Màng chống thấm HDPE giá bao nhiêu? Thi công bạt HDPE chống thấm 2023
Ngày đăng: 28 March, 2022
Màng chống thấm HDPE là loại vật liệu được sử dụng phổ biến tại nhiều công trình như: bãi rác công nghiệp, bãi rác sinh hoạt, hồ nuôi trồng thủy sản, hệ thống xử lý nước thải, hồ cấp nước sinh hoạt, thi công hầm biogas,.. v.v. Sản phẩm không chỉ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời mà còn rất thân thiện với môi trường, giúp giải quyết được các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Trong bài viết này, Phú An Nam sẽ tổng hợp những thông tin, đánh giá sản phẩm về loại vật liệu bạt HDPE là gì? Và làm thế nào để có thể sở hữu được. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- 1. Màng chống thấm HDPE là gì?
- 2. Ưu điểm của bạt HDPE
- 3. Ứng dụng của màng chống thấm HDPE
- 4. Các phương pháp thi công lắp đặt màng chống thấm HDPE
- 5. Bạt chống thấm được sản xuất theo tiêu chuẩn nào?
- 6. Phương pháp sản xuất bạt HDPE có gì khác biệt?
- 7. Báo giá màng chống thấm HDPE mới nhất
- 8. Một số lưu ý cần biết khi mua màng chống thấm HDPE
- 9. Địa chỉ cung cấp màng chống thấm HDPE
Màng chống thấm HDPE là gì?

Màng chống thấm HDPE (bạt HDPE) là loại vật liệu phổ biến tại nhiều công trình
Màng chống thấm HDPE (hay màng HDPE/bạt HDPE) là sản phẩm được đánh giá cao vì được sản xuất từ các hạt cao phân tử Polyethylene có hàm lượng cao thông qua phương pháp cán hoặc đùn.
Nhờ cấu tạo từ dầu thô – hạt polyme nguyên sinh, tấm nhựa HDPE sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật như: khả năng chống chịu với môi trường, kháng tia UV, kháng hóa chất,… Độ bền sản phẩm cũng cực kỳ cao, kéo dài lên đến 20 năm.
Ưu điểm của bạt HDPE
Cấu tạo của màng HDPE gồm các thành phần như sau: 97.5% nhựa nguyên sinh, 2.5% còn lại là cacbon đen, chất ổn định nhiệt và chất chống tia UV. Với bảng thành phần như trên, loại vật liệu này có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng chống thấm cao, hệ số thấm khá thấp (chỉ từ 10 – 16 cm/s). Bạt chống thấm HDPE có độ dày càng lớn thì khả năng chống thấm và tuổi thọ sản phẩm cũng càng cao.
- Hơn 95% thành phần là nhựa nguyên sinh, do đó bạt HDPE có đặc tính co giãn tốt, phù hợp thi công trên nhiều địa hình khác nhau.
- Thành phần trong bạt nhựa HDPE được chứng nhận an toàn, không gây độc hại với sức khỏe con người. Do đó có ứng dụng cao trong việc làm bể chứa nước ngọt.
- Chất liệu cũng thân thiện trong việc bảo vệ môi trường.
- Chi phí đầu tư cho tấm nhựa HDPE khá thấp. Đồng thời quá trình thi công bạt chống thấm cũng khá đơn giản, không đòi hỏi nhân công và máy móc quá nhiều, từ đó tiết kiệm chi phí đáng kể so với các biện pháp thi công khác.
- Màng chống thấm HDPE còn có khả năng chống oxi, chịu được tác động của các môi trường axit, hóa chất. Nhờ vậy độ bền sản phẩm cực kỳ cao, lên đến hơn 25 năm.

Ưu điểm bạt HDPE mang lại
Ứng dụng của màng chống thấm HDPE
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều hãng sản xuất bạt HDPE cả trong nước và nhập khẩu. Các thương hiệu bạt chống thấm HDPE phổ biến nhất phải kể đến: Solmax (Malaysia), GSE (Thái Lan), Huitex (Đài Loan). Mỗi đơn vị sản xuất sẽ có sự khác nhau về thông số kỹ thuật sản phẩm như độ dày, kích thước,quy cách đóng gói,…
Với công dụng tuyệt vời của bạt chống thấm, sản phẩm đã và đang được ứng dụng phổ biến tại nhiều công trình khác nhau.
