Tìm hiểu thực trạng và đề xuất phát triển công trình xanh ở Việt Nam
Ngày đăng: 25 April, 2023
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng diễn ra nghiêm trọng, trào lưu công trình xanh được cho là mô hình lý tưởng nhất cho các nước phát triển và đang phát triển. Thời gian gần đây, Bộ xây dựng đang tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển công trình xanh ở Việt Nam.
Mục lục
Tìm hiểu về làn sóng công trình xanh
Công trình xanh là tòa nhà được xây dựng thân thiện với thiên nhiên
Công trình xanh (Green Building) là những tòa nhà được xây dựng thân thiện với thiên nhiên. Khi vận hành không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực và đô thị, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng hóa thạch. Giảm phát thải khí CO2, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên nước. Tạo môi trường sống tốt nhất cho con người và các loài sinh vật.
Từ cuối TK 20 đến TK 21, con người đứng trước cuộc khủng hoảng lớn về sinh thái môi trường. Thể hiện rõ nhất ở biến đổi khí hậu. Hiện tượng này đang ngày càng trầm trọng, đe họa hủy diệt cuộc sống trên Trái Đất.
Lo lắng về biến đổi khí hậu, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị toàn cầu đầu tiên năm 1987 về “môi trường và phát triển”. Năm 1992, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị với sự tham gia của 162 quốc gia. Các quốc gia cùng ký kết “Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu”.
Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn công ước này vào tháng 11/1994. Sau đó xây dựng chương trình phát triển bền vững quốc gia.
Từ năm 1990-1995, phong trào công trình Xanh ra đời với sứ mệnh nâng cao ý thức toàn cầu để ứng phó với biến đổi khí hậu. Dựa trên dữ liệu từ các công trình xây dựng, với 50% lượng CO2 phát thải khí nhà kính.
Phong trào công trình xanh giúp ứng phó biến đổi khí hậu
Thực trạng và đề xuất phát triển công trình xanh ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
Tìm hiểu về công trình xanh tại Việt Nam
Thực trạng phát triển công trình xanh ở Việt Nam
Theo đánh giá của tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong ba quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu. Để giải quyết thực trạng này, nhiều đề xuất được đưa ra:
Năm 2007, Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) được thành lập. Đây là tổ chức phi chính phủ, chi nhánh của Hội đồng CTX California.
Năm 2011, VGBC đưa ra hệ thống đánh giá CTX đầu tiên ở Việt Nam gọi là Lotus. Cũng vào năm 2011, Hội môi trường xây dựng Việt Nam (MTXDVN) thành lập “Hội đồng công trình xanh Việt Nam (GBCVietnam).
Hội MTXDVN được Bộ xây dựng giao nhiệm vụ:
- Xây dựng “chiến lược phát triển CTX ở Việt Nam năm 2020 – 2030”.
- Xây dựng “Hệ thống tiêu chí CTX Việt Nam”.
Năm 2014, hai để tài này được hoàn thành và bàn giao lại cho Bộ xây dựng.
Một vài công trình xây dựng ở TP. HCM được đánh giá và cấp chứng chỉ công trình Xanh theo hệ thống đánh giá LEED. Điển hình như tòa nhà Premium Office Space Now Leasing.
Theo thống kê, tính đến tháng 4/2019 Việt Nam có 250 dự án CTX được đăng ký và chứng nhận. Tiêu biểu như: Diamond Lotus riverside, Ecopark Sky Oasis, …
Công trình xanh Diamond Lotus riverside
Thực trạng và đề xuất phát triển công trình xanh ở Việt Nam – Đề xuất tiêu biểu
Việt Nam là một trong ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Hơn 100 quốc gia trên thế giới đang thực hành cuộc cách mạng CTX.
Có đề xuất Bộ Xây dựng nên đứng ra nhận trách nhiệm trọng đại này. Nên áp dụng mô hình phong trào CTX do tổ chức Chính phủ điều hành có sự phối hợp các tổ chức. Bởi chỉ có sự thúc đẩy của chính quyền thì mới đẩy nhanh được tiến độ.
Tiếp nữa cần ban hành “Hệ thống tiêu chí CTX Việt Nam” được Bộ xây dựng phê duyệt. Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá riêng biệt cho mỗi loại công trình.
Để khuyến khích phong trào CTX, nhà nước cần có các chính sách khuyến khích. Có thể giảm lãi suất ngân hàng, ưu tiên cấp phép xây dựng hay tôn vinh, khen thưởng.
Những hướng đi ban đầu về công trình xanh tại Việt Nam
Ngoài nắm rõ thực trạng và đề xuất phát triển công trình xanh ở Việt Nam thì các ngành xây dựng cũng nên biết những hướng đi của CTX tại Việt Nam.
Xu hướng công trình xanh tại Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển. Tuy nhiên phát triển với tốc độ như thế nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Theo kinh nghiệm của các nước, CTX cần được nhìn nhận và áp dụng tổng thể. Đó là các khía cạnh môi trường, văn hóa, xã hội, kinh tế. Việt Nam cần xem xét các điều kiện tương đồng để chọn hướng phát triển CTX phù hợp.
Phát triển CTX cần được triển khai bao trùm trên cả khu đô thị, công trình kiến trúc, vật liệu xây dựng. Giảm đầu vào là những vật liệu thô, giảm thiểu đầu ra như rác thải, nước thải, … Sử dụng triết lý “nguồn gốc trở về nguồn gốc”, tái sử dụng vật liệu cũ.
Cần quan tâm đến thực trạng và đề xuất phát triển công trình xanh ở Việt Nam
Cần thống nhất khái niệm xanh từ kiến trúc sư đến nhà sản xuất, đầu tư. Nhận thức về công trình xanh cần được tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng xã hội. Nhằm định hướng và thúc đẩy phát triển theo hướng kinh tế xanh.
Phát triển công trình xanh là rất cần đến sự nỗ lực mạnh mẽ của các cơ quan, quản lý, giám sát và cả ngành xây dựng. Mọi người hãy cùng chung tay để xây dựng công trình xanh, không có khí thải độc hại.