Các Mác thép xây dựng hiện nay
Ngày đăng: 21 Tháng Ba, 2025
Mác thép, một thuật ngữ quan trọng trong ngành xây dựng. Là yếu tố quyết định đến độ bền và khả năng chịu lực của các công trình. Trong bài viết này, Phú An Nam sẽ cùng bạn khám phá về các Mác thép xây dựng hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Mác thép là gì?
Mác thép là thuật ngữ chuyên ngành để phân biệt các loại thép thông qua các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như: TCVN, JIS, BS, ASTM… Mỗi Mác thép phản ánh khả năng chịu lực, độ bền và tính chất cơ lý của thép. Giúp người sử dụng dễ dàng chọn lựa loại thép phù hợp cho công trình của mình.
Đơn giản mà nói, Mác thép là “giấy chứng nhận” khả năng chịu lực của thép. Tùy vào thành phần hóa học và cấu trúc. Các loại thép sẽ có độ bền khác nhau. Từ đó đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình. Mác thép không chỉ giúp phân loại thép. Mà còn giúp bạn chọn đúng sản phẩm để xây dựng công trình chắc chắn, an toàn.
Các Mác thép xây dựng hiện nay
Mác thép chia thành các loại
Mác thép nói chung có thể chia thành các loại sau: cacbon, không gỉ, hợp kim và dụng cụ. Mỗi loại thép lại có đặc điểm về thành phần hóa học riêng biệt. Phù hợp với các ứng dụng khác nhau.
- Thép Cacbon: Đây là mác thép chứa một lượng nhỏ thành phần sắt và cacbon (từ 0,3% – 2% cacbon). Hiện nay, có đến 90% các loại thép sử dụng Mác thép này. Thép Cacbon rất phổ biến vì dễ sản xuất. Chi phí thấp và ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng.
- Thép hợp kim: Là Mác thép chứa các nguyên tố kim loại như: nhôm, đồng, crom, niken… Những nguyên tố này giúp thép có khả năng uốn dẻo tốt, dễ kéo thành sợi, đồng thời tăng cường độ bền và tính chống ăn mòn.
- Thép không gỉ: Mác thép này chứa đến 20% hàm lượng crom. Giúp thép có độ cứng và độ bền cao. Thép không gỉ chống lại sự ăn mòn và oxi hóa hiệu quả. Vì vậy nó được ứng dụng chủ yếu trong các dụng cụ y tế, thiết bị chế biến thực phẩm, và các sản phẩm yêu cầu tính vệ sinh cao.
- Thép dụng cụ: Đây là loại thép chuyên dụng để chế tạo các dụng cụ như cắt, khoan, đục. Thành phần hóa học của thép dụng cụ bao gồm các nguyên tố như vonfram, coban, vanadi. Giúp thép có khả năng chịu được nhiệt độ cao và độ ma sát lớn.
Phân loại các Mác thép xây dựng hiện nay
Các Mác thép không giống nhau. Mỗi loại sẽ có ứng dụng riêng biệt trong các công trình xây dựng khác nhau. Vậy đâu là các Mác thép phổ biến trong ngành xây dựng?
Bảng thông số của các Mác thép
Mác thép CB
Các mác thép CB như CB300, CB400, CB500 là những loại thép thanh vằn. Được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng và giao thông. Thép CB có đặc tính chịu lực kéo rất tốt. Với các giá trị quy định giới hạn chảy như CB300 có cường độ 300 N/mm², giúp công trình vững chắc theo thời gian.
Ví dụ: CB300-V: Thép có cường độ 300 N/mm², có thể chịu được lực kéo tương đương 240N cho mỗi mm² diện tích cắt ngang.
Mác Thép SD (Standard Deformed)
Mác thép SD, chẳng hạn như SD295, SD390, SD490. Được dùng phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng. Các số sau chữ “SD” thể hiện cường độ của thép (giới hạn chảy). Ví dụ, SD390 có cường độ 390 N/mm².
Chữ “SD” là tiêu chuẩn Nhật Bản, thể hiện sự chịu kéo của thép. Mỗi Mác thép SD sẽ tương ứng với các yêu cầu khắt khe về độ bền và khả năng chịu lực của vật liệu.
Mác Thép CCT (Thép Tấm và Thép Hình)
Thép CCT (CT) là loại thép chuyên dụng trong kết cấu hạ tầng, nhà tiền chế. Những ký hiệu như CCT34, CCT38 cho thấy tính chất cơ học và thành phần hóa học của thép. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các công trình xây dựng yêu cầu độ bền cao và độ dẻo dai tốt.
Vì sao có nhiều loại Mác thép như vậy?
Với mỗi công trình khác nhau, các yêu cầu về độ bền và tính chất cơ học của thép sẽ khác nhau. Vì vậy, có rất nhiều mác thép để phục vụ nhu cầu đa dạng này. Các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như: TCVN, JIS, ASTM… cũng đưa ra những quy định riêng về Mác thép. Giúp phân loại và lựa chọn chính xác cho từng loại công trình.
Tiêu chuẩn sản xuất Mác thép
Các mác thép được sản xuất theo các tiêu chuẩn cụ thể. Đảm bảo chất lượng thép và sự an toàn trong sử dụng. Một số tiêu chuẩn quan trọng bao gồm:
- TCVN 1651-1985 và TCVN 1651-2008 (Việt Nam)
- JIS G3112 (Nhật Bản)
- ASTM A615/A615M-04b (Mỹ)
- BS 4449 – 1997 (Anh)
Các tiêu chuẩn này là cơ sở để phân loại Mác thép. Từ đó giúp các kỹ sư xây dựng đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn vật liệu.
Những thương hiệu thép nổi tiếng tại Việt Nam
Trên thị trường hiện nay, các thương hiệu thép uy tín như Thép Pomina, Thép Hòa Phát, Thép Việt Nhật, Thép Miền Nam… đang được đông đảo khách hàng tin dùng. Chọn thép từ các thương hiệu này sẽ giúp công trình của bạn đảm bảo chất lượng và độ bền vượt trội.
Mác thép không chỉ là một dãy ký hiệu. Mà còn là yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của các công trình xây dựng. Việc hiểu rõ các loại Mác thép và ứng dụng của chúng sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho công trình của mình.