Trong bãi rác công nghiệp – rác sinh hoạt
Với các bãi rác sinh hoạt, bãi rác công nghiệp,… thì làm thể để xử lý được với lượng lớn rác thu gom, tập kết mỗi ngày? Cho nên cách tốt nhất là ứng dụng bạt nhựa HDPE. Vì thông thường, màng HDPE có độ dày từ 1.5 – 2.5mm để tăng khả năng chịu lực tốt.
Với thành phần gồm nhựa nguyên sinh và các chất phụ gia chống tia UV, sản phẩm vẫn giữ được độ bền cao dù tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Sử dụng màng chống thấm phủ lên mặt bãi rác còn có tác dụng ngăn chặn mùi hôi thối lây lan ra bên ngoài. Nhờ vậy môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng, ngăn ngừa những hiểm họa cho sức khỏe con người.

Màng HDPE được ứng dụng xử lý chất thải công nghiệp
Cùng với đó với lớp tấm nhựa HDPE ở bên dưới thường là màng HDPE 1.0mm hay 1.5mm với công dụng ngăn không cho nước rỉ từ rác và thấm xuống đất. Nhờ vậy cũng bảo vệ tầng nước ngầm bên dưới và các ao hồ, sông xung quanh.
Trong các trang trại chăn nuôi
Bạt HDPE thường được ứng dụng chống thấm đáy (hay lót đáy) cho các trang trại chăn nuôi. Các hồ nước luôn chịu tác động của vi sinh vật và chất thải từ quá trình chăn nuôi, do đó cần sử dụng bạt chống thấm để kháng sinh hóa. Loại phổ biến nhất là bạt nhựa HDPE có độ dày tầm 0.5mm, giá thành rẻ hơn so với các loại màng dày.
Chất liệu nhựa HDPE không chỉ thân thiện với môi trường mà còn có khả năng trơ với tất cả các chất hay các phản ứng sinh hóa học trong bể, hầm xử lý nước thải.
Trường hợp ứng dụng màng để phủ bên trên thì nên chọn loại có độ dày khoảng 1.5mm (trang trại quy mô lớn) và 1.0mm (trang trại quy mô nhỏ). Lúc này bạt chống thấm HDPE sẽ phát huy công dụng ngăn mùi hôi từ trong hồ chứa, bể, hầm. Ngoài ra, việc phủ kín hồ còn tạo thành một túi khí lớn tạo ra khí gas phục vụ chạy máy phát điện, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí.
Trong các nhà máy sản xuất
Chất thải công nghiệp từ các nhà máy, xưởng sản xuất thường chứa rất nhiều chất độc hại như kim loại nặng với khả năng ăn mòn cao. Các chất thải này nếu trực tiếp thải ra ngoài môi trường sẽ ngấm vào đất, mạch nước ngầm. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Màng HDPE sẽ được sử dụng trong các bể lắng, hệ thống xử lý nước thải để ngăn chặn nước thải thấm ra bên ngoài.
Trong ngành nuôi trồng thủy sản

Bạt HDPE ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
Màng HDPE cũng được ứng dụng phổ biến trong ngành nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm có công dụng ngăn cách nước hồ với môi trường nước bên ngoài, ngăn nước chảy ngược hay thấm vào hồ nuôi. Nhờ vậy, nước hồ nuôi trồng thủy sản được đảm bảo ổn định độ pH đồng thời ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập.
Sản phẩm với độ bền cao, chi phí thấp lại dễ thi công nên được nhiều khách hàng lựa chọn. Với thủy hải sản nuôi trồng, hạn chế được tình trạng bệnh. Hoặc nếu có xảy ra bệnh thì cũng chỉ trong phạm vi nhỏ, không bị lây lan so với phương pháp nuôi trồng thủy sản thông thường.
Trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, màng chống thấm HDPE được ứng dụng làm hồ chứa nước tưới tiêu, mương dẫn nước hay thi công hầm biogas.

Màng chống thấm HDPE dùng làm hầm biogas
- Trường hợp thi công hầm biogas: chọn bạt nhựa HDPE có độ dày 1.5mm phủ bên trên, độ dày 0.5mm hay 0.75mm để lót đáy hầm.
