Khe co giãn là gì? Cấu tạo, tác dụng khe co giãn đường bê tông

Ngày đăng: 18 March, 2022

Hiện tượng phát sinh các vết nứt trong kết cấu bê tông cầu đường là do biến dạng của bê tông khi chịu tác động nhiệt hay ẩm. Mức độ biến dạng này thường xảy ra trong khoảng từ 3 – 6 tháng sau khi đổ bê tông. Và khe co giãn đường bê tông chính là yếu tố cần thiết được ứng dụng trong thi công xây dựng để phòng trừ trường hợp nứt gãy hay phá vỡ kết cấu mặt đường, vừa mất thẩm mỹ lại kém an toàn. Thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ khe co giãn là gì, tác dụng của chúng ra sao và tiêu chuẩn cấu tạo khe co giãn đường bê tông như thế nào? Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin và giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn!

Khe co giãn là gì

Khe co giãn là gì?

Khái niệm về khe co giãn

Khe co giãn là gì?

Khe co giãn (còn được gọi là khe biến dạng hay khe nứt) là thuật ngữ được sử dụng trong thi công xây dựng, nhằm chỉ khoảng hở hẹp cắt dọc công trình thành các khối riêng biệt nhau. Nhờ các khe co giãn này tránh được tình trạng nứt vỡ hay phá hỏng kết cấu công trình do tác động từ các yếu tố thời tiết hay ngoại lực.

Khe co giãn được ứng dụng phổ biến với các công trình có kích thước mặt sàn dài trên 40m, công trình được thi công xây dựng trên nền đất yếu hoặc địa chất thay đổi phức tạp. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công trình, điều kiện khí hậu, nhiệt độ/độ ẩm cũng như chênh lệch về khối lượng,… mà khe co giãn sẽ có kích thước khác nhau, dao động trong khoảng 15 – 500mm.

Tùy vào nhiều yếu tố mà khe co giãn có kích thước khác nhau

Tùy vào nhiều yếu tố mà khe co giãn có kích thước khác nhau

Khe co giãn tiếng anh là gì?

Thuật ngữ “khe co giãn” (hay khe biến dạng) dịch sang tiếng Anh là Contraction joint (khe co) và Expansion joint (khe giãn). Đây là các thuật ngữ chuyên dụng trong ngành thi công xây dựng và sử dụng trong các tài liệu.

***Xem thêm: Bảng báo giá màng hdpe được cập nhật liên tục

Tác dụng của khe co giãn là gì?

Có thể thấy, tất cả các chất hay vật liệu đều có khả năng giãn nở hay co ngót dưới tác động của yếu tố nhiệt độ. Và đương nhiên, kết cấu cầu đường cũng không phải ngoại lệ. Các công trình cầu cống, đường xá luôn phải chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố thời tiết cũng như ngoại lực và do đó, rất dễ bị nứt gãy, biến dạng kết cấu. Chính vì vậy, quá trình thiết kế, lắp đặt khe co giãn sẽ nhằm mục đích hạn chế được sự hư hại, đảm bảo tuổi thọ và tính an toàn cho các công trình.

Nếu hệ thống cầu đường không được lắp đặt bộ phận này thì sẽ rất dễ gây ra những hậu quả sau:

  • Mặt đường bị nứt vỡ, xuất hiện nhiều vết nứt.

  • Ảnh hướng đến tính thẩm mỹ của công trình.

  • Làm giảm đáng kể tuổi thọ, khả năng chịu lực của công trình.

  • Tốn kém thời gian và chi phí để khắc phục các vết nứt.

  • Nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng của người và phương tiện tham gia giao thông.

Mặt đường xuất hiện nhiều khe nứt nếu không được lắp đặt khe co giãn nhiệt

Mặt đường xuất hiện nhiều khe nứt nếu không được lắp đặt khe co giãn nhiệt

***Xem thêm: Vải địa kỹ thuật giá tốt năm 2024

Phân loại khe co giãn

Hiện nay, ở Việt Nam phổ biến 3 loại khe co giãn trong thi công xây dựng các công trình như sau:

Khe co giãn nhiệt

Đây là loại thông dụng nhất. Được ứng dụng chủ yếu cho các công trình có chiều dài tương đối lớn từ 50 – 60 mét. Tạo một khoảng hở hẹp để phân tách một công trình thành 2 khối riêng biệt. Khe nhiệt có tác dụng: hạn chế ảnh hưởng bởi lực co giãn do thay đổi thời tiết hay nhiệt độ đến kết cấu công trình. Kích thước khe co giãn nhiệt thường dao động trong khoảng 1,5 – 5cm. Khe co giãn nhiệt chỉ cắt qua thân mà không cắt qua móng công trình. Có thể bắt đầu từ một điểm bất kỳ và kết thúc ở phần mái.

Khe kháng chấn

Khe kháng chấn là loại khe co giãn tương tự như khe nhiệt. Phân tách công trình thành 2 phần riêng biệt. Nó có nhiệm vụ bảo vệ công trình khỏi các rung chấn địa chất như động đất, rung chấn do tác động từ công trình xung quanh. Ngay cả các công trình dân dụng, cũng cần đến loại khe kháng chấn này. Để tránh nứt gãy, hư hại khi có xây dựng cao ốc, cầu đường gần đó.

Khe lún

Khe lún cũng tương tự như 2 loại trên. Nhưng khác biệt là nó cắt đôi công trình từ phần móng cho đến phần mái thành 2 phần riêng biệt nhau. Đảm bảo chúng chuyển vị độc lập. Loại này được thiết kế để tránh tình trạng công trình bị sụt lún. Ứng dụng phổ biến nhất, ở các công trình có sự chênh lệch lớn giữa các khối. Điển hình như một công trình vừa có khối nhà thấp tầng và cao tầng.

