Lưới địa kỹ thuật 1

Ngày đăng: 4 June, 2022

Lưới địa tại thị trường Việt Nam đa phần 100% là các sản phầm nhập khẩu từ Trung Quốc, do Việt Nam mình chưa sản xuất được lưới địa. Tại thị trường Việt Nam, Tensar là loại lưới địa được ưu chuộng do có giá thành rẻ. Đây là thương hiệu toàn cầu, thuộc công ty đa quốc gia nên chất lượng cực kỳ tốt và có đồ bền cao. Do đó giá thành cũng mắc hơn nhiều so với hàng nhập khẩu Trung Quốc. Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu là 2 tình ở phía Nam có hệ thống giao thông tốt nhất, nhiều con đường đẹp và rộng lớn. Cũng vì vậy hai tỉnh này sử dụng lưới địa kỹ thuật là tương đối nhiều so với các tỉnh còn lại.

Có nhiều cách để phân loại lưới địa như phân loại về thương hiệu, phân loại về số trục, phân loại về chất liệu (HDPE hay PET)…. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi chi tiết hơn để quý khách hàng hiểu cơ bản về lưới địa kỹ thuật là như thế nào.

Đặc điểm của lưới địa

Lưới địa kỹ thuật hay còn gọi là lưới địa là sản phẩm polimer được tạo thành từ các sợi gân dọc và gân ngang sắp xếp vuông gốc với nhau. Nó tạo thành các ô vuông lớn được gọi là các ô “aperture”.

Lưới địa kỹ thuật được làm chủ yếu từ các nguyên liệu polimer như Polypropylene (PP), high density polyethylene (HDPE) và Polyester (PET). Được sử dụng phổ biến trong các công trình giao thông nhằm chống gia cường nền đường hoặc chống trượt bê tông nhựa đường.

Lưới địa kỹ thuật, geogrid, lưới địa

Hình ảnh lưới địa kỹ thuật

Cấu tạo lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật được sản xuất gồm hai loại là lưới địa một trục và hai trục. Lưới địa kỹ thuật hai trục có cường độ chịu lực theo hai phương là như nhau trong khi lưới địa kỹ thuật. Một trục có khả năng chịu lực theo một phương chính là phương chiều dài cuộn lưới địa, còn phương theo chiều rộng cuộn có cường lực chịu kéo tối thiểu đủ để giúp lưới địa tạo các ô “aperture”.
Phương dọc, phương ngang lưới địa kỹ thuật, nút giao và lỗ aperture

Phương dọc, phương ngang lưới địa kỹ thuật, nút giao và lỗ aperture

Phương pháp sản xuất lưới địa kỹ thuật

Ngày nay có 2 phương pháp sản xuất:

Phương pháp sản xuất bằng HDPE hoặc PP

Phương pháp sản xuất đầu tiên là các tấm nhựa mỏng bằng nguyên liệu HDPE hoặc Polypropylene (PP) được ép, đụt lỗ dựa trên chương trình lập trình sẵn. Sau đó, được dãn dọc theo hai phương, định hướng các sợi polimer, tạo cường lực chịu kéo.

Phương pháp sản xuất bằng PET

Phương pháp sản xuất thứ hai là các sợi polyester (PET) hoặc Polypropylene (PP) có độ bền, và cường lực cao được bện, xoắn lại lới nhau thành từng bó, được đan hoặc dệt lại theo phương thức các nút giao giữa phương dọc và phương ngang có thể co dãn được.

Sau đó, lưới địa được phủ một lớp bảo vệ bên ngoài, tùy vào nhà sản xuất, có thể phủ lớp polyvinyl chloride (PVC), lớp bitum hoặc hạt nhựa tổng hợp.

Lưới địa kỹ thuật được sản xuất bằng phương pháp đụt, dãn dọc và phương pháp dệt kim

Lưới địa kỹ thuật được sản xuất bằng phương pháp đụt, dãn dọc và phương pháp dệt kim

Ứng dụng của lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật có nhiều ứng dụng chính. Chúng có thể được sử dụng để gia cố, ổn định nền đất, các công trình tường chắn đất như: Phủ lớp ngoài tường chắn đất, gia cố bên trong tường chắn đất, gia cố đường đắp đầu cầu, nền đường đắp, đê đập hoặc bến tàu, sân ga.