- Trường hợp làm hồ nước tưới tiêu: nên chọn màng dày 0.5mm hay 0.75mm, khổ rộng có thể tùy chọn từ 4m đến 8m cho phù hợp.
- Trường hợp làm mương thoát nước: tùy vào tính chất của từng công trình, địa hình thi công mà chọn màng dày 0.5mm hoặc 0.3mm.

Ứng dụng trong khai thác khoáng sản
Ngoài những ứng dụng kể trên, màng HDPE còn được ứng dụng trong nhiều công trình khác như: công trình khai thác khoáng sản, chống thấm hầm ngầm, nhà máy mía đường,…
Các phương pháp thi công lắp đặt màng chống thấm HDPE
Trải bạt nhựa HDPE ao hồ
Đầu tiên ta cần lựa chọn vị trí đào ao, hồ phù hợp. Tùy vào mục đích sử dụng màng mà chọn vị trí cho thích hợp:
- Để làm hồ chứa nước: chọn vị trí đào hồ gần với nguồn nước để thuận tiện cho việc dẫn nước vào hồ chứa.
- Để làm hầm biogas: cần lưu ý chọn vị trí nằm gần vị trí nguồn cấp chất thải.
- Với hố rác, cần chọn vị trí thuận tiện với các điểm tập kết rác.
- Bãi chứa bùn, bãi thải xỉ: vị trí phù hợp nhất là gần nguồn cấp thải xỉ, bùn, chất gây hại,…
Sau khi chọn được vị trí dựa trên mục đích sử dụng, tiếp theo tiến hành đào ao hồ, hầm chứa, hố chôn với diện tích và dung tích chứa phù hợp. Lưu ý, cần đảm bảo mực nước trong ao hồ thấp hơn bờ kè tối thiểu 60cm.
Trường hợp đào mái taluy cần tính toán độ mở và độ dốc mái dựa vào địa hình như sau:
- Với khu vực có tỷ lệ đất – cát 1:2, độ sâu 1m thì độ mở mái được xác định là 2m.
- Với khu có tỷ lệ đất – cát 1:1, độ sâu 1m thì độ mở mái được xác định là 1m, nghiêng 45 độ.
- Ao hồ có độ sâu trên 6 mét thì cần làm mái nghỉ.
Bước cuối cùng là tiến hành đào các rãnh quanh bờ kè để cố định tấm nhựa HDPE. Lưu ý đặt cách mép hồ tối thiểu 50cm, chiều rộng và chiều sâu cũng tối thiểu 50cm
>> Xem thêm bài viết khác: Công dụng của giấy chống thấm dầu trong từng hạng mục công trình
Phương pháp trải màng chống thấm HDPE
Bước đầu thực hiện cần tập kết các cuộn bạt HDPE chống thấm và chọn vị trí chế tạo các tấm panel.
Phương pháp trải màng HDPE trên mái dốc |
Trải bạt chống thấm trên mặt phẳng |
Trải màng chống thấm HDPE tại các góc |
Lắp đặt các tấm panel sao cho chiều dọc của chúng phải song song với hướng mái dốc. Độ dài mỗi tấm panel cần đặt cách chân khay tối thiểu 2m. |
Phương pháp này thực hiện trải theo hướng bất kỳ. Song phải tính toán sao cho tổng độ dài các đường hàn nối ngắn nhất. |
Đo cắt chính xác các tấm màng HDPE và tiến hành trải từ chân lên đỉnh. Đảm bảo tuân theo quy tắc chồng mép. Hàn nối chắc chắn là hoàn thành. |
Phương pháp hàn màng chống thấm HDPE
Phương pháp hàn bạt HDPE dựa trên tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật trong thi công màng chống thấm HDPE. Trước khi tiến hành cần chuẩn bị:
– Máy hàn (mỗi máy cần 1 thợ hàn)
– Nhân công trải màng: tùy vào trọng lượng và kích thước màng mà phân bổ nhân công cho phù hợp. Trong trường hợp có máy móc thi công thì không cần đến quá nhiều nhân công.
Phương pháp hàn màng HDPE chống thấm được tiến hành như sau:
– Trước tiên cần vệ sinh màng trước khi thi công.
