Cơ hội phát triển cảng biển ở nước ta
Ngày đăng: 11 Tháng Ba, 2025
Ngành vận tải biển đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với bờ biển dài, hệ thống sông ngòi phong phú và vị trí địa lý thuận lợi. Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển cảng biển thành trung tâm logistics khu vực. Cùng với sự phát triển của các tàu biển lớn và xu hướng toàn cầu hóa. Cơ hội phát triển cảng biển ở nước ta đứng trước cơ hội to lớn. Đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức lớn. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam
Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ ra rằng trong những năm gần đây. Tàu biển có kích thước ngày càng lớn. Đặc biệt, là các tàu container siêu lớn với tải trọng lên đến 23.000 – 24.000 TEU. Những tàu này giúp tối ưu hóa chi phí khai thác. Góp phần tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành hàng hải toàn cầu. Tuy nhiên, sự gia tăng của các tàu có kích thước khổng lồ này cũng đặt ra yêu cầu về việc phát triển các cảng biển. Nhằm có khả năng tiếp nhận được tàu trọng tải lớn, đặc biệt là các cảng nước sâu.
Hệ thống cảng biển Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển cảng biển ở nước ta
Thực tế, sự chuyển dịch hàng hóa giữa các cảng biển lớn của Việt Nam cũng cho thấy rõ xu hướng này. Cảng TP.HCM có sự giảm tỷ lệ hàng hóa qua cảng. Trong khi cảng Cái Mép – Thị Vải Bà Rịa – Vũng Tàu lại tăng trưởng mạnh mẽ về lượng hàng container và các loại hàng hóa khác. Đây chính là minh chứng cho việc các cảng biển có thể gia tăng khả năng thu hút tàu biển lớn hơn. Nhờ vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và quy hoạch hợp lý.
Tăng cường cơ sở hạ tầng cảng biển
Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam đã được Chính phủ và Bộ GTVT đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây. Hệ thống cảng biển đang được quy hoạch đồng bộ. Từ các cảng lớn đến các cảng phụ trợ, kết nối với hệ thống giao thông quốc gia. Để đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả. Một trong những bước tiến quan trọng là sự ra đời của các cảng container nước sâu như Cảng Quốc tế Cái Mép và Cảng container Quốc tế Tân Cảng – Hải Phòng, có thể tiếp nhận những tàu siêu trọng, siêu trường.
Xu hướng tàu biển ngày càng phát triển kích cỡ
Tuy nhiên, những cơ hội phát triển này cũng đi kèm với không ít thách thức. Cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam còn nhiều bất cập. Đặc biệt là trong việc kết nối giao thông phụ trợ, hệ thống cảng biển chưa đồng bộ. Và các cảng lớn chưa áp dụng tối đa công nghệ tiên tiến. Chính vì vậy, việc thúc đẩy đầu tư vào các dự án cảng biển và các khu logistics là điều cần thiết để ngành hàng hải Việt Nam có thể cạnh tranh được với các cảng biển trong khu vực và thế giới.
Những cơ hội phát triển cảng biển ở nước ta
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng dịch vụ. Cảng biển Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành một trung tâm logistics quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Việt Nam đang định hướng phát triển mạnh mẽ cảng biển tại các khu vực như Cái Mép – Thị Vải, Hải Phòng, và TP Hồ Chí Minh. Nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Một điểm đáng chú ý là cảng Cái Mép Hạ tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi có vị trí đắc địa gần Singapore – cảng lớn nhất châu Á. Các cảng tại khu vực này có khả năng tiếp nhận tàu biển có trọng tải lên đến 24.000 TEU. Mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trở thành một trung tâm giao nhận hàng hóa quốc tế. Cùng với đó, hệ thống cảng biển ở các vùng kinh tế trọng điểm như miền Bắc, miền Trung và miền Nam đang được nâng cấp. Đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng lớn.
Tại cảng biển Việt Nam là giá dịch vụ bốc xếp hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Giá dịch vụ bốc xếp của Việt Nam chỉ bằng 60% so với hàng container thông thường và 50% đối với hàng container trung chuyển. Đây là một lợi thế lớn giúp thu hút các hãng tàu quốc tế đến với các cảng của Việt Nam.
Mặc dù cơ sở hạ tầng có tiềm năng lớn. Nhưng yếu tố nguồn nhân lực cũng cần được chú trọng. Nguồn nhân lực cần được đào tạo nâng cao chuyên môn. Hiểu rõ các quy định về giao nhận, loại bỏ các rào cản về ngôn ngữ trong giao dịch với các đối tác quốc tế. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình khai thác và vận hành cảng biển cũng là yếu tố quyết định để tăng cường năng suất và hiệu quả.
Cảng biển cần đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế biển khác phát triển
Nhìn chung, ngành cảng biển Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư hiện đại. Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên trở thành một trung tâm logistics quan trọng của khu vực. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội này. Cần có những cải cách mạnh mẽ trong hệ thống cảng biển. Từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ tiên tiến. Đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành vận tải biển trong bối cảnh toàn cầu hóa.