Màng chống thấm sét tổng hợp
Ngày đăng: 25 Tháng Hai, 2025
Mục lục
Khái niệm màng chống thấm sét tổng hợp
– Màng chống thấm sét được sản xuất theo công nghệ dệt xuyên kim. Cấu tạo dạng bột khi gặp nước sẽ trương nở và tạo thành một lớp keo có khả năng chống thấm cao. Lớp bột sodium Bentonite nằm giữa lớp vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt. Thường được sử dụng trong các ứng dụng môi trường.
– Nhà máy sản xuất được đặt tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu đa số người sử dụng tại các tỉnh thành phía Bắc và các tỉnh thành phía Nam với nhiều sự lựa chọn và đặt hàng phong phú, đa dạng hơn.
Màng chống thấm sét tổng hợp ART 4000
Cấu tạo màng chống thấm sét tổng hợp
– Lớp lót đáy: Vải địa kỹ thuật dệt
– Lớp giữa: Bột sodium Bentonite
– Lớp phủ bề mặt: Vải địa kỹ thuật không dệt
Đặc tính kỹ thuật
Lớp lót đáy vải địa kỹ thuật dệt: Được cấu tạo từ xơ PE cường lực cao, bền kháng UV. Có tác dụng gia tăng cường lực, giảm độ giãn, chống xuyên thủng, kháng bục và ngăn cách giữa lớp vật liệu đắp và màng keo dạng bột Bentonite.
Lớp giữa bột sodium Bentonite: Có khả năng trương nở khi gặp nước và chống thấm cao. Khả năng kết dính và dẻo dai, bền và thân thiện với môi trường.
Lớp phủ bề mặt vải địa kỹ thuật không dệt: Được cấu tạo từ xơ PP liên kết vô hường có cường lực cao. Đây là lớp đệm bảo vệ lớp Bentonite khỏi các vật sắc nhọn của mặt bằng.
Các lớp vải địa kỹ thuật không dệt và dệt sẽ làm tăng khả năng chịu lực cho màng chống thấm sét này một cách vượt trội.
Thông số kỹ thuật cơ bản
Các chỉ tiêu | Tiêu chuẩn | Đơn vị | ART 3000 | ART 3000 | ART 3000 |
Trọng lượng Bentonite | ASTM D 5993 | g/m² | >2700 | >3700 | >4700 |
Trọng lượng lớp vải không dệt | ASTM D 5261 | g/m² | > 180 | ||
Trọng lượng lớp vải dệt | ASTM D 5261 | g/m² | >110 | ||
Chỉ số trương nở (lớp sét) | ASTM D 5261 | ml/2g | >24 | ||
Độ tách nước | ASTM D 5891 | ml | <18 | ||
Hệ số thấm | ASTM D 5084 | m/s | ≤5 x 10-11 | ≤3 x 10-11 | ≤5 x 10-12 |
Cường độ chịu kháng bóc | ASTM D 6496 | N | ≥ 65 | ||
Chiều rộng | m | 5 | |||
Chiều dài | m | 40 |
Ứng dụng phổ biến
Phạm vi ứng dụng vô cùng đa dạng, linh hoạt với các hiệu qủa tối ưu mà chúng mang lại:
Bãi chứa, chôn lấp rác thải
Được sử dụng để phủ đóng bãi chôn lấp rác một cách hợp vệ sinh. Mục đích giải quyết các vấn đề về môi trường như ngăn nước mưa, thu khí ga, chống ô nhiễm,…Ngoài ra, sử dụng loại màng này còn phù hợp với lớp mái dốc. Bởi độ bền kéo cao và hệ số ma sát lớn.
Khai thác mỏ
Màng chống thấm sét cũng được sử dụng để lót đáy các khu vực chứa bùn mỏ, khu vực chứa quặng để xử lý. Dễ dàng thi công trong các khu vực có điều kiện thi công khó khăn như vùng núi, vùng cao,…
Đê kè, kênh mương, đập thủy điện
Việc ứng dụng để chống thấm đê, kênh mương thủy lợi hay đập thủy điện, Góp phần phát huy khả năng chống thấm của Bentonite và khả năng kháng cắt của các lớp vải địa kỹ thuật.
