hút chân không được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thi công.
Bước 2: Thi công lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách.
Bước 3: Thi công lớp đệm cát thoát nước ngang và hệ thống thoát nước bề mặt.
Bước 4: Thi công cắm bấc thấm, hào kín khí hoặc tường kín khí (theo thiết kế).
Bước 5: Thi công hệ thống thoát nước ngang và đồng hồ đo áp lực chân không.
Bước 6: Thi công hệ thống quan trắc.
Bước 7: Thi công lớp màng kín khí.
Bước 8: Thi công hệ thống gia tải chân không.
Bước 9: Thi công lớp bù lún và gia tải thêm.
Bước 10: Kết thúc chạy chân không và dỡ tải.

Hình ảnh đóng bấc thấm tại công trình

Hình ảnh đóng bấc thấm tại công trình

Gia tải truyền thống

Nguyên lý của phương pháp này là đưa bấc thấm vào nền đất yếu. Nhằm mục đích rút ngắn chiều dài đường thấm. Sau đó sử dụng tải trọng đắp để gia tăng áp lực nước lỗ rỗng trong đất yếu. Và đẩy nước lỗ rỗng di chuyển theo các bấc thấm lên phía trên mặt và thoát ra ngoài.

Ưu điểm

+ Với biện pháp gia cố tải cổ điển, ứng suất hiệu quả trong khối đất tăng lên. Bởi ứng suất tổng do tăng tải trọng, nước sẽ thoát lên qua hệ thống bấc thấm đứng.
+ Tốc độ cố kết của đất nền được tăng lên nhiều lần và làm cho nền đất đạt độ lún quy định trong thời gian cho phép.

Nhược điểm

+ Việc thoát nước thường diễn ra chậm, việc gia tải cũng tốn rất nhiều chi phí, thời gian thi công kéo dài. Mặt bằng bị chiếm dụng tương đối cho taluy đắp và bệ phản áp.
+ Ngoài ra, nó có thể gây ra nguy cơ mất ổn định mái dốc do chiều cao đắp lớn.

Công nghệ bơm hút chân không

– Với những hạn chế còn tồn động bởi phương pháp gia tải truyền thống. Cần một giải pháp kỹ thuật khác để thay thế hoặc kết hợp với gia tải để giảm thiểu những hạn chế trên.
– Công nghệ xử lý nền đất yếu bằng bơm hút chân không là việc làm giảm áp lực nước lỗ rỗng cho toàn bộ khối đất. Bằng bấc thấm đứng kết hợp máy hơm hút cưỡng bức. Qua đó đẩy nhanh quá trình cố kết của đất yếu. Công tác hút chân không sẽ được bắt đầu sau khi tất cả các thiết bị quan trắc đã được lắp đặt tại các vị trí chỉ định. Và đã được định chuẩn.
– Trước khi tiến hành hút chân không, phải kiểm tra các thiết bị như máy bơm chân không. Phải đạt tiêu chuẩn mới có thể sử dụng. Đồng thời, phải kiểm tra toàn bộ màng kín khí, nếu có lỗi phải tiến hành xử lý.
– Thời gian hút chân không khởi động từ 8 ngày đến 14 ngày để xử lý kín khí.

Quy trình tăng áp suất chân không

Đợt Thời gian duy trì (Ngày) Mức áp suất chân không (kPa)
Từ Đến Từ Đến
1 0 1 0 -20
2 2 3 -20 -40
3 3 4 -40 -60
4 5 8 -60 -70

– Trong quá trình hút chân không, nếu bề mặt màng lọc xuất hiện lỗ rò. Thì có thể hạ cục bộ độ chân không dưới màng lọc. Phải kiểm tra tỉ mỉ phát hiện ra và kịp thời vá lại.
– Nếu sau khi bắt đầu hút chân không, độ chân không dưới màng trong khi giữ tải không đạt tới 80 kPa. Cần bổ sung thêm bơm để nâng khả năng hút chân không lên. Đồng thời, kiểm tra độ kín khí của hào kín khí và tường kín khí thông qua các đồng hồ đo áp lực chân không. Đảm bảo khả năng hút chân không trước gia tải đạt tới hiệu quả thiết kế.

Ưu điểm

+ Thời gian xử lý ngắn.
+ Giảm thiểu khối lượng gia tải.
+ Kiểm soát quá trình xử lý nền đất yếu qua hệ thống điện tử.

