Top các vùng sử dụng vải địa kỹ thuật nhiều nhất ở Việt Nam

Ngày đăng: 2 November, 2024

Việt Nam được chia làm 3 vùng và 8 miền với tất cả 63 tỉnh thành. Danh sách các tỉnh thành từ Bắc vào Nam: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ hay Miền Tây. Mỗi vùng đều có địa hình và đặc điểm từng vùng miền riêng biệt. Có vùng giáp biển đông có vùng giáp núi. Chính vì điều đó dẫn đến khí hậu, môi trường, đặc tính đất cũng khác nhau. Vậy vùng nào trong các vùng trên sử dụng vải địa ứng dụng trong công trình xây dựng nhiều nhất. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Bắc Bộ

Bắc Bộ (hay còn gọi là Miền Bắc) là một trong 3 miền địa lý của Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ). Dân cư Bắc Bộ tập trung đông tại Đồng bằng sông Hồng dù rằng đồi núi chiếm đa số diện tích Bắc Bộ. Bắc Bộ gồm 3 vùng là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Đôi khi 2 vùng Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ được gộp chung lại thành một gọi là vùng Trung Du và Miền núi phía Bắc.

Địa hình

Đồng bằng sông Hồng có địa hình thấp, có nhiều ô trũng. Đất phía trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa, rìa đồng bằng đất bạc màu. Nơi đây có hệ thống sông ngòi chằn chịt rất thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thủy. Vào mùa mưa lưu lượng dòng chảy rất lớn có thể gây ra ngập lụt kéo dài. Ngược lại vào mùa khô thì mực nước trên sông còn rất ít dẫn đến tình trạng thiếu nước. Vì vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, hệ thống đê điều thủy lợi nơi đây rất được chú trọng đầu tư và xây dựng.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng phát triển rất mạnh. Kéo theo đó vải địa kỹ thuật cũng được sử dụng nhiều tại nơi này. Vải địa kỹ thuật ứng dụng trong các công trình cầu đường, đê kè, thủy lợi… Các tỉnh sử dụng vải địa nhiều như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam,… Chức năng của vải địa khi sử dụng lót trong đất chúng có khả năng phân cách, lọc, gia cường, bảo vệ và thoát nước,…
Hệ thống cao tốc gồm:
+ Đường cao tốc Bắc – Nam
+ Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
+ Có đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai
+ Đường cao tốc Hải Phòng – Móng Cái
+ Đường cao tốc Ninh Bình –Hải Phòng (đang xây dựng)

Trung Bộ

Trung bộ (hay còn gọi là Miền Trung) có 19 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương. Vùng này được chia thành 3 tiểu vùng chính:
– Bắc Trung Bộ: Gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
– Duyên hải Nam Trung Bộ: Gồm 7 tỉnh và 1 thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
– Tây Nguyên: Gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Điều kiện tự nhiên

Trung Bộ có nhiều đồi núi lan sát ra biển, chia cắt các đồng bằng nhỏ hẹp. Khí hậu và phần lớn đất đai thường khắc nghiệt hơn các miền khác.
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là địa điểm thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, lũ lụt. Vùng này thường xuyên đối mặt với sự biến đổi và khắc nghiệt trong thời tiết. Mùa mưa kéo dài và mưa lớn, kết hợp với mùa bão, hạn hán, và thiên tai, tạo ra một môi trường đòi hỏi sự ứng phó và quản lý hiệu quả để bảo vệ cuộc sống và tài sản của cư dân vùng này.

Ứng dụng vải địa kỹ thuật tại nơi đây

Như chúng tôi đã nói ở trên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ thường xuyên bị ảnh hưởng của bão lũ. Vì vậy, các công trình liên quan đến xây dựng cầu đường, gia cố bờ kè, bờ sông cũng được xây dựng nhiều ở vùng này. Sử dụng kết hợp vải địa và rọ đá trong các công trình kè bờ sông, mục đích chống xói mòn và sạt lở. Trải 1 lớp vải địa ở dưới nền đất yếu có chức năng gia cố bên trong lòng đất. Giúp phân tán đều áp lực và tải trọng lên một diện tích lớn hơn. Giúp giảm nguy cơ sụt lún. Tăng cường khả năng chịu tải của nền đất. Từ đó nền đất chịu được áp lực và trọng lực tốt hơn.

Vải địa kỹ thuật ứng dụng gia cố nền đất yếu tại công trình

Vải địa kỹ thuật ứng dụng gia cố nền đất yếu tại công trình

Còn rọ đá có hình dạng khối lập phương, hình chữ nhật, vuông hoặc tròn, dùng để chứa đá tạo thành tường đá, kè đá bền vững. Chúng được sử dụng trong các công trình có địa hình phức tạp, có dòng chảy mạnh như: bờ sông, biển, suối,….Chức năng của chúng bảo vệ bờ sông, bờ biển. Đặc biệt, rọ đá có khả năng thoát nước nhanh. Giảm áp lực nước phía sau tường chắn.
Các tỉnh thường sử dụng vải địa và rọ đá vào các công trình xây dựng như: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. Tỉnh hay sử dụng rọ đá mạ kẽm trong dự án làm đê, kè đó chính là: Ninh Thuận và Bình Thuận.

Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, TP. Đà Nẵng.

Địa hình

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
– Với địa hình đa dạng, khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có sự kết hợp giữa đồng bằng ven biển, dãy núi và bán đảo. Đồng bằng ven biển rộng lớn và phẳng. Là nơi tập trung hoạt động nông nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến biển. Các dãy núi và đồi cao tạo ra cảnh quan đẹp và có tiềm năng du lịch.
– Còn bán đảo là nơi có nhiều vùng đất trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, lạc, dừa bông,…..
Còn đất ở đồi núi thì phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

Điều kiện kinh tế

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có nền kinh tế đa dạng và phát triển. Các ngành kinh tế chính bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ.
Vùng này có nhiều cảng biển quan trọng và là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. Nông nghiệp tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi và các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Hạ tầng giao thông

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có hệ thống giao thông phát triển và liên kết tốt với các vùng lân cận. Tuyến quốc lộ 1A (Bắc – Nam), quốc lộ 27 (Phan Rang – Tây Nguyên).
Nam Trung Bộ có nhiều sân bay Quốc Tế và có nhiều cảng biển nước sâu có thể đón được các loại tàu biển có trọng tải lớn. Phải kể tới như: cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Đây là một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất cả nước. Khí hậu tại duyên hải Nam Trung Bộ có hai mùa mưa khô tương phản rõ rệt. Xảy ra hàng năm.

Khó khăn đối mặt

Tuy mang trong mình nhiều thuận lợi cả về vị trí địa lý, kinh tế, du lịch là vậy. Nhưng hằng năm, miền Trung liên tiếp hứng chịu những trận bão lũ lịch sử, hạn hán xảy ra liên miên. Các tỉnh thành giáp biển thường xuyên phải chịu cảnh màn trời chiếu đất do nhà gần biển.
Tình trạng sạt lở, xói mòn đê kè, xâm ngập mặn xảy qua quanh năm. Kiến thiết phải đưa ra các phương án hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại. Sử dụng các loại rọ đá trần hoặc rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC, vải địa kỹ thuật,… là sự đầu tư cho các bước đi lâu dài nhất.

Số lượng rọ đá và dây buộc rọ sử dụng trong công trình đê kè

Số lượng rọ đá và dây buộc rọ sử dụng trong công trình đê kè

Đông Nam B

Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
Hiện nay, các thị xã vốn là tỉnh lỵ của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ trước đây đều đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ TP. HCM là thành phố trực thuộc trung ương).
Trong đó, tỉnh Bình Dương có 5 thành phố là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát. Tỉnh Đồng Nai có 2 thành phố là Biên Hòa và Long Khánh. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu  có 2 thành phố là Bà Rịa và Vũng Tàu.

Địa hình

Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,…
Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, có độ cao bề mặt dao động từ khoảng 500 – 700m (Huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) xuống 1m (Huyện Bình Chánh, HCM – giáp ranh đồng bằng sông Cửu Long).
Do vùng Đông Nam Bộ là trung tâm công nghiệp nên rừng ít, cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn hàng bậc nhất cả nước, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nên ở các đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại.
Đất có bảy loại: đất feralit, đất phù sa (chiếm thấp nhất trong vùng), đất ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn (đất mặn, đất phèn tập trung nhiều ở TP.HCM
Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải… Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải. Sông Bé và sông Đồng Nai có trữ lượng thủy năng dồi dào (thủy điện Trị An, thủy điện Thác Mơ, thủy điện Cần Đơn, thủy điện Srok Pu Mieng).

Hiện đại hóa hạ tầng giao thông

Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài TP.HCM là trung tâm kinh tế – chính trị lớn nhất của cả nước. Thì các tỉnh còn lại của khu vực Đông Nam bộ đang đồng loạt triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng. Khi mạng lưới giao thông chiến lược hoàn thành, sẽ tạo nên sự kết nối liên vùng. Không chỉ về giao thông mà còn thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội của toàn vùng.
Với lợi thế “sở hữu” Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành), Đồng Nai dần trở thành trung tâm trong kết nối vùng Đông Nam Bộ.
Hiện tại, ngoài 3 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn (QL 1, QL 51). Đồng Nai còn có nhiều tuyến giao thông trọng điểm quốc gia đi qua. Cụ thể gồm cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Bình Thuận

Sự ra đời của 3 tuyến đường bộ cao tốc xuyên qua Bình Thuận hiện nay là: Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây và Cam Lâm – Vĩnh Hảo đã giúp Bình Thuận gỡ được “nút thắt” suốt mấy chục năm qua. Góp phần giảm áp lực cho tuyến dài khoảng 150 km đi qua tỉnh này.
Hiện nay, Bình Thuận đang khẩn trương hoàn thiện dự án sân bay Phan Thiết. Đây là cơ hội tiếp theo để tỉnh “mở cửa” gọi mời du khách và đón các nhà đầu tư. Bình Thuận cũng đang hoàn thành các tuyến đường ven biển như đường Hàm Kiệm – Tiến Thành kết nối vào cao tốc; đường 719B đi Kê Gà – La Gi và sắp tới là đường ven biển Phan Thiết.

