Các loại máy khâu (máy may bao) hiện nay Phú An Nam cung cấp
Ngày đăng: 2 Tháng Tư, 2025
Phú An Nam là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến ngành địa kỹ thuật như: vải địa kỹ thuật, rọ đá, màng chống thấm HDPE, bấc thấm,… Sản phẩm máy khâu (máy may bao) là vật tư phụ chúng được dùng để may, nối các tấm vải địa kỹ thuật lại với nhau. Vậy máy khâu (máy may bao) có chức năng và cách sử dụng của chúng như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau nhé!
Mục lục
- 1 Tìm hiểu về máy khâu (máy may bao) vải địa kỹ thuật
- 2 Cấu tạo cơ bản của máy khâu (máy may bao) vải địa kỹ thuật
- 3 Tính năng nổi bật
- 4 Lưu ý khi chọn máy may bao để may vải địa kỹ thuật
- 5 Các loại máy khâu (máy may bao) phổ biến hiện nay Phú An Nam cung cấp
- 6 Quy trình sử dụng máy may bao cầm tay đúng cách
- 7 Ứng dụng máy khâu (máy may bao)
- 8 Bảo quản và bảo dưỡng máy may bao cầm tay
Tìm hiểu về máy khâu (máy may bao) vải địa kỹ thuật
– Trong lĩnh vực cầu đường xây dựng, các sản phẩm địa kỹ thuật nói chung và vải địa kỹ thuật nói riêng. Đã và đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc gia cố nền móng, chống thấm, bảo vệ môi trường, nâng cao tính bền vững cho các công trình. Máy khâu (máy may bao) là công cụ không thể thiếu trong việc may, kết nối các tấm vải địa lại với nhau
– Máy khâu vải địa kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra những kết cấu vững chắc cho các công trình. Những chiếc máy khâu này không chỉ đơn thuần là một loại máy móc. Mà chúng còn đảm bảo tính an toàn và tính ổn định cho từng thiết kế, từng hạn mục dự án.
– Từ lớp vải địa không dệt đến các loại vải dệt (vải địa gia cường), máy khâu vải địa giúp nối liền các mối nối liên kết, tạo nên khả năng chịu tải tốt trong các dự án.
Cấu tạo cơ bản của máy khâu (máy may bao) vải địa kỹ thuật
– Với trọng lượng chỉ khoảng 3-5 kg, máy khâu vải địa có thể dễ dàng di chuyển và sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau.
– Chúng thường được cấu tạo bởi một số bộ phận chính, bao gồm: động cơ, hệ thống truyền động, hệ thống kim, bộ phận điều khiển tốc độ và hệ thống cấp chỉ. Các bộ phận cấu tạo này được thiết kế để phù hợp với từng chức năng và yêu cầu cụ thể của từng loại máy khâu:
+ Động cơ: đây là bộ phận cung cấp năng lượng cho máy hoạt động. Thông thường là động cơ điện hoặc động cơ xăng 1 (một) chiều.
+ Hệ thống truyền động: sẽ truyền năng lượng từ động cơ đến kim khâu. Giúp kim khâu thực hiện chuyển động lên xuống để tạo ra những đường may đều và chắn chắn.
+ Hệ thống kim: được làm từ chất liệu cứng cáp, sử dụng kim công nghiệp cỡ lớn. Có khả năng xuyên qua các lớp vải địa dày.
+ Bộ phận điều khiển tốc độ: nút bấm hoặc cần gạt để khởi động và dừng máy. Cho phép người dùng điều chỉnh tốc độ khâu sao cho phù hợp với từng loại vải địa và mục đích của người sử dụng.
+ Hệ thống cấp chỉ: bao gồm ống chỉ và bộ phận điều chỉnh độ căng chỉ. Hệ thống cấp chỉ tự động hoặc thủ công tùy thuộc vào từng loại máy. Hệ thống này giúp duy trì sự liên tục của quá trình khâu được diễn ra đồng đều.
– Việc hiểu rõ cấu tạo và chức năng của từng bộ phận của máy khâu. Sẽ giúp người dùng vận hành và bảo quản máy một cách hiệu quả nhất. Cũng như đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất hoạt động cao nhất của máy.