Lưới địa hai trục được sử dụng chủ yếu với chức năng là gia cường . Trong khi lưới địa kỹ thuật một trục được dùng cho những chức năng còn lại.

Ứng dụng lưới địa kỹ thuật trong thực tế

Ứng dụng lưới địa kỹ thuật trong thực tế

>>>> Xem thêm:
Vải địa kỹ thuật ART có đặc điểm gì?
Phân biệt giữa vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt

Lưới địa kỹ thuật hoạt động như thế nào

Lưới địa kỹ thuật hoạt động theo phương thức cài vào nhau nghĩa là các viên đá sỏi nằm trên lưới địa. Các ô “aperture” cho phép các các hạt sỏi đá xuyên qua một phần và được cố định lại bởi các sợi gân dọc và ngang.

Nhờ cường lực chịu kéo và độ cứng cao của các gân ngang và gân dọc . Đã bao bọc các viên sỏi đá trong các ô mở rộng “aperture”. Giúp các viên sỏi đá chồng lên nhau mà không bị trượt.

Ở những vùng đất yếu, đất lỏng chân, các kỹ sư thường dùng lưới địa kỹ thuật để gia cố, nâng khả năng chịu tải của nền đất, tận dụng đất tại chổ làm đất đắp, làm giảm lượng đất đắp cho công trình. Hoặc nâng cao tuổi thọ của bề mặt phủ, bê tông hoặc asphalt.

Lưới địa được dùng trong các công trình như bãi đậu xe, các đường băng máy bay, đường giao thông, đường cao tốc, đê đập chống lụt, và giao thông đường sắt.

Phương thức lưới địa kỹ thuật hoạt động

Phương thức lưới địa kỹ thuật hoạt động

***Xem thêm: Nilon lót là gì? Ứng dụng phổ biến hiện nay

Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới địa kỹ thuật

Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới địa kỹ thuật là những đặc điểm của lưới địa được cung cấp. Dựa trên cường lực và khả năng hoạt động của lưới địa với chức năng gia cường.

Dựa trên những chỉ tiêu kỹ thuật của lưới địa kỹ thuật. Chúng ta ,có thể thí nghiệm, tính toán trung bình để so sánh các loại lưới địa với nhau. Các phương pháp thí nghiệm . Để tính toán các chỉ tiêu phải dựa trên các tiêu chuẩn ISO, CEN, ASTM, Geosynhetic Research Institute (GRI) hoặc tiêu chuẩn quốc gia.

Những tiêu chuẩn của lưới địa kỹ thuật

    • Cường lực chịu kéo đứt.
    • Độ dãn dài khi kéo đứt.
    • Cường lực chịu kéo tại mức 1%, 2% and 5%.
    • Độ dãn dài .
    • Giá trị độ cứng hướng tâm.
    • Modulus ban đầu.
    • Kích thước ô aperture.
    • Cường lực tại nút giao.
    • Hiệu suất đường nối.
    • Cường độ chịu uốn.
    • Tính ổn định của o aperture.
    • Kháng UV.
    • Độ dày và rộng của gân dọc và ngang.
    • Kháng hư hại do quá trình thi công lắp đặt.
    • Kháng lão hóa trong quá trình sử dụng.
    • Biến dạng từ biến.

Dựa trên những thực tế, những chỉ tiêu kỹ thuật trên được xây dựng để phản ánh mức độ hoạt động của lưới địa khi làm vật liệu gia cường. Và được chấp nhận một cách rộng rải trên toàn thế giới.

Hình ảnh thí nghiệm lưới địa kỹ thuật

Hình ảnh thí nghiệm lưới địa kỹ thuật

Thông số kỹ thuật 1 số loại thông dụng tại thị trường Việt Nam

Name E’GRID SX3030 Batch No.
Item Unit Specification
Tensile properties TD Tensile Strenght kN/m ≥30
Strenght at 2% strain kN/m ≥11
Strenght at 5% strain kN/m ≥21
Strain at maximum load % 10±3
Tensile properties MD Tensile Strenght kN/m ≥30
Strenght at 2% strain kN/m ≥11
Strenght at 5% strain kN/m ≥21
Strain at maximum load % 15±6
CarbonBlack Content % ≥0.5

