Vải địa không dệt ART 28D

Ngày đăng: 4 March, 2022

Vải địa kỹ thuật ART 28D

Vải địa kỹ thuật là gì?

Vải địa kỹ thuật được dùng chủ yếu trong các công trình giao thông đường bộ, công trình đê kè…  Sử dụng vải địa kỹ thuật dùng trong các công trình giúp cho các công trình có độ bền cao theo thời gian và tăng khả năng thoát nước của đất. Đây là loại vải đặc biệt được dùng trong các dự án, công trình thi công nền móng, đường bộ, đường nông thôn, đường cao tốc,… Trên thị trường hiện nay có 03 (ba) loại vải địa kỹ thuật được sử dụng phổ biến: vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật phức hợp.

Chức năng của vải địa kỹ thuật ART28D

Ngày nay, vải địa kỹ thuật được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại các công trình, vậy vải địa kỹ thuật có những chức năng gì mà được sử ưa chuộng đến như vậy.

Chức năng phân cách

Như các bạn cũng đã biết trong các dự án, công trình đường giao thông, đường nội bộ sẽ có những chỗ có vùng đất yếu, vùng đất cứng khác nhau. Hoặc trong đất thường sẽ lẫn lộn rất nhiều các tạp chất khác nhau.  Lúc này sẽ dùng vải địa kỹ thuật để ngăn cách giữa 02 (hai) vùng đất yếu và vùng đất cứng để chúng không hoà trộn vào nhau, dẫn đến vùng đất đó ngày càng lún lầy hơn. Ngoài ra, vải địa kỹ thuật là vật liệu có chi phí rất thấp, dễ dàng thi công đặc biệt rất đảm bảo và an toàn cho các công trình giao thông đường bộ cho xe cộ lưu thông trên đường.

Chức năng lọc và tiêu thoát nước

Vải địa kỹ thuật không dệt đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lọc và thoát nước tại các công trình. Ví dụ giữa 02 (hai) lớp đất và cát thì chúng ta sử dụng lót lớp vải địa ở giữa 02 (hai) lớp này. Mục đích giúp ngăn cách 2 vật liệu đó không hoà trộn vào nhau mà còn giúp thoát nước tốt hơn mà vẫn giữ lại được các hạt cát mịn, giúp cho công trình chống xói mòn… Ngoài ra, vải địa sử dụng trong các công trình khác có chức năng thoát nước trong các công trình đường chống ngập tại các thành phố. Nhằm tạo lớp lọc chống trôi cát và bảo vệ các đường ống.

Chức năng gia cường ổn định chống trượt

Nhờ vải địa kỹ thuật được sản xuất bằng các loại xơ có nguồn gốc từ các hạt nhựa nguyên sinh PP (polypropylene ) và PE ( polyester), với công nghệ xuyên kim ép nhiệt gắn kết không định hướng các xơ với nhau. Nên vải địa kỹ thuật có khả năng kháng vật lý tốt như lực kháng đứt, kháng kéo giật, kháng xé, kháng đâm thủng, kháng bục… Tác dụng vải địa kỹ thuật được thể hiện rõ nhất ở các công trình đường có độ dày lớn như đường bê tông, đường nhựa. Những công trình này thường được sử dụng hàng ngày nên dễ bị trượt mái, xô lệch… Do đó, vải địa kỹ thuật đóng vai trò cung cấp lực chống xô, chống trượt theo chiều ngang, giúp cho những phần mái dốc ổn định hơn.
Ngoài ra, vải địa kỹ thuật có tác dụng gia tăng cường lực cho đất chống chịu với các tác nhân phát sinh áp lực cho nền đường như: trọng tải xe, mưa lũ….
Tóm lại, Vải địa kỹ thuật có nhiều chức năng, công dụng, ứng dụng. Sử dụng vải địa kỹ thuật trong các dự án là giải pháp tuyệt vời vừa tiết kiệm được chi phí, thi công dễ dàng. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng thi công cầu đường, đê kè xử lý nền đất yếu khu sinh thái,… mà còn ứng dụng trong sinh hoạt đời sống như may làm túi vải trồng cây, may túi đựng cát,…

Hình ảnh vải địa kỹ thuật ART 28D Phú An Nam giao đến công trình cho khách

Hình ảnh vận chuyển vải địa kỹ thuật ART 28D xuống chân công trình

Thông số kỹ thuật vải địa kỹ thuật ART28D

STT

Các Chỉ Tiêu
Properties
Tiêu Chuẩn Standard Đơn Vị Unit

ART 28D

1

Cường độ chịu kéo – Tensile Strength

ASTM D 4595

kN/m

28.0

2

Độ dãn dài khi đứt – Wide width Elongation At Break

ASTM D 4595

%

50/80

3

Cường độ kéo giật – Grab tensile strength

ASTM D 4632 N

1800

4

Sức kháng thủng CBR – CBR Puncture Resistance

ASTM D 6241

N

4500

5

Hệ Số Thấm- Permeability

ASTM D 4491

m/s

30 x 10-4

6

Kích thước lỗ O95 – Openning size O95

ASTM D 4751 micron

60

7

Độ Dày – Thickness under 2kPa

ASTM D 5199 Mm

3.2

8

Trọng lượng đơn vị – Mass Per Unit Area

ASTM D 5261

g/m2

400

Tài Liệu Viện Dẫn TCVN

TCVN 8220: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định.
TCVN 8221: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích.
Với TCVN 8222: Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu và xử lý thống kê.
TCVN 8871-1: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật.
TCVN 8871-2: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực xé rách hình thang.
Theo TCVN 8871-3: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực xuyên thủng CBR.
TCVN 8871-4: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định lực kháng xuyên thủng thanh.
TCVN 8871-5: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định áp lực kháng bục.
Cuối cùng TCVN 8871-6: Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử: xác định kích thước lỗ biểu biến bằng phương pháp thử sàng khô.

Vải Địa Kỹ Thuật Phú An Nam giao tận công trình cho khách hàng

Vải Địa Kỹ Thuật Phú An Nam giao tận công trình cho khách hàng.

Sản phẩm liên quan:

Các sản phẩm vừa xem
top button