– Chồng các mép bạt chống thấm lên nhau tối thiểu 12cm.
– Dùng bánh xe nhiệt lăn máy hàn lên 2 mép bạt chống thấm để ép chặt chúng lại với nhau sau khi lưỡi nhiệt làm màng nóng chảy. Có 2 phương pháp hàn:
Phương pháp hàn đùn |
Sử dụng dây hàn cho qua máy nhiệt để đun chảy tạo thành chất kết dính. Phần hàn đùn sau khi khô lại sẽ kết dính chặt với màng HDPE thành một khối đồng nhất. |
Phương pháp hàn khò |
Sử dụng máy khò nhiệt ở nhiệt cao và con lăn silicon để kết dính các lớp bạt HDPE lại với nhau. |
Bạt chống thấm được sản xuất theo tiêu chuẩn nào?
Màng HDPE – HSE được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn TCCS 01-25/2014/ ĐKT. Các thông số kỹ thuật sản phẩm được thể hiện trong bảng dưới đây:
Các chỉ tiêu |
Phương pháp thử |
Đơn vị |
HSE 0.3 |
HSE 0.5 |
HSE 0.75 |
HSE 1.0 |
HSE 1.5 |
HSE 2.0 |
HSE 2.5 |
Độ dày trung bình – Độ dày tối thiểu |
ASTM D5199 |
Mm (-5%) |
0.3 |
0.5 |
0.75 |
1.0 |
1.5 |
2.0 |
2.5 |
Lực kéo đứt – Sự dãn dài khi đứt |
ASTM D6693 |
kN/m % |
8 600 |
14 700 |
22 700 |
30 700 |
46 700 |
61 700 |
76 700 |
Lực chịu biến dạng – Độ dãn biến dạng |
ASTM D6693 |
kN/m % |
6 13 |
9 13 |
11 13 |
16 13 |
25 13 |
39 13 |
40 13 |
Lực kháng xé |
ASTM D1004 |
N |
42 |
73 |
100 |
138 |
210 |
275 |
330 |
Kháng xuyên thủng |
ASTM D4833 |
N |
110 |
200 |
300 |
400 |
550 |
730 |
900 |
Hàm lượng carbon đen |
ASTM D1603 |
% |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
Tỷ trọng |
ASTM D792 |
g/cm3 |
0.94 |
0.94 |
0.94 |
0.94 |
0.94 |
0.94 |
0.94 |
Khổ rộng |
|
|
8 |
8 |
8 |
8 |
8 |
7 |
7 |
Phương pháp sản xuất bạt HDPE có gì khác biệt?
Như đã đề cập ở phần đầu, màng HDPE chống thấm có thể được sản xuất bằng 2 phương pháp: cán hoặc đùn. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa 2 phương pháp sản xuất bạt HDPE chống thấm này?
Phương pháp cán |
Phương pháp đùn |
Quá trình cán khối HDPE thành màng chống thấm tạo ra áp lực rất lớn. Nhờ vậy các hạt HDPE có thể liên kết với nhau chặt chẽ hơn, tăng độ bền của vật liệu. |
Phương pháp này sử dụng áp suất khí nén để đẩy HDPE qua bộ phận đùn. Nhờ vậy các hạt HDPE liên kết với nhau chặt hơn, tuy nhiên các mối liên kết sẽ kém bền hơn so với phương pháp cán. |
Độ dày màng chống thấm đồng đều, không có chỗ dày chỗ mỏng. Nhờ vậy sản phẩm có khả năng chịu lực cao, ứng suất cắt tốt. |
Độ dày màng HDPE không đồng đều. Những điểm mỏng hơn trên màng sẽ rất dễ bị phá hủy. |
Thông số kỹ thuật: – Khổ rộng: 7 – 8m – Độ dày: 0.25 – 3mm |
Thông số kỹ thuật: – Khổ rộng: 5 – 6m – Độ dày: 0.15 – 1mm |
Với phương pháp cán, bạt chống thấm HDPE đáp ứng được yêu cầu của mọi công trình, đặc biệt là các công trình yêu cầu cao về chất lượng vật tư. Ví dụ như:
|
Bạt HDPE sản xuất từ phương pháp đùn được sử dụng trong các công trình nhỏ, đơn giản, không đòi hỏi cao về chất lượng, như:
|
Báo giá màng chống thấm HDPE mới nhất
Bảng báo giá màng chống thấm HDPE cập nhật mới nhất ngày 24/04/2023
Tên sản phẩm |
Đơn giá (VNĐ/m2) |
Màng chống thấm HDPE – HSE 0.25 |
9.300 – 13.500 |
Màng chống thấm HDPE – |
11.000 – 14.000 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 0.3 |
11.500 – 15.500 |
Màng chống thấm HDPE – SE 0.5 |
19.000 – 23.000 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 0.5 |
19.500 – 25.500 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 0.75 |
29.500 – 35.500 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 1.0 |
40.000 – 46.000 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 1.5 |
60.000 – 70.000 |
Màng chống thấm HDPE – HSE 2.0 |
80.000 – 95.000 |
Báo giá bạt HDPE sẽ được quyết định bởi các yếu tố:
– Chiều dài màng: Các cuộn màng HDPE có khổ rộng cố định theo quy chuẩn của nhà sản xuất. Tuy nhiên chiều dài lại có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp với thiết kế công trình. Và chắc chắn, chiều dài màng càng lớn thì giá thành cũng sẽ càng cao.