Bà Rịa – Vũng Tàu

Ngoài đường 991B được khởi công trước đó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đồng loạt khởi công nhiều dự án giao thông trọng điểm như: dự án cầu Phước An, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường ven biển Vũng Tàu – Bình Châu,…. Các dự án này đều được thi công gấp rút.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khi hoàn thành sẽ giải quyết ùn tắc trên QL 51. Tạo thành mạng lưới hạ tầng thông suốt kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh thành lân cận. Tạo động lực phát triển bứt phá cho ngành du lịch, đô thị biển của địa phương. Góp phần đưa Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương tiếp theo của cả nước.

Tây Ninh

Tại Tây Ninh, dự án cao tốc TP HCM – Mộc Bài, dự án cao tốc Gò Dầu – Xa Mát (Gò Dầu đến TP.Tây Ninh) cũng đang thực hiện các phương án xây dựng triển khai.

Tổng kết

Hiện đại hóa hạ tầng giao thông của các tỉnh thành thuộc vùng Đông Nam Bộ đã và đang góp phần thúc đẩy giao thông vùng. Tăng cường ngoại thương, đẩy mạnh các hoạt động trao đổi buôn bán, trao đổi không chỉ trong nước. Mà còn đối với các nước láng giềng lân cận như: Campuchia, Lào,…
Các nhà thầu, chủ đầu tư rất chú trọng lựa chọn các vật tư địa kỹ thuật như: vải địa kỹ thuật, rọ đá, màng HDPE,….phục vụ các công trình này. Đáp ứng tiến độ thi công hiệu quả.

Miền Tây

Vải địa kỹ thuật ứng dụng trong một công trình tại Miền Tây

Vải địa kỹ thuật ứng dụng trong một công trình tại Miền Tây

Tây Nam Bộ hay còn gọi là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng cực Nam của Việt Nam. Bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang. Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ.
Tây Nam Bộ có địa hình bằng phẳng và thấp. Nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Địa chất ở đây có ba loại đất chính đó là đất phù sa, đất phèn và đất nhiễm mặn.
Với địa hình vùng trũng thấp, nhiều đầm lầy, kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc. Tạo thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ và canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, Tây Nam Bộ cũng đối diện với nhiều thách thức như xâm nhập mặn vào mùa khô. Hệ thống sông chằn chịt làm cho hai bên bờ dễ bị xói mòn, sạt lở vào mùa mưa.
Người dân Tây Nam Bộ có thói quen di chuyển bằng xuồng, phà do nhà ở gần sông, kênh rạch,… Ngoài giao thông đường thuỷ, Tây Nam Bộ cũng được đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Với các dự án đường cao tốc, đường ven biển, kết nối vùng, đê bao chống sạt lở,… Hệ thống đường bộ hiện đại là yếu tố quan trọng giúp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách. Giúp tối ưu chi phí vận tải trong sản xuất. Tạo thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

Miền Tây là địa phương sử dụng vải địa nhiều nhất do có nền đất yếu

Vải địa kỹ thuật Phú An Nam giao cho khách hàng ở Miên Tây

Vải địa kỹ thuật Phú An Nam giao cho khách hàng ở Miên Tây

Những phân tích ở trên cho thấy hạ tầng giao thông đường bộ sẽ là cú hích. Cho sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền Tây Nam Bộ. Hạ tầng giao thông phát triển dẫn lối các tập đoàn kinh tế lớn trong nước và quốc tế. Về miền Tây đặt nhà máy sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh. Theo đó, nhiều KCN, khu đô thị sẽ được hình thành. Có nhiều cơ hội việc làm đồng thời sẽ thu hút nhân lực đổ về, tăng nhu cầu nhà ở. Là tiền đề cho các dự án bất động sản phát triển.
Mà hầu hết tất cả các tỉnh thành khu vực Tây Nam Bộ là vùng đầm lầy. Đất nền thường là các lớp trầm tích mềm yếu, có độ ẩm cao, có hàm lượng hữu cơ lớn. Do vậy công trình xây dựng trên đất yếu, nếu không có các biện pháp xử lý thích hợp. Thường dễ bị mất ổn định toàn khối hoặc lún nhiều, lún kéo dài. Ảnh hưởng đến công trình bên trên và các công trình lân cận.
Do vậy, để thực hiện thi công các dự án đường cao tốc, đường liên tỉnh hay KCN, KDC ở Tây Nam Bộ. Việc xử lý nền đất yếu là điều tối quan trọng cần đặc biệt quan tâm và chú trọng. Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất. Cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu. Để xử lý nền đất yếu người ta dùng nhiều nhất là vải địa kỹ thuật. Do vậy, miền Tây Nam Bộ là khu vực tiềm năng về nhu cầu sử dụng vải địa kỹ thuật. Bạn đang có nhu cầu báo giá vải địa kỹ thuật, rọ đá, màng chống thấm HDPE,… Nhanh tay liên hệ với Phú An Nam để được tư vấn một cách tốt nhất.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button