Tính năng nổi bật
– Sử dụng máy khâu đúng cách, sẽ góp phần không nhỏ trong việc thay đổi phương pháp pháp thi công. Giúp tiết kiệm thời gian, nhân công và chi phí hơn so với trước đây.
– Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo các mối nối của vải địa kỹ thuật được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Đem lại sự an tâm cho các nhà thầu, chủ đầu tư cũng như người sử dụng.
Lưu ý khi chọn máy may bao để may vải địa kỹ thuật
Chọn máy có công suất phù hợp với khối lượng công việc. Máy may bao cầm tay thích hợp với những dự án nhỏ. Với sự linh hoạt, máy may bao cầm tay có thể dùng ở bất cứ đâu mà không phụ thuộc vào nguồn điện.
Dùng chỉ may chuyên dụng (chỉ polyester hoặc nylon) để đảm bảo độ bền. Chỉ polyester hoặc nylon có độ bền cao, chống thấm nước, chịu được môi trường khắc nghiệt. Tránh dùng chỉ cotton hoặc chỉ thông thường vì dễ mục và giảm độ bền của mối may.
Cấu trúc đường may: Đường may cần đảm bảo độ bền chắc. Nên sử dụng mũi may dạng xích (chain stitch) vì có độ bền cao hơn so với mũi may thông thường. Khoảng cách mũi may từ 5 – 10 mm để đảm bảo mối nối chắc chắn. Khoảng cách giữa các đường may. Tùy theo yêu cầu của công trình, nhưng thường từ 2 – 5 cm.
Khả năng chịu môi trường ngoài trời: Nếu sử dụng máy ngoài trời (công trình xây dựng, thủy lợi), nên chọn loại máy có vỏ sơn tĩnh điện hoặc inox chống gỉ. Máy cần có hệ thống bôi trơn tự động hoặc thủ công để đảm bảo hoạt động trơn tru trong điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Bảo trì định kỳ để máy hoạt động ổn định và không bị hỏng hóc khi làm việc ngoài trời. Nên chọn máy dễ bảo trì và có linh kiện thay thế.
Các loại máy khâu (máy may bao) phổ biến hiện nay Phú An Nam cung cấp
– Dòng sản phẩm máy khâu vải địa kỹ thuật rất đa dạng với các mẫu mã khác nhau được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất. Từ các máy chạy bằng điện cho đến các máy may bao cầm tay chạy bằng pin. Tích hợp và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, kể cả các khách hàng khó tính nhất.
– Máy khâu chuyên dụng để khâu vải địa kỹ thuật, là loại máy chuyên nghiệp có khoảng cách mũi chỉ từ 5 – 10mm, máy sử dụng nguồn pin rời 36V rất tiện lợi.
Máy may điện
Máy may điện Phú An Nam cung cấp
Ưu điểm
+ Độ bền cao.
+ Dễ dàng vận hành.
+ Chi phí thấp.
+ Nhỏ gọn.
Hiện nay, Phú An Nam đang cung cấp dòng máy may điện ra thị trường dòng máy may điện:
+ Hiệu: FLYINGMAN
+ Mã hàng: GK9-2
+ Xuất xứ: Trung Quốc
Công suất hoạt động
+ Nguồn điện: 220V/50Hz
+ Điện áp: 220V
+ Quy cách: 36.2 x 27.2 x 18.6cm
+ Tổng trọng lượng: 4.8kg
Máy may pin
Ưu điểm chung
+ Tiện lợi, linh hoạt.
+ Năng suất và hiệu quả sản xuất cao.
+ Độ chính xác tối ưu.
+ Tiết kiệm chi phí nhân công.
+ Giá thành tương đối.
+ Sử dụng cho nhiều loại công trình với nhiều địa hình khác nhau: miền núi, sông ngòi,….
+ Nhỏ gọn.