– Độ dày của màng: Trong thực tế, độ dày của một tấm bạt nhựa HDPE dao động từ 0.3 – 3mm. Mỗi tiêu chuẩn về độ dày khác nhau sẽ có các đơn giá khác nhau. Do đó tùy vào yêu cầu kỹ thuật cho công trình mà độ dày màng HDPE sẽ cao thấp khác nhau và vì thế mà giá thành cũng sẽ thay đổi tùy loại.
Ghi chú: Đơn giá chỉ có tính chất tham khảo. Tùy vào khối lượng, địa điểm và thời điểm khác nhau thì đơn báo giá HDPE cũng sẽ khác nhau. Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0915378118 để được cung cấp thông tin báo giá bạt HDPE chính xác nhất.
Một số lưu ý cần biết khi mua màng chống thấm HDPE
Mục đích sử dụng
Trước khi chọn mua màng HDPE chống thấm cần xem xét mục đích sử dụng cho mỗi công trình. Cụ thể cần trả lời các câu hỏi:
– Công trình cần duy trì tuổi thọ hay chất lượng trong bao lâu?
– Dùng bạt HDPE để làm gì?
– Độ dày và kích thước màng là bao nhiêu?
– Số lượng cuộn bạt chống thấm cần thiết cho công trình?
– Ngân sách đầu tư cho thi công màng bạt chống thấm là bao nhiêu?
– …
Xác định cụ thể mục đích sử dụng màng chống thấm để đưa ra quyết định mua hàng phù hợp.
Chi phí thi công màng chống thấm HDPE
Các tấm nhựa HDPE thường có trọng lượng rất nặng và quy cách cuộn khá cồng kềnh trong việc di chuyển. Chính vì thế, khi tìm hiểu về giá thành sản phẩm cần nắm rõ chính sách và chi phí vận chuyển giữa nhiều đơn vị để đưa ra lựa chọn tốt nhất, giảm chi phí vận chuyển.
Thêm một yếu tố quan trọng nữa đó chính là lựa chọn nhà cung cấp, thi công uy tín, chất lượng mà giá thành cạnh tranh. Một đơn vị uy tín sẽ cung cấp báo giá rõ ràng, hợp lý, chuyên môn kỹ thuật cao trong thi công và giá thành cực kỳ phải chăng.
Địa chỉ cung cấp màng chống thấm HDPE
Với những ứng dụng cùng công dụng tuyệt vời mà màng chống thấm HDPE mang lại ở trên, nếu quý khách có nhu cầu mua vật tư, sản phẩm thì làm thế nào để sở hữu được? Hãy đến ngay với PHÚ AN NAM. Tại đây, chúng tôi cung cấp màng HDPE với nhiều tiêu chuẩn, kích thước phù hợp cho từng loại công trình, chất lượng dịch vụ đảm bảo mà giá thành lại vô cùng phải chăng. Để được tư vấn kỹ hơn Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với PHÚ AN NAM qua hotline: 0915378118.
PHÚ AN NAM rất hân hạnh được phục vụ quý khách!