Thiết kế rọ đá, vải địa kỹ thuật tại Bình Dương do nhà thầu gửi Phú An Nam

Ngày đăng: 6 Tháng Ba, 2025

Dưới đây là thiết kế rọ đá, vải địa kỹ thuật tại Bình Dương do nhà thầu gửi Phú An Nam để báo giá

Vải địa kỹ thuật 

Vải địa kỹ thuật là vải không dệt xuyên kim sợi dài liên tục, 100% polypropylene chính phẩm được ổn định hóa UV. Nhà sản xuất vải phải cung cấp bản công bố chất lượng và chứng nhận chất lượng được xác nhận bởi phòng thí nghiệm có chứng chỉ ISO rằng vải được giao đến công trường thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trong bảng bên dưới

Bảng 18. Vải địa kỹ thuật – Đặc tính kỹ thuật

 STT Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn thử nghiệm Đơn vị Loại vải địa kỹ thuật
Loại 1
R11.5kN/m
Loại 2
R13.5kN/m
1 Sức kháng UV        
2 Cường độ chịu kéo ISO 10319   Giữ hơn 70% cường độ ban đầu sau 3 tháng phơi ngoài trời
3 Cường độ chọc thủng ISO 12236
4 Sức kháng hóa học     Không bị ảnh hưởng với PH = 2-13
5 Cường độ chịu kéo ISO 10319 kN/m 11.5 13.5
6 Độ giãn dài kéo đứt
(MD/CD)
ISO 10319 % 75/35 75/35
7 Năng lượng chịu kéo   kN/m 3.2 3.7
8 Cường độ chọc thủng CBR ISO 12236  
N
1750 2100
9 Đường kính lỗ hiệu dụng, O90 ISO 12956 mm 0.1 0.1
10 Lưu lượng thấm đứng ISO 11058 1/m²/s 100 90
11 Lưu lượng thấm ngang-20kPa ISO 12958 1/m.h 7 9
12 Lưu lượng thấm ngang-200kPa ISO 12958 1/m.h 2.2 2.5
13 Khối lượng đơn vị ISO 9864 g/m² 155 180
14 Chiều dày ISO 9863 mm 1.5 1.7

Yêu cầu nối vải

Cuộn vải địa kỹ thuật không dệt sợi dài liên tục

Cuộn vải địa kỹ thuật không dệt sợi dài liên tục

Vải phải rải ngang (vuông góc với hướng tuyến). Vải phải được nối may chồng lên nhau 10cm. Với vải phân cách/lọc ngược dùng đường may bướm khóa đôi, hoặc đường may J khóa đôi. Với vải địa kỹ thuật gia cường dùng mối nối dạng hình bướm hoặc mối nối đơn hình chữ J. Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyesster. Chỉ khâu vải địa là chỉ khâu chuyên dùng có đường kính từ 1.0mm đến 1.5mm, lực kéo đứt của 1 sợi chỉ không nhỏ hơn 40N.
Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5mm.
Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7mm đến 10mm.
Đối với vải phân cách/lọc ngược, cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50% cường độ kéo vải (theo ASTM D 4595).
Đối với vải gia cường, cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70% đối với chiều cuộn vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).

Rọ, thảm đá (nguồn TCVN 10335: 2014)

Yêu cầu rọ đá như sau:

Bản vẽ thiết kế rọ đá do khách hàng gửi

Bản vẽ thiết kế rọ đá do khách hàng gửi

Kích thước thảm, rọ đá

Bảng 19. Yêu cầu về kích thước thảm, rọ đá

STT Ký hiệu mắt lưới Ghi chú
1 8×10 Dung sai về kích thước thảm rọ: (Dài, rộng cao): ±5%

Bảng 20. Yêu cầu về kích thước mắt lưới

Ký hiệu mắt lưới Kích thước D
(mm)
Kích thước mắt lưới danh định (mm) Sai số kích thước mắt lưới so với kích thước mắt lưới danh định
8×10 83 83×114 ±10%

Dây thép

  • Dây thép mạ sử dụng chế tạo từng loại lưới lục giác xoắn kép là loại dây được mạ kẽm nhúng nóng.
  • Đường kính dây thép được xác định là đường kính ngoài bao gồm cả lớp mạ của dây. Đối với dây thép mạ bọc nhựa thì đường kính dây thép mạ bọc nhựa là đường kính ngoài đo được sau khi đã bọc nhựa

Bảng 21. Yêu cầu về dây thép

 Mắt lưới Đường kính dây lưới
(mm)
 Đường kính dây viền
(mm)
Đường kính dây thép mạ kẽm của dây buộc
Mạ kẽm Bọc nhựa Mạ kẽm Bọc nhựa
8×10 2.7 2.7/3.7 3.4 3.4/4.4 3.2

Ghi chú: 2.7/3.7: Đường kính lõi thép mạ kẽm 2.7mm/đường kính dây bọc nhựa 3.7mm

Sai số cho phép

Bảng 22. Sai số cho phép về dây thép

Đường kính dây thép mạ kẽm (mm) Sai số cho phép Đường kính dây thép mạ bọc nhựa (mm) Sai số cho phép
2.7 ±0.08 3.4:3.7 ±0.08
3.4 ±0.10 4.4 ±0.10

Chỉ tiêu cơ lý của dây thép mạ

Dây thép mạ sử dụng chế tạo lưới lục giác xoắn kép là loại dây có cường độ chịu kéo từ 38-52kg/mm với độ giãn dài không nhỏ hơn 12% thử nghiệm theo phương pháp quy định tại tiêu chuẩn BS EN10244-2 hoặc ASTM-A370. Có thể lựa chọn một trong hai phương pháp trên và giá trị sau khi thử nghiệm được quy đổi về đơn vị kg/mm² diện tích mặt cắt của dây thép.