***Xem thêm: Cách kiểm tra độ sụt bê tông hiện nay

Tiêu chuẩn cấu tạo khe co giãn đường bê tông

Loại khe co giãn đường bê tông phổ biến nhất là khe co giãn nhiệt (khe nhiệt). Khe co giãn bê tông được phân biệt thành 2 loại là khe co và khe giãn. Tiêu chuẩn cấu tạo của chúng được phân biệt như sau:

Cấu tạo khe co bê tông – Contraction joint/Control joint

Contraction joint (hay Control joint) dịch đơn giản là khe kiểm soát hay khe co. Loại khe này kiểm soát các vết nứt ngẫu nhiên trên bề mặt bê tông. Tác dụng của khe co là cho phép bề mặt bê tông được nứt vỡ trong quá trình co ngót bởi nhiệt ở một vị trí nhất định đã xác định trước đó. Tại đây, bê tông có thể xuất hiện vết nứt do bị co. Tiêu chuẩn khe co bê tông được tuân theo tiêu chuẩn TCVN 9345 2012.

Khe co được thi công bằng nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến 3 cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Trước khi tiến hành đổ bê tông mặt đường, dùng một loại vật liệu như gỗ hay xốp chèn vào để tạo khe. Cách làm này phổ biến hơn cả.

  • Cách 2: Ngay sau khi đổ bê tông sử dụng dụng cụ chuyên dụng như bay tạo khe. Tuy nhiên cách này ít được sử dụng phổ biến hơn.

  • Cách 3: Cắt bề mặt bằng máy cắt sau khi bê tông đã đủ độ cứng từ 6 – 18 tiếng, không để quá 24 giờ. Sau đó trám khe bằng matit/nhựa đường.

Cách thi công khe co giãn

Cách thi công khe co giãn

***Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý nền đất yếu hiệu quả

Cấu tạo khe giãn bê tông – Expansion joint

Khe giãn bê tông có công dụng: phân tách các tấm sàn bê tông với nhau. Hoặc phân tách giữa sàn bê tông với các kết cấu khá như cột, trụ, tường,… Mục đích của việc sử dụng khe giãn trong các công trình là để cho phép các thành phần kết cấu chuyển động độc lập, riêng biệt nhau. Từ đó, hạn chế các vết nứt hay gãy vỡ khi có chuyển động xảy ra. Tiêu chuẩn khe giãn bê tông (expansion joint) tuân theo tiêu chuẩn TCVN 9345 2012.

Nếu như loại khe co chỉ cắt một phần bề dày bê tông, thì khe giãn lại cắt suốt chiều dày của bản, bê tông được tách đôi thành 2 phần riêng biệt nhau. Khe giãn sẽ đặt cách nhau từ 35 – 40m. Trong khi đó khe co có khoảng cách gần hơn chỉ từ 5 – 6m.

So sánh 2 loại khe co và khe giãn

So sánh 2 loại khe co và khe giãn

***Xem thêm: Biện pháp thi công cọc khoan nhồi chuẩn hiện nay

Những điều cần lưu ý khi bố trí khe co giãn đường bê tông

Trong quá trình thi công khe co giãn đường bê tông, có những điều cần lưu ý để thực hiện hiệu quả, chính xác:

  • Các khe co được đặt cách nhau với khoảng cách từ 24 – 36 lần chiều dày bê tông. Thông thường là 30 lần. Ví dụ chiều dày mặt sàn bê tông là 10cm, thì khoảng cách giữa các khe co là 3m.

  • Độ sâu của khe co phải đạt tiêu chuẩn cần thiết, tối thiểu phải bằng ¼ chiều dày của mặt đường bê tông. Ví dụ, với tấm sàn bê tông dày 10cm thì độ sâu khe co tối thiểu là 2,5cm.

  • Cần tạo khe co giãn sớm trước khi bê tông bắt đầu co ngót. Nếu chậm hơn 12 tiếng sau khi đổ bê tông thì rất dễ khiến các vết nứt xuất hiện.

  • Khe giãn cần bố trí thông thoáng, không chứa vật thể lạ như đá, vụn bê tông, đất cát, gạch vỡ,…Điều đó sẽ làm cản trở chuyển dịch đầu mút bê tông khi biến dạng.

  • Tại khe giãn, lớp bê tông bị cắt đứt hoàn toàn, bề rộng khe tối thiểu là 20mm.

  • Thanh truyền lực có thể sử dụng tạo sàn bê tông chịu tải trọng lớn.

  • Vật liệu matit/nhựa đường chèn khe co giãn nên có tính đàn hồi và hấp thụ lực. Sau khi biến dạng vẫn có thể trở lại trạng thái ban đầu.

Lưu ý thi công khe co giãn đường bê tông

Lưu ý thi công khe co giãn đường bê tông

***Xem ngay vật liệu nilon lót chất lượng giá rẻ tại Phú An Nam

Kết luận

Bài viết trên đây, là tổng hợp những thông tin về loại khe co giãn đường bê tông mà những người làm trong lĩnh vực thi công xây dựng. Đặc biệt là thi công cầu đường cần phải nắm rõ. Nếu không lắp đặt khe co giãn, thì sẽ là một thiếu sót trong quá trình thi công. Để đảm bảo được khả năng chịu lực, tính thẩm mỹ và tuổi thọ của công trình. Cũng như sự an toàn cho người sử dụng. Phú An Nam hy vọng bài viết đã mang đến bạn những kiến thức thực sự hữu ích.

Tin tức liên quan

Các sản phẩm vừa xem
top button