Hồ chứa nước, hồ chứa chất nhiễm bẩn
Màng chống thấm sét sử dụng để lót đáy các hồ chứa chất bẩn bởi khả năng chống thấm tốt. Ngoài ra, chúng còn giải quyết được vấn đề về nền đất ở các khu vực này.
Lót ao hồ nước khu vui chơi trẻ em, sân golf và các sân thể thao
Với khả năng tự hàn khi có vật sắc nhọn xuyên thủng và việc thi công khá đơn giản. Đặc biệt, phù hợp để chống thấm và lưu giữ nước các ao hồ khu vui chơi giải trí, ao cá cảnh, hồ sân golf.
Quy trình lắp đặt
Cuộn màng chống thấm sét tổng hợp nhà máy ART
Bước 1: Chuẩn bị đất nền
Làm phẳng và nén chặt đất nền để tránh tạo ra những vết nứt hoặc lún.
Bước 2: Định vị và phân loại khu vực
Xác định khu vực cần lắp đặt, đánh dấu vị trí của các đường ống, bể chứa, đường thoát nước và các cấu trúc khác.
Bước 3: Làm sạch bề mặt đất
Tẩy rửa và làm sạch bề mặt đất để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn, giúp màng Bentonite dính chặt vào đất.
Bước 4: Lắp đặt Geotextile
Bảo vệ màng Bentonite bằng cách lắp đặt lớp Geotextile lên bề mặt đất đã được làm sạch.
Bước 5: Lắp đặt màng Bentonite
Đặt màng Bentonite lên bề mặt đất đã được bảo vệ bởi lớp Geotextile. Các miếng màng được đặt xen kẽ và được rải bột Bentonite lên để kết dính.
Bước 6: Nối màng Bentonite với các cấu trúc
Các miếng màng được nối với nhau và với các cấu trúc khác bằng cách sử dụng bột Bentonite kết dính với nhau khi có nước.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng của màng Bentonite sau khi lắp đặt bằng cách thực hiện các kiểm tra đặc điểm vật lý và hóa học của màng.
Bước 8: Làm việc kết thúc
Sau khi kiểm tra chất lượng, thực hiện việc làm sạch và thu dọn các thiết bị lắp đặt để hoàn tất quy trình lắp đặt màng chống thấm Bentonite.
Ưu điểm màng chống thấm sét tổng hợp
+ Dễ dàng thi công nhanh mà không cầm máy móc chuyên dụng.
+ Sử dụng được cho nhiều loại bề mặt địa hình phức tạp khác nhau.
+ Giảm thiểu việc gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
+ Không bị nứt gãy do thay đổi thời tiết.
+ Bền trong môi trường ẩm ướt.
+ Tiết kiệm chi phí vận chuyển so với các sản phẩm màng chống sét truyền thống.
+ Giá thành hợp lý.
+ Nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất được nhập khẩu và ứng dựng từ nước ngoài.
So sánh màng chống thấm HDPE và màng chống thấm sét
STT | Tên loại | Cấu tạo | Khả năng chống thấm | Trọng lượng | Khả năng thi công | Yêu cầu về mặt bằng thi công | Vật liệu bao phủ bên trên | Khả năng sửa chữa | Ứng dụng phổ biến |
1 | Màng chống thấm HDPE | Cấu tạo từ các hạt nhựa HDPE nguyên sinh | Hoàn toàn | Tương đối nhẹ | Nhanh và cần máy hàn chuyên dụng | Bằng phẳng | Không cần vật liệu đắp chặn khi thi công | Khi bị vật nhọn xuyên qua, phải hàn sửa chữa | Hầm Biogas, hồ chứa nước sạch, hồ nuôi trồng thủy-hải sản, làm hồ cảnh quan nhân tạo |
2 | Màng chống thấm sét | Cấu tạo dạng bột, sử dụng lớp đất sét Bentonite để làm lớp chống thấm | Tốt | Tương đối nặng | Nhanh nhưng không cần máy hàn chuyên dụng | Không yêu cầu | Bắt buộc phải có một lớp đất áp lực phủ phía trên | Khi bị vật nhọn xuyên qua, có khả năng tự hàn gắn vết thủng | Ứng dụng trong làm bãi rác, bãi xỉ (bãi chứa chất thải) |