Thông số kỹ thuật lưới địa SX 30/30

STT Properties Method Unit FG100/100
1 Tensile Strength(MD) ASTM D-6637 kN/m ≥100
2 Tensile Strength(CMD) ASTM D-6637 kN/m ≥100
3 Elongationg(MD) ASTM D-6637 % ≤3
4 Elongationg(CMD) ASTM D-6637 % ≤3
5 Roll- Width m 5-6
6 Roll-Length m 50-100
7 Coating Asphalt Visual
8 Color Black

Thông số kỹ thuật lưới địa cốt sợ thủy tinh cường lực 100/100kN

***Xem thêm: Báo giá màng chống thấm HDPE được cập nhật mới nhất

Ưu điểm của lưới địa kỹ thuật

Lưới địa có những ưu điểm vượt trội được dùng với chức năng ổn định, gia cường trong các công trình. Những ưu điểm đó là:

Lực kéo

Lưới địa kỹ thuật hai trục (Biaxial geogrid) có cường lực chịu kéo theo hai phương ( phương theo trục dọc máy . Và phương theo trục ngang máy) bằng nhau cho phép ứng lực được truyền tải theo các hướng . Giúp phân tán lực ra phạm vi rộng tăng khả năng chịu tải của nền đường.Cường lực chịu kéo cao (high strength) đặc biệt là ở mức 1%, 2% và 5%. Lưới địa có modulus rất cao (very high modulus). Nghĩa là giúp truyền tải ứng lực nhanh chống nhưng làm lớp đất đắp rất ít hoặc không dịch chuyển.

Độ bền

Độ bền chịu uốn (flexual rigidity) của lưới địa kỹ thuật cao, cứng cáp.  Giúp lưới địa giữ nguyên hình dạng ban đầu, di trì bề mặt phẳng khi lắp đặt, giúp gia cố nền đất tốt hơn. Vì vậy, nền đất đắp sẽ không bị dịch chuyển khi chịu một ứng lực và lưới địa truyền tải lực ra phạm vi rộng.  Do đó, lưới địa kỹ thuật có độ cứng cao sẽ truyền tải lực nhanh hơn. Nhưng làm di chuyển ít hoặc không di chuyển các hạt sỏi đá trong nền đất đắp.

Tính ổn định

Tính ổn định của lỗ aperture (aperture stability) được đo dựa trên phương pháp thí nghiệm Kinney. Dựa trên những kết quả thí nghiệm của WES và Kinney, lưới địa kỹ thuật có ô aperture ổn định cao. Thì chịu được lượng lưu thông cao hơn những lưới địa có ô aperture ổn định thấp. Do đó, những lưới địa ô aperture ổn định cao sẽ có TBR ( traffic benifit ratio) cao hơn (TBR – mối quan hệ giữa tải trọng xe tải đi qua một diện tích a có lưới địa so với diện tích a đó nhưng không có lưới địa).

Ít chi phí đầu tư

Dùng lưới địa kỹ thuật sẽ ngăn hiện tượng tổn thất đất đắp. Trong những công trình lớn, diện tích bằng phẳng, dùng lưới địa kỹ thuật sẽ tốn ít vật liệu hơn, tổng thể giảm chi phí đầu tư ban đầu.Chống lại sự hư hại do quá trình thi công ( resistance to installation damage) – Thí nghiệm sự hư hại do quá trình thi công lắp đặt của lưới địa đã chỉ ra rằng lưới địa sẽ bị hư hại. Vì vậy, lưới địa kỹ thuật phải có khả năng kháng hư hại do quá trình thi công lắp đặt đạt 90% trở lên.

Kiểm định lưới địa kỹ thuật

Kiểm định khả năng bông ra của sỏi đá (Soil pull-out testing) – được dùng cho lớp đá sỏi đắp gia cường và lưới địa, so sánh mối qua hệ ứng suất – biến dạng của đá sỏi và lưới địa là rất quan trọng. Để xác định cường lực của lưới địa trong đá sỏi dựa trên khả năng ô aperture giữ đá sỏi, kiểm định lực tới hạn để đá sỏi bông tróc ra khỏi ô aperture.

Mua lưới địa kỹ thuật ở đâu với giá tốt

Hiện nay, lưới địa kỹ thuật trên thị trường Việt Nam là được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì chưa có đơn vị nào sản xuất được. Phú An Nam là đại lý chính thức của nhà sản xuất lưới địa kỹ thuật ở nước ngoài.Quý khách hàng có nhu cầu về vải địa. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi tư vấn những sản phẩm thích hợp, giá cả cạnh tranh. Đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách hàng.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button