Bảng 23. Khối lượng mạ trên đơn vị diện tích của lớp kẽm

 Đường kính dây thép mạ kẽm (mm)  Khối lượng lớp kẽm mạ/đơn vị diện tích mạ (g/m²)  Phương pháp thử
2.7 50 BS EN 10244-2 hoặc ASTM A 90/A 90M
3.4 65

Yêu cầu về chỉ tiêu bọc nhựa

Dây thép mạ bọc nhựa dùng để làm dây chế tạo lưới thép mắt lưới lục giác, dây viền và dây buộc được bọc theo công nghệ ép đùn nóng chảy để lớp nhựa bọc phủ đều quanh dây thép mạ với chiều dày trung bình là 0.5mm. Dung sai của lớp bọc nhựa là 0.1mm với chỗ mỏng nhất chiều dày bọc nhựa không dưới 0.4mm.
Hỗn hợp hạt nhựa Poly Vinyl Chloride sử dụng chế tạo lớp bọc nhựa cho dây mạ có thành phần PVC nguyên sinh pha phụ gia UV phải thỏa mãn các thông số kỹ thuật như sau:

Đặc tính kỹ thuật Đơn vị Mức Phương pháp thử
Khối lượng riêng g/cm² 1.30–1.40 ASTM D792
Cường độ chịu kéo kG/cm² 210 ASTM D412
Độ cứng D 50-60 ASTM D2240
Độ giãn dài kéo đứt % 200 ASTM D412
Modun đàn hồi tại 100% độ giãn dài kG/cm² 190 ASTM D412
Khả năng chống mài mòn % <12 ASTM D1242
Thử nghiệm phun muối (thời gian)  
h
 
3000
 
ASTM B117
Độ xâm thực của lõi thép tính từ mặt cắt đầu dây không vượt quá 25mm khi ngâm mẫu thử trong dung dịch HCL 5% trong 2000h  
 
mm
 
 
25
 

Ghi chú: Các chỉ tiêu có số thứ tự từ 1 đến 5 tiến hành thử nghiệm cho mỗi mẫu thử bất kỳ theo quy định tại Điều 13: Phương pháp thử nghiệm, tiêu chuẩn ASTM A975.

Các chỉ tiêu có số thứ tự từ 6 đến 8 nhà chế tạo xuất trình kết quả thử nghiệm đã được chứng nhận bởi đơn vị thử nghiệm độc lập đã tiến hành phép thử này với các công trình Hàng Hải trước khi được chấp thuận sử dụng của kỹ sư dự án.

Yêu cầu về kích thước bỏ thảm, rọ đá

Rọ đá Phú An Nam cung cấp tại công trình

Rọ đá Phú An Nam cung cấp tại công trình

  • Đường kính trung bình của viên đá được tính là d= căn bậc 3 của d1xd1xd3, với d là kích thước theo 3 phương vuông góc của viên đá. Đường kính trung bình cần bảo đảm 12cm < d < 25cm. Đá ngoài cỡ cho phép trong phạm vi 5% đá lớn và/hoặc 5% đá nhỏ. Trong mọi trường hợp, đường kính viên đá lớn không vượt quá 30cm và đá nhỏ không nhỏ hơn 10cm.
  • Đá sử dụng để xếp vào bên trong rọ đá, thảm đá là loại đá cuộn khai thác từ tự nhiên hoặc đá khai thác từ các mỏ đã được tuyển chọn với kích thước yêu cầu ở trên để các cỡ đá nhỏ không bị lọt qua mắt lưới. Các đá bị phong hóa không sử dụng làm vật liệu xếp trong rọ, thảm. Chủng loại đá xếp trong rọ, thảm cần đồng nhất về chất lượng như độ đặc, cường độ chịu nén và độ bền theo thời gian. Đá không phong hóa (đá tươi) là loại đá có màu sắc tươi, các thành phần khoáng vật tạo đá không bị biến màu, khe nứt đặc biệt kín hoặc độ mở rộng không quá 0.5mm. Dùng búa đập khó vỡ, tiếng vang của búa khi đâp nghe trong và thanh. Đào bằng biện pháp khoan nổ mìn. Yêu cầu độ phong hóa Kph = 1 (Độ phong hóa Kph là tỷ số giữa trọng lượng thể tích của mẫu đá bị phong hóa với trọng lượng thể tích của mẫu chưa phong hóa của cùng đá ấy).
  • Đá hộc dùng để xếp trong thảm đá phải cứng chắc, tròn hoặc sắc cạnh, không bị tách lớp, bảo đảm độ bền khi ngâm trong nước hoặc để lộ ngoài trời trong suốt thời gian tuổi thọ của công trình theo tiêu chuẩn ASTM D 6711. Cường độ chịu nén của đá khi bão hòa nước không được nhỏ hơn 540Mpa.
  • Yêu cầu độ chặt đá xếp trong rọ đá, thảm đá: Đá xếp trong rọ đá, thảm đá phải đảm bảo độ bền chặt tối thiểu 60% so với khối vật liệu đặc. Trước khi thi công, nhà thầu xếp thử 01 cấu kiện rọ, thảm đá tại hiện trường để kiểm tra độ chặt của đá xếp.
  • Đá xếp có thể là hỗn hợp cấp phối gồm các kích thước nhỏ hơn yêu cầu để chèn và giảm thiểu độ rỗng, kích thước lớn hơn yêu cầu nhưng thành phần này sẽ không vượt quá 5% mỗi loại so với kích thước phù hợp yêu cầu.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button