Nhược điểm

+ Để đảm bảo chất lượng khi thi công trong điều kiện địa chất như trên, cần phải thi công tường sét để tăng hiệu quả của quá trình hút chân không.
+ Hiệu quả tương đối thấp đối với nền gồm các lớp cát có hệ số thấm cao nằm xen kẽ.
+ Đòi kỹ công nhân phải có tay nghề để thi công hệ thống chân không.
Tại Việt Nam hiện nay, phương pháp bơm hút chân không được áp dụng thành công tại dự án đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

Công nghệ bơm hút chân không được ứng dụng trong công trình

Công nghệ bơm hút chân không được ứng dụng trong công trình

Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong thi công

– Phải có chiếu sáng nếu thi công về đêm.
– Khi thi công đường tạm, cầu tạm phải bố trí cảnh báo, biển báo hoặc người trực tiếp chỉ dẫn giao thông.
– Người tham gia thi công phải được huấn luyện trước về các quy tắc đảm bảo an toàn lao động trong công việc cụ thể của mình. Phải mặc trang phục bảo hộ lao động khi vào hiện trường thi công. Người phối hợp với máy phải tránh làm việc ngay trong phạm vi máy đang thao tác.
– Giữa các máy cùng thi công phải chú trọng giữ một khoảng cách đủ an toàn. Máy không được đi lại sát các rãnh, các hố móng, sát mép ta luy và các chỗ nền kém ổn định.
– Máy chỉ được đào gần sát các thành vách cách công trình nhân tạo một khoảng đủ để bảo vệ an toàn công trình. Khi đào lân cận các công trình này cần đặt biển cảnh báo.
– Đào hố móng công trình hoặc đào các hào thoát nước phải có biện pháp đảm bảo vách hào ổn định (có mái dốc hoặc có cừ chống đỡ…). Tùy theo điều kiện địa chất, thủy văn và chiều sâu đào. Nếu đào dưới chân mái taluy nền đường hoặc mái dốc thiên nhiên nên áp dụng biện pháp đào cách quãng xen kẽ, đào một đoạn và xây xong móng công trình. Hoặc đào một đoạn đặt hào, ống thoát nước xong, lấp lại rồi mới đào và thi công các đoạn xen kẽ còn lại. Nếu đào móng hoặc hố đào sâu thì phải đặt biển cảnh báo, bố trí hàng rào phòng hộ và phải theo dõi tình trạng biến động của bờ vách đào để có biện pháp xử lý kịp thời, đổ đất đào móng không được ảnh hưởng đến sự ổn định của vách đào.

Các biện pháp hạn chế tác động đến môi trường

Phòng ngừa ô nhiễm đất, nguồn nước và xói lở đất

– Không được lấy đất, khai thác cát, đá ở những nơi có dòng chảy dễ gây xói lở đất.
– Các rãnh thoát nước tạm thời trong quá trình thi công không được cho chảy ra ruộng vườn, hồ ao khác.
– Trong quá trình thi công phải đổ bỏ, chôn lấp phế liệu, phế thải sinh hoạt tại các nơi được phép của chính quyền địa phương. Đặc biệt là phế thải có lẫn dầu mỡ dễ gây ô nhiễm nguồn nước.
– Phải kiểm soát tác động ảnh hưởng đối với các công trình lân cận trong quá trình thi công. Nếu có động cần phải xem xét và đưa ra những giải pháp phù hợp.

Phòng ngừa ô nhiễm khí thải và tiếng ồn

– Phải có biện pháp hạn chế tiếng ồn và chấn động do thi công gây ra.
–  Phải trang bị cho cán bộ công nhân trực tiếp thi công các phương tiện hạn chế tiếng ồn.
– Phải có biện pháp hạn chế nguồn gây bụi, khí thải, cho xe, máy tham gia thi công và vận chuyển đất hoặc vật liệu. Đặc biệt là phải có biện pháp hạn chế đất rơi vãi khi vận chuyển.

Bảo vệ sinh thái

– Phải có biện pháp bảo vệ các cây cối quý hiếm ngay từ trước khi thi công.
– Trong quá trình thi công cấm tùy tiện chặt phá cây cối.
– Thi công nền đường qua rừng và vùng cây cối rậm rạp phải có các biện pháp phòng cháy rừng và bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ cung cấp bấc thấm trên thị trường

Thực tế cuộn bấc thấm

Thực tế cuộn bấc thấm

– Điểm khó của bấc thấm đứng là khi có nhu cầu về khối lượng nhỏ thì khó có kiếm được nhà cung ứng nào chịu điều máy đóng bấc. Do mỗi lần di chuyển máy đóng bất rất lâu và bất tiện, tốn chi phí rất cao. Thời gian hay giá thành đóng bấc thấm sẽ phụ thuộc vào độ sâu của bấc thấm và tính chất địa hình cấm bấc thấm. Nền đất như thế nào sẽ quyết định đến giá thành và tiến độ thi công. Đó là đối với bấc thấm ngang.
Bấc thấm đứng thì có giá thành rẻ hơn bấc thấm ngang. Bấc thấm rất kén dự án công trình, chỉ những dự án lớn cần đẩy nhanh tiến độ và vùng có nền đất quá yếu mới sử dụng bấc thấm.
– Hãy liên hệ với Phú An Nam, địa chỉ cung cấp bấc thấm hàng đầu tại thị trường miền Nam để được tư vấn báo giá tốt nhất.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ AN NAM
Điện thoại: 0915.378.118
Email: salesp.phuannam@gmail.com

Các sản phẩm vừa xem
top button