Hiện nay, Phú An Nam đã và đang cung cấp ra thị trường các dòng máy may bao cầm tay chạy bằng pin phổ biến nhất. Bao gồm:
Loại 1
+ Hiệu: KAWAHARA
+ Mã hàng: GK9-600
+ Xuất xứ: Trung Quốc
Máy may pin GK9-600
Ngoài ra, chúng tôi còn bán kèm theo dây curoa máy may và cục pin dự phòng khi khách có nhu cầu:
Dây curoa máy may
Công suất hoạt động
+ Nguồn điện: 220V/50Hz
+ Điện áp: 220V
+ Quy cách: 29.4 x 21.5 x 28.5cm
+ Tổng trọng lượng: 2.8kg
Loại 2
+ Hiệu: CHUANGONG
+ Mã hàng: GK9-500
+ Xuất xứ: Trung Quốc
Máy may pin GK9-500
Công suất hoạt động
+ Nguồn điện: 220V/50Hz
+ Điện áp: 220V
+ Công suất: 190W
+ Quy cách: 28.5 x 20.5x 27.5cm
+ Tổng trọng lượng: 3kg
Cục pin máy may chạy bằng pin
Quy trình sử dụng máy may bao cầm tay đúng cách
Chuẩn bị trước khi sử dụng
Kiểm tra và lắp đặt pin/nguồn điện
– Đối với máy chạy pin: đảm bảo sạc đầy trước khi sử dụng.
– Đối với máy chạy điện: kiểm tra nguồn điện phù hợp (thường là 220V-50Hz).
Chọn và lắp chỉ may phù hợp
Sử dụng chỉ polyester hoặc cotton có độ bền cao.
Điều chỉnh độ căng chỉ
– Xoay núm điều chỉnh độ căng chỉ theo chiều kim đồng hồ để tăng, ngược chiều để giảm.
– Kiểm tra độ căng bằng cách may thử trên mẫu vải.
Các bước may cơ bản
– Cầm máy bằng tay thuận, đặt miệng bao vào khe dẫn hướng.
– Nhấn nút khởi động hoặc gạt cần điều khiển để bắt đầu may.
– Di chuyển máy dọc theo mép bao với tốc độ ổn định.
– Khi đến cuối đường may, nhấn nút dừng hoặc thả cần điều khiển.
– Cắt chỉ thừa.
Ứng dụng máy khâu (máy may bao)
Máy khâu (máy may bao) đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Máy khâu giúp kết nối các lớp vải địa lại với nhau. Các tấm vải địa có chức năng tạo nên một lớp bảo vệ chắc chắn, ngăn chặn xói mòn và sạt lở. Ngoài ra, tấm vải địa kỹ thuật còn có ứng dụng trong gia cố nền móng, những vùng có địa chất đất yếu. Đây là ứng dụng của máy may trong xây dựng.
Ứng dụng máy khâu (máy may bao) tại công trình may vải địa kỹ thuật
Máy may (máy khâu) cũng được ứng dụng rất nhiều trong may mặc đời sống hằng ngày. Trong các lĩnh vực y tế, trong công nghiệp may mặc…
Bảo quản và bảo dưỡng máy may bao cầm tay
Bảo quản và bảo dưỡng đúng cách không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn đảm bảo hiệu suất làm việc tối ưu nhất của máy.
Làm sạch khu vực kim và ổ chỉ sau khi sử dụng
Sử dụng bàn chải mềm để loại bỏ bụi vải và cặn chỉ.
Dùng khí nén để thổi sạch các khe nhỏ.
Bôi trơn các bộ phận chuyển động
Sử dụng dầu máy may chuyên dụng để bôi trơn thường xuyên theo định kỳ cho máy.
Bôi trơn các điểm: trục kim, móc, thanh trượt.
Lưu ý: không bôi quá nhiều dầu để tránh dính vào vải địa.
Lưu trữ trong hộp hoặc túi chuyên dụng
Sử dụng hộp cứng hoặc túi có lót đệm.
Bảo quản máy ở vị trí khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh tiếp xúc với nước mưa.
Tránh môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao
Nhiệt độ phù hợp: 15-25°C.
Độ ẩm: dưới 60%.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ
Hàng ngày: vệ sinh bề mặt, kiểm tra dây điện thường xuyên nếu là máy may điện.
Hàng tuần: kiểm tra độ căng chỉ, bôi trơn nhẹ.
Hàng tháng: kiểm tra tổng thể, thay thế phụ tùng mòn như dây curoa, …
Các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên
Kim may: thay thế khi bị cong hoặc mòn.
Răng cưa: đảm bảo không bị mòn hoặc gãy.
Móc: kiểm tra độ sắc bén và tình trạng hoạt động.