Mái Taluy là gì? Các biện pháp gia cố mái taluy hiệu quả nhất
Ngày đăng: 18 March, 2022
Việt Nam là nước thường xuyên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và do đó rất hay xảy ra những trận bão lũ lớn. Tuy nhiên địa hình nước ta đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên lại đa phần là đồi núi ngắn dốc nên khi mưa lớn thường xuyên sẽ gây hiện tượng sạt lở và xói mòn bề mặt làm hư hại nghiêm trọng các công trình xây dựng, thủy lợi hay giao thông,… Để khắc phục được những sự cố này, rất nhiều các biện pháp gia cố mái taluy đã ra đời không chỉ nâng cao tuổi thọ công trình mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho con người. Vậy mái taluy là gì, tại sao phải tiến hành gia cố mái taluy và có những biện pháp nào để gia cố mái taluy hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Mái Taluy là gì?
Taluy là một thuật ngữ tiếng Pháp, dịch sang Tiếng Việt có ý nghĩa là mái dốc hay sườn dốc. Thuật ngữ này được dùng chủ yếu trong ngành xây dựng cầu đường, hiểu đơn giản là các con dốc bị nghiêng so với mặt phẳng ngang, các con dốc này là đặc trưng thường thấy trên các đoạn đường đèo.
Mái taluy là độ dốc hay độ nghiêng được quy định cho một mái đường đào và mái đường đắp, được gọi chung là mái taluy nền đường. Đây chính là phần mái dốc nằm sát cạnh lề đường, có 2 loại cơ bản cụ thể như sau:
- Mái taluy âm: là phần mái dốc hay sườn dốc tính từ phần mặt đường xuống dưới.
- Mái taluy dương: là phần mái dốc/sườn dốc tính từ mặt đường trở lên trên.
Có thể hình dung khi đang đứng trên một đoạn đường đèo, phần sườn dốc ta nhìn thấy tính từ mặt đường xuống vực sâu là mái taluy âm, còn phần sườn dốc từ mặt đường lên đỉnh núi bên trên là mái taluy dương.
Cách tính độ dốc mái taluy
Độ dốc của mái taluy sẽ có sự khác biệt tại từng địa điểm, khu vực khác nhau. Công thức chung để tính độ dốc mái taluy như sau:
Độ dốc mái taluy (%) = (Độ cao/Khoảng cách nằm ngang) x 100
Độ dốc của taluy càng lớn thì càng mất ổn định và dễ gây nguy hiểm. Chính vì vậy, người thiết kế công trình phải giới hạn được chỉ số dốc này để thực hiện các biện pháp gia cố mái taluy hiệu quả.
Công dụng của việc gia cố mái taluy là gì?
Như đã biết địa hình Việt Nam đa phần là đường dốc, đường đèo hay đường đê cao. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và thường xuyên gặp nhiều trận bão lũ lớn, các công trình giao thông, cầu đường,… lại càng dễ xảy ra tình trạng sạt lở, sụt lún hay xuống cấp phần mái taluy làm hư hỏng công trình lại vừa gây nguy hiểm cho con người. Đặc biệt, những công trình gần sông, vực lớn với độ dốc cao nếu không được gia cố mái taluy chắc chắn thì sẽ gây ra nhiều tai hại:
- Đường xá sạt lở gây nguy hiểm đến các phương tiện giao thông.
- Nguy hiểm tính mạng người đi đường.
- Ảnh hưởng đến giao thông, đi lại di chuyển của các tuyến đường.
- Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cầu đường,… xuống cấp, gây mất thẩm mỹ.
Chính vì thế mà cần thực hiện các biện pháp gia cố mái taluy để đảm bảo độ vững chắc cho các công trình, tránh tình trạng sạt lở dốc, đảm bảo an toàn cho cả người đi đường và các phương tiện giao thông. Gia cố taluy có thể xem là một phần cực kỳ quan trọng có tác động trực tiếp đến chất lượng, sự an toàn và tuổi thọ của mỗi công trình.
***Xem thêm: Báo giá màng chống thấm HDPE mới nhất hiện nay
Các biện pháp gia cố mái taluy phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau để gia cố mái taluy hiệu quả, trong đó có một số biện pháp được áp dụng phổ biến, đó là: gia cố mái taluy với ô bê tông trồng cỏ, gia cố taluy bằng Neoweb và gia cố mái taluy bằng đá hộc.
Biện pháp ô bê tông trồng cỏ trên mái taluy
Trồng cỏ trực tiếp trên các mái taluy chính là một trong những biện pháp thực hiện khá đơn giản mà hiệu quả cao trong gia cố taluy. Loại cỏ được ứng dụng trong biện pháp này chính là cỏ Vetiver (tên đầy đủ là Vetiver Zizanioides).
Đặc điểm của loại cỏ này chính là thường mọc thành từng khóm, sinh trưởng nhanh do đó có khả năng tạo thành thảm thực vật dày, bao trùm hết mái, nhờ đó mà chống chịu được tác động của nước mưa hay lũ cuốn, giúp gia cố mái taluy hiệu quả. Tuổi thọ của loại cỏ Vetiver cũng rất cao, khả năng bám chắc vào đất cũng tạo nên sự chắc chắn cho mái dốc. Điểm hạn chế của biện pháp gia cố mái taluy này chính là sự phát triển của cỏ còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu tại địa phương, do đó cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Cách gia cố mái taluy bằng NeoWeb
Neoweb có thể hiểu là các ô địa kỹ thuật và biện pháp gia cố mái taluy bằng Neoweb sẽ được thực hiện bằng cách tạo ra các ô địa kỹ thuật có khả năng phân tách, giúp gia cố ổn định nền đất một cách hiệu quả. Hệ thống Neoweb là một mạng lưới gồm nhiều ô được đục lỗ tạo nhám, có hình dạng tổng thể như một tổ ong lớn. Đồng thời thông qua liên kết các tấm nhựa HDPE mà tạo thành.
>>> Xem thêm: Báo giá chi tiết vải địa kỹ thuật năm 2024
Đây là biện pháp gia cố mái taluy hiệu quả cho các khu vực có độ dốc lớn, tạo sự chắc chắn, độ bền cao cho công trình. Tuyệt đối không sợ tác động ăn mòn từ thời tiết hay ngoại cảnh. Gia cố taluy bằng Neoweb cũng khá dễ thi công hơn nữa chi phí đầu tư cũng thấp hơn 10 – 20% so với biện pháp trồng cỏ hay bê tông lắp ghép. Đặc biệt, cách làm này cũng rất thân thiện với môi trường và an toàn sức khỏe con người.
Biện pháp gia cố mái taluy bằng đá hộc
Phương pháp gia cố mái taluy bằng đá hộc được thực hiện bằng cách dùng kè đá, tạo các lỗ ở mái taluy rồi sau đó chèn đá vào bên trong tạo thành các rọ đá. Cách làm này được đánh giá là sẽ giúp mái taluy chặt hơn, hạn chế được tình trạng sạt lở, sụt lún do nước mưa cuốn trôi, tạo sự vững chắc và an toàn cho mái dốc.
***Xem thêm: Sản phẩm nilon lót là gì? Ứng dụng phổ biến hiện nay
So sánh các biện pháp gia cố mái taluy
Nhờ vào quá trình nghiên cứu và phát triển của ngành xây dựng mà nhiều giải pháp hiệu quả đã ra đời giúp gia cố mái taluy và bảo vệ các công trình ở sườn núi, sườn dốc hay vực sâu. Mỗi biện pháp như vậy lại có những ưu và nhược điểm riêng, dưới đây chúng tôi sẽ so sánh giữa 2 biện pháp gia cố mái taluy phổ biến nhất, cụ thể như sau:
Tiêu chí so sánh | Biện pháp ô bê tông trồng cỏ trên mái taluy | Biện pháp gia cố mái taluy bằng Neoweb |
Kết cấu | Kết cấu mái bê tông trồng cỏ:
– Các ô bê tông lát mái – Các ô trồng cỏ mái hạ lưu |
Kết cấu Neoweb:
– Neoweb PRS 660-100 với chiều cao ô ngăn 100mm. – Đắp đất dày 12cm. – Trồng cỏ trên bề mặt. |
Yêu cầu kỹ thuật | – Khó kiểm soát quá trình thi công.
– Các ô trồng cỏ rời rạc và dễ bị phá vỡ kết cấu. – Bề mặt có tính thẩm mỹ thấp. |
– Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong cả giai đoạn thi công và khai thác.
– Kết cấu Neoweb nhẹ và liên kết bền vững với nhau. – Bề mặt có tính thẩm mỹ cao. |
Giá thành | Cao hơn so với các phương pháp khác | Tiết kiệm chi phí 10 – 20% so với phương pháp ô bê tông trồng cỏ hay lắp ghép bê tông. |
Thi công | – Thi công khá phức tạp, đặc biệt là kỹ thuật ghép nối các ô.
– Thời gian thực hiện lâu vì phải sản xuất ô trồng cỏ và lạt mặt. |
– Quá trình thi công đơn giản.
– Thời gian thi công nhanh chóng so với giải pháp ô bê tông trồng cỏ bởi tấm neoweb có diện tích lớn. |
Tuổi thọ công trình | – Tuổi thọ công trình thấp, phụ thuộc nhiều vào chất lượng thi công. | – Tuổi thọ công trình cao.
– Vật liệu Neoweb bền bỉ, không bị ăn mòn bởi thời tiết hay ngoại lực. |
Thiết bị và cách thức thi công | Sử dụng thiết bị thi công phức tạp để thi công và kiểm soát chất lượng. | Không yêu cầu máy móc kỹ thuật nặng, sử dụng nhân lực địa phương. |
Kiểm soát chất lượng | – Khó kiểm soát về mặt chất lượng, đặc biệt là tính liên kết giữa các ô trồng cỏ. | – Dễ dàng kiểm soát chất lượng vật liệu bởi vật liệu được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trong nhà máy. |
***Xem thêm: Sika là gì? Các loại Sika được sử dụng phổ biến hiện nay
Kết luận
Với đặc điểm địa hình sườn núi, sườn dốc và điều kiện thời tiết thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ, cách tốt nhất để bảo vệ các công trình đường xá, giao thông, thủy lợi,… và đảm bảo an toàn cho con người chính là áp dụng các biện pháp gia cố mái taluy. Trên đây Phú An Nam đã tổng hợp thông tin hữu ích về các biện pháp gia cố taluy hiệu quả cũng như so sánh để thấy được sự khác biệt giữa các phương pháp. